ÔN TẬP TỔNG HỢP

PHẦN VĂN HỌC

Bài tập 1. Phân biệt truyền thuyết với cổ tích trên các phương diện: thời điểm hình thành và phổ biến; đặc trưng nghệ thuật (hình tượng nhân vật, kết cấu,...).

Thế nào là kết thúc có hậu trong truyện cổ tích? Vì sao nhân dân lao động lại thích kết thúc có hậu?

Bài tập 2. Tìm đọc các truyện cổ tích nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

Bài tập 3. Tìm hiểu đặc điểm của truyện ngụ ngôn, trả lời câu hỏi và làm các bài tập dưới đây:

1) Vì sao nói truyện ngụ ngôn có vẻ đẹp trí tuệ? Chứng minh qua một số truyện kể trong chương trình?

2) Tính giáo huấn của truyện ngụ ngôn biểu hiện như thế nào? Qua một câu chuyện ngụ ngôn ngoài chương trình, hãy cho thấy biểu hiện của tính giáo huấn đó?

3) Tìm đọc truyện ngụ ngôn của La Phông-ten.

Bài tập 4. Tìm đọc truyện tiếu lâm Việt Nam. Suy nghĩ về các biện pháp gây cười. Không phải những gì nghịch lí, trái với tự nhiên đều mang tính hài hước, điều đó có đúng không? Tại sao?

Bài tập 5. Thử suy nghĩ về đặc điểm của tiếng cười Việt Nam qua một số truyện cười dân gian.

Bài tập 6. Phân tích truyện Thạch Sanh (hoặc Tấm Cám) truyện cổ tích Việt Nam để thấy vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của các hình tượng dân gian và trí tưởng tượng phóng túng của nhân dân lao động.

Bài tập 7. Qua một số truyện cổ tích Việt Nam như: Sự tích trầu cau và vôi, Sự tích quả dưa hấu, Sự tích bánh chưng bánh giầy... em hãy chứng minh giá trị nhiều mặt của truyện kể dân gian và nêu suy nghĩ của mình về giá trị của những tác phẩm ấy trong bối cảnh hội nhập văn hóa hiện nay.

Bài tập 8. Hãy tìm những chi tiết miêu tả Dế Mèn trong Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài) để chứng minh rằng, những chi tiết đó đã được quan sát và phát hiện dưới “nhãn quan trẻ thơ”.

PHẦN TẬP LÀM VĂN

Bài tập 1. Đọc các đề Tập làm văn dưới đây và trả lời câu hỏi ở dưới.

Đề 1. Năm học này, em vừa phải xa trường tiểu học. Hãy kể lại một kỉ niệm đẹp đẽ về tình bạn, tình thầy trò ở mái trường cũ thân yêu của em.

Đề 2. Thuật lại những việc em đã làm trong một ngày chủ nhật vừa qua.

Đề 3. Em đã từng có dịp đi chơi xa nhà chưa? Hãy thuật lại một chuyến xa nhà mà em nhớ nhất.

Đề 4. Em hãy kể lại một câu chuyện về con vật mà em yêu quý.

Đề 5. Em hãy kể lại câu chuyện về một việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng (hoặc kể một câu chuyện thiếu văn minh để phê phán).

Đề 6. Kể lại một câu chuyện có ý nghĩa đạo đức, nhân văn mà em được chứng kiến.

Đề 7. Hãy thay lời nhân vật cô Tấm trong truyện Tấm Cám để tự kể chuyện về mình.

Đề 8. Hãy thay lời nhân vật Lí Thông trong truyện Thạch Sanh tự kể lại chuyện mình.

Đề 9. Em hãy kể lại một câu chuyện vui em đã gặp ở trường, ở lớp (hoặc ở ngoài nhà trường).

Đề 10. Thuật lại một buổi học của em tại trường.

Câu hỏi:

a) Có mấy dạng đề văn tự sự (dựa vào nội dung, thể loại)? Hãy cho biết yêu cầu “kể lại” khác với “thuật lại” như thế nào?

b) Kể lại một câu chuyện đã có khác với kể chuyện được chứng kiến như thế nào? Theo em, để kể lại những câu chuyện được chứng kiến một cách hấp dẫn, cần tưởng tượng, thêm bớt như thế nào?

c) Một bạn khi làm đề văn số 6 đã sử dụng tất cả các chi tiết có trong sách tham khảo và một số chi tiết khác do một bạn khác kể lại. Hãy nêu ý kiến của em về việc này.

Bài tập 2 - Tìm hiểu các đề văn dưới đây, trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.

Đề 1. Tả cảnh quê em một ngày giáp tết.

Đề 2. Tả một đêm trăng đẹp trên quê hương.

Đề 3. Tả quang cảnh trường em trước buổi học.

Đề 4. Tả con đường từ nhà đến trường.

Đề 5. Tả lại một người thầy giáo hoặc cô giáo mà em rất kính yêu.

Đề 6. Tả lại một ca sĩ mà em và các bạn em rất hâm mộ đang biểu diễn.

Câu hỏi:

1) Các đề trên yêu cầu miêu tả những đối tượng nào? Đối tượng miêu tả đó có gì hấp dẫn đối với em?

2) Để làm các bài văn miêu tả trên, em cần huy động vốn sống như thế nào ? Hãy nêu một vài chi tiết mà em tâm đắc về một hoặc vài ba đối tượng trên mà em đã có dịp quan sát?

3) Lập dàn ý sơ lược cho các đề văn trên.

Bài tập 3. Hãy ôn lại cách viết đơn và viết một lá đơn xin tham gia câu lạc bộ. Những người yêu thích văn học do trường hoặc huyện em tổ chức.

Bài tập 4. Qua các bài học làm thơ 4 chữ, 5 chữ ở lớp 6, kì 2, hãy trình bày một hay một số bài thơ do em sáng tác (nếu có), hoặc bắt đầu tập viết 1-2 bài theo cảm hứng riêng của em. Gửi các bài đó cho thầy cô giáo dạy văn hoặc gửi đến một nhà thơ địa phương mà em tin cậy, nhờ góp ý và sửa chữa.

(Tìm đọc cuốn Dạy học Tập làm thơ ở THCS của TS Phạm Minh
Diệu, NXB.Giáo dục, Hà Nội, 2007)

Các bài học liên quan
ĐỘNG PHONG NHA
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NH N LỊCH SỬ
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật