TỔNG KẾT PHẦN VĂN

Nắm chắc đặc điểm các thể loại các văn bản đã học một cách hệ thống. Nắm được nội dung cụ thể của từng văn bản như: nhân vật, cốt truyện, chi tiết tiêu biểu, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, các biện pháp tu từ, ý nghĩa của văn bản.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Nắm chắc đặc điểm các thể loại các văn bản đã học một cách hệ thống.

- Nắm được nội dung cụ thể của từng văn bản như: nhân vật, cốt truyện, chi tiết tiêu biểu, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, các biện pháp tu từ, ý nghĩa của văn bản.

Cụ thể:

- Đối với văn bản truyện, kí :

+ Nhớ tên các truyền thuyết được học: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm. Nắm được đặc điểm cơ bản của truyền thuyết: thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; thể hiện thái độ và sự đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể.

Nhớ tên các truyện cổ tích được học: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng. Nắm được đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích: thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với , cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

Nhớ tên các truyện ngụ ngôn được học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Nắm được đặc điểm cơ bản của truyện ngụ ngôn: mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để kể chuyện con người nhằm nêu bài học nào đó trong cuộc sống.

Nhớ tên các truyện cười được học: Treo biển; Lợn cưới, áo mới. Nắm được đặc điểm cơ bản của truyện cười: châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu của con người và xã hội.

Nhớ tên các truyện trung đại được học: Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Nắm được đặc điểm cơ bản của truyện trung đại: thường là những mẩu chuyện lượm lặt từ dân gian hoặc chuyện người thật việc thật, mang tính giáo huấn.

Nhớ tên các truyện, kí hiện đại được học: Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi, Vượt thác, Buổi học cuối cùng, Cô tô, Cây tre Việt Nam, Lòng yêu nước, Lao xao. Nắm được đặc điểm cơ bản của truyện, kí hiện đại: phần lớn thuộc loại hình tự sự (có lời kể, các chi tiết về hình ảnh thiên nhiên, xã hội, con người, thể hiện cái nhìn và thái độ của người viết). Truyện thường có tưởng tượng, có cốt truyện, nhân vật. Kí thường viết về những gì có thật đã xảy ra.

+ Về truyện, nêu được tên nhân vật chính; tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính trong truyện. Có thể diễn đạt như sau:

1. Con Rồng cháu Tiên

- Nhân vật chính: Lạc Long Quân, Âu Cơ

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Lạc Long Quân mạnh mẽ, Âu Cơ xinh đẹp; là cha, mẹ đầu tiên của người Việt.

2. Bánh chưng, bánh giầy

- Nhân vật chính: Lang Liêu

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Chăm chỉ, khéo léo; hiểu ý của vua cha.

3. Thánh Gióng

- Nhân vật chính: Gióng

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính:

  • Dũng cảm.
  • Biểu tượng về tinh thần yêu nước, sức mạnh và ý chí chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

4. Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính:

  • Sơn Tinh tài giỏi, Thủy Tinh cũng tài giỏi nhưng lại là kẻ ghen tuông.
  • Sơn Tinh - biểu tượng về tinh thần chống thiên tai của nhân dân. Thủy Tinh - biểu tượng của nạn lũ lụt hàng năm gây hại cho dân chúng.

5. Sự tích Hồ Gươm

- Nhân vật chính: Lê Lợi

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Anh hùng, đánh giặc cứu nước.

6. Sọ Dừa

- Nhân vật chính: Sọ Dừa

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Nghèo khổ, vẻ ngoài xấu xí nhưng thông minh, tài năng. Biểu tượng cho giá trị chân chính của con người.

7. Thạch Sanh

- Nhân vật chính: Thạch Sanh

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Nghèo khổ, thật thà, dũng cảm. Biểu tượng cho chính nghĩa.

8. Em bé thông minh

- Nhân vật chính: Em bé

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Nghèo khổ, thông minh.

9. Cây bút thần

- Nhân vật chính: Mã Lương

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Nghèo khổ, thông minh, dũng cảm chống lại cái xấu và cái ác.

10. Ông lão đánh cá và con cá vàng

- Nhân vật chính:

  • Cá vàng
  • Ông lão
  • Mụ vợ

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: 

  • Cá vàng biết đền ơn, biểu tượng cho ước mơ công lí của nhân dân.
  • Ông lão hiền lành, tốt bụng.
  • Mụ vợ tham lam, vô ơn, bạc nghĩa.

11. Ếch ngồi đáy giếng

- Nhân vật chính: Ếch

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Ngộ nhận, kiêu căng, hậu quả tai hại.

12. Thầy bói xem voi

- Nhân vật chính: 5 ông thầy bói

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Chủ quan, bảo thủ. Phải xem xét sự vật, sự việc một cách toàn diện.

13. Đeo nhạc cho mèo

- Nhân vật chính: Chuột Công, chuột Nhắt, chuột Chù

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Sáng kiến viển vông, sợ mèo. Cần phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó.

14. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

- Nhân vật chính: Chân, Tay, Mắt, Miệng, Tai

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: A dua, thiếu hiểu biết, tị nạnh, cần phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.

15. Treo biển

- Nhân vật chính: Chủ hàng cá

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Không có chủ kiến, chuốc lấy tai hại.

16: Lợn cưới, áo mới

- Nhân vật chính: Hai chàng trai

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Thích khoe của, lố bịch.

17. Con hổ có nghĩa

- Nhân vật chính: Hai con hổ

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Biết trả ơn, đáp nghĩa

18. Mẹ hiền dạy con

- Nhân vật chính: Bà mẹ

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Nhân hậu nhưng nghiêm khắc với con, cần tạo cho con cái một môi trường sống tốt đẹp; dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.

19. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Nhân vật chính: Lương y Phạm Bân

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Giỏi nghề, cương trực, lương y như từ mẫu.

20. Bài học đường đời đầu tiên

- Nhân vật chính: Dế Mèn

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Hung hăng, hống hách, hèn nhát, khi biết hối hận thì đã muộn.

21. Sông nước Cà Mau

- Nhân vật chính: Người dẫn chuyện (cậu bé An)

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Ham hiểu biết, thích phiêu lưu.

22. Bức tranh của em gái tôi

- Nhân vật chính: Người anh trai

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Đố kị, mặc cảm, ân hận và biết sửa lỗi.

23. Vượt thác

- Nhân vật chính: Dượng Hương Thư

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Khỏe mạnh, dũng cảm chế ngự thiên nhiên.

24. Buổi học cuối cùng

- Nhân vật chính: Thầy Ha-men

- Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính: Yêu nước Pháp, yêu tiếng mẹ đẻ, căm thù kẻ xâm lược.

- Đối với văn bản thơ :

+ Nhớ tên các văn bản thơ đã học: Đêm nay Bác không ngủ/ Lượm, Mưa. Đây là những văn bản thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. Đặc điểm chung: thông qua việc phản ánh hiện thực khách quan, tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mình.

+ Nếu được phương thức biểu đạt đặc sắc, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu, hình tượng nghệ thuật trong bài thơ. Có thể diễn đạt sau đây:

1. Đêm nay Bác không ngủ

Hình thức nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ.

- Lời kể xúc động.

- Sử dụng từ láy

Hình tượng nghệ thuật: Bác Hồ - vị cha già có tình yêu thương bao la.

2. Lượm

Hình thức nghệ thuật:

- Thể thơ bôn chữ.

- Kể xen miêu tả.

- Biện pháp so sánh.

Hình tượng nghệ thuật: Lượm - chú bé liên lạc dũng cảm, lạc quan.

3. Mưa

Hình thức nghệ thuật:

- Thể thơ tự do.

- Miêu tả.

- Biện pháp nhân hoá

Hình tượng nghệ thuật: Cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa

- Đối với văn bản nhật dụng:

+ Nhớ tên các văn bản nhật dụng đã được học: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha. Nắm được đặc điểm của văn bản nhật dụng: không hư cấu, phản ánh những vấn đề bức thiết của cuộc sống con người.

+ Nêu được đề tài văn bản đề cập, giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản. Có thể diễn đạt sau đây:

1. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

Đề tài: Lịch sử

Nội dung, nghệ thuật đặc sắc:

  • Nêu bật được hình ảnh cây cầu qua các giai đoạn lịch sử.
  • Biện pháp nhân hóa, lối viết giàu cảm xúc.

2. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Đề tài: Thiên nhiên, môi trường

Nội dung, nghệ thuật đặc sắc: 

  • Nêu vấn đề bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống của con người.
  • Dùng phép lặp.

3. Động Phong Nha

Đề tài: Danh lam thắng cảnh.

Nội dung, nghệ thuật đặc sắc: 

  • Vẻ đẹp kì ảo của động Phong Nha - di sản văn hóa Việt Nam và thế giới.
  • Kết hợp tả và kể.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ

- Các bài văn đã học có thể chia theo hai mảng: mảng văn học dân gian và mảng văn học viết. Thuộc mảng văn học dân gian là các văn bản: Con Rồng, cháu Tiên; Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm; Thạch Sanh; Sọ Dừa. Thuộc mảng văn học viết là các văn bản: Lượm; Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử; Cây tre Việt Nam; Con hổ có nghĩa; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Bức tranh của em gái tôi; Đêm nay Bác không ngủ.

- Các bài văn đã học cũng có thể chia theo nội dung. Nội dung thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc gồm có các bài: Con Rồng, cháu Tiên; Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm; Thạch Sanh; Lượm; Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử; Cây tre Việt Nam. Nội dung thể hiện tinh thần nhân ái của dân tộc gồm các bài: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Con hổ có nghĩa; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Bức tranh của em gái tôi; Đêm nay Bác không ngủ.

Các bài học liên quan
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NH N LỊCH SỬ
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ
LAO XAO
LÒNG YÊU NƯỚC

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật