Giải CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ

Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là: Trong câu trần thuật đơn có từ là: Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với cụm từ không phải, chưa phải.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

a. Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là

Trong câu trần thuật đơn có từ là:

- Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành.

Ví dụ: Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. (người huyện Đông Triều là một cụm danh từ)

Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ),... cũng có thể làm vị ngữ.

Ví dụ: Dế Mèn trêu chị Cốc là dại. (dại là tính từ)

Gặp người cao tuổi hơn phải chào hỏi là rất lễ phép. (rất lễ phép là một cụm tính từ)

- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với cụm từ không phải, chưa phải.

Ví dụ: Không giải được bài tập khó chưa phải là học giỏi.

b. Kiểu câu trần thuật đơn có từ là

Có một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là đáng chú ý sau đây:

- Câu định nghĩa. Ví dụ: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

c. Câu giới thiệu. Ví dụ: Nam là em trai tôi.

- Câu miêu tả. Ví dụ: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

- Câu đánh giá. Ví dụ: Than khóc  nhục và yếu đuối,

II. MỘT SỐ NỘI DƯNG MỚI VÀ KHÓ

Có những câu có từ là nhưng không phải là câu trần thuật đơn có từ là. Ví dụ các câu sau không phải là câu trần thuật đơn có từ là:

Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.

+ Vua nhớ công tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương.

Câu trần thuật đơn có từ là phải là câu biểu thị quá trình suy luận nhằm xác định đặc trưng của sự vật và từ là phải nằm ở bộ phận vị ngữ. Ta thấy hai câu trên không biểu thị quá trình suy luận và từ là chỉ nối động từ với phần phụ ngữ của động từ chứ không làm vị ngữ của câu (phần trung tâm của vị ngừ ở câu thứ nhất là động từ “gọi”, câu thứ hai là hai động từ “nhớ" và “phong”).

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Tìm câu trần thuật đơn có từ là trong những câu dưới đây:

a) Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

(Ngữ văn 6, tập 2)

b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.

                             (Sơn Tinh, Thủy Tinh)

c)
Tre là cánh tay của người nông dân [...]
Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.
[...] Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê.

                                                                      (Thép Mới)

d)
Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
                  (Đồng dao)

đ) Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
                                                                                                       (Thánh Gióng)

e)
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng âm thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.

                                      (Tố Hữu)

Gợi ý:

Trừ những câu nêu ở ví dụ b, đ, các câu còn lại đều là câu trần thuật đơn có từ là.

2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trần thuật đơn có từ là vừa tìm được. Cho biết các câu ấy thuộc những kiểu câu nào?

Gợi ý:

 

a) Hoán dụ // là gọi tên... => câu định nghĩa

b) Tre // là cánh tay của nhân dân  => câu giới thiệu

c) Tre // còn là nguồn vui...  => câu giới thiệu

d) Bồ các // là bác chim ri  => câu giới thiệu

e) Khóc // là nhục => câu đánh giá

Và dại khờ // là những lũ người câm  => câu đánh giá

3. (Các em tự làm câu này).

BÀI TẬP NÂNG CAO

1. Các câu dưới đây được dùng làm gì? (giới thiệu, tả hoặc kể về sự vật, sự việc hay để nêu ý kiến)

a. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. (Thép Mới)

b. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. (Thép Mới)

c. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. (Khái Hưng)

d. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. (Sự tích Hồ Gươm)

đ. Xưa, có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đèo cày. (Đẽo cày giữa đường)

e. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. (Con hổ có nghĩa)

g. Có một con ếch sống lâu ngày trong giếng nọ. (Ếch ngồi đáy giếng)

h. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Tô Hoài)

Gợi ý:

Các câu dưới đây được dùng để:

Câu a: Nêu ý kiến.

Câu b: Miêu tả.

Câu c: Miêu tả.

Câu đ: Kể.

Câu i: Giới thiệu và kể.

Câu e: Giới thiệu.

Câu g: Giới thiệu.

Câu h: Kể.

2. Câu “Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt” dùng để:

A. Kể                    B. Tả                    c. Giới thiệu                    D. Nêu ý kiến

Gợi ý:

Đáp án: B.

3. Xác định từ loại, cụm từ đứng sau từ “là” của các câu dưới đây:

a) Thi đua là yêu nước.

b) Tập thể dục là tốt cho sức khỏe.

c) Anh trai của Hằng là bộ đội.

d) Quê hương vẫn là nơi thân thiết nhất,

đ) Đồ các là bác chim ri.

Gợi ý:

Xác định:

a) Động từ yêu nước.

b) Cụm tính từ tốt cho sức khoe.

c) Danh từ là bộ đội.

d) Cụm danh từ nơi thân thiết nhất,

đ) Cụm danh từ bác chim ri.

4. Chọn từ, cụm từ phủ định không, không phải, chưa, chưa phải để điền vào trước vị ngữ của các câu:

- Việc làm này là tốt.

- Anh ấy là sinh viên.

- Sách giáo khoa là phương tiện tốt nhất để học tốt.

Gợi ý:

Các em có thế thêm vào trước vị ngữ của các câu đã cho để câu mới tạo có một nghĩa ngược lại với nghĩa của câu lúc đầu.

Chẳng hạn, thêm “không phải” vào câu “Anh ấy là sinh viên” ta sẽ có câu “Anh ấy không phải là sinh viên”.

Các bài học liên quan
CÂY TRE VIỆT NAM
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
CÔ TÔ
HOÁN DỤ
Tự học: MƯA
LƯỢM

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật