VĂN BẢN THÔNG BÁO
Thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Văn bản thông báo - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Văn bản thông báo
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
2. Văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm... cụ thể, chính xác.
3. Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày, tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
Câu hỏi 1. Trong các văn bản đã cho, người thông báo là cấp trên, đoàn thể gửi xuống để hội viên và những người có liên quan thực hiện.
Cụ thể:
- Văn bản 1:
+ Người thông báo là ông Phó Hiệu trưởng Nguyễn Văn Bằng, thay mặt cho trường THCS Hải Nam và Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu.
+ Người nhận thông báo: Các giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng biết lịch duyệt văn nghệ để thực hiện.
- Văn bản 2:
+ Người thông báo là Liên đội trưởng Trần Mai Hoa, thay mặt cho Liên đội TNTP Hồ Chí Minh trong toàn trường.
+ Mục đích thông báo: Để thông báo cho các chi đội trong trường biết về kế hoạch Đại hội đại biểu liên đội TNTP Hồ Chí Minh.
Câu hỏi 2. Nội dung chính của thông báo thường là những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo biết để thực hiện hay tham gia.
Câu hỏi 3.
- Thông báo về việc tuyển sinh vào các trường THCS, THPT, CĐ và ĐH.
- Thông báo về việc kỉ luật học sinh vi phạm quy chế thi học kì.
- Thông báo về việc quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt; ủng hộ các bạn học sinh nghèo vượt khó...
III. CÁCH LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
Câu hỏi 1. Trong các tình huống (b) và (c) cần viết thông báo:
- Tình huống (b) do Ban Giám hiệu nhà trường viết thông báo cho toàn thể học sinh trong trường biết để tham gia.
- Tình huống (c) do Ban chỉ huy Liên đội TNTP Hồ Chí Minh thông báo cho Ban chỉ huy các chi đội trong trường để thực hiện.
Câu hỏi 2. Thể thức của văn bản thông báo gồm:
а. Thể thức mở đầu văn bản thông báo:
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (ghi ở góc trên bên trái).
- Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi ở chính giữa).
- Địa điểm và thời gian làm thông báo (ghi vào góc bên phải).
- Tên văn bản (ghi ở chính giữa).
b. Nội dung thông báo
c. Thể thức kết thúc văn bản thông báo:
Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái).
- Kí tên và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (ghi ở phía dưới bên phải).
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo