Giải CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ

Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là: Trong câu trần thuật đơn không có từ là: Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

a. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là

Trong câu trần thuật đơn không có từ là:

- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

Ví dụ: Phú ông mừng lắm. (Vị ngữ là cụm động từ)

Cây cối um tùm. (Vị ngữ là tính từ)

- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.

Ví dụ: Ngôi nhà chưa xây xong.

b. Câu miêu tả và câu tồn tại

- Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,... của sự vật nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.

Ví dụ: Tôi đi đứng oai vệ. (Câu miêu tả)

- Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại. Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ.

Ví dụ: Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại. (Câu miêu tả)

Đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé con. (Câu tồn tại)

II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ

Để nêu sự xuất hiện, tồn tại và tiêu biến của sự vật có thể dùng các kiểu câu sau đây:

a) Câu đơn đặc biệt. (Ví dụ: Bom tạ. Trong nhà có khách.)

b) Câu đơn hai thành phần, trật tự C - V. (Ví dụ: Bạn tôi có nhiều sách quý.)

c) Câu đơn hai thành phần, trật tự V - C. (Ví dụ: Từ xa, tiến lại hai cậu bé. Trong ruộng, mọc toàn những cây mái giầm. Trên ngọn, xòe ra độc một cái lá xanh. Quanh bóng đèn tụ tập không biết bao nhiêu là con thiêu thân. Dưới sân, tập trung toàn những học sinh giỏi.)

Kiểu câu thứ ba còn gọi là câu tồn tại.

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết những câu nào là câu miêu tả và những câu nào là câu tồn tại.

a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
(Thép Mới)

b) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.
(Tô Hoài)

c) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.
(Ngô Văn Phú)

Gợi ý:

a)

* Bóng tre // trùm lên âu yếm làng ... thôn. (câu miêu tả)

       CN                          VN

* Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng // mái đình, mái chùa cổ kính.

                            VN                                                  CN

(câu tồn tại)

* Dưới bóng tre xanh, ta // gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. (câu miêu tả)

                     CN                                  VN

b)

* Bên hàng xóm tôi có // cái hang của Dế Choắt (câu tồn tại)

                VN                             CN

* Các nhà nghiên cứu cho rằng câu này là câu chỉ có vị ngữ, tuy nhiên cũng có thể xác định thành phần câu như trên.

* Dế Choắt // là tên tôi đã đặt cho nó một cách ... thế (câu miêu tả)

        CN                                 VN

c) * Dưới gốc tre, tua tủa // những mầm măng (câu tồn tại)

                   VN                              CN

* Măng // trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai... trỗi dây

      CN                                VN

(câu miêu tả)

2. Viết một đoạn văn từ năm đến bảy câu tả cảnh trường em, trong đó có sử dụng ít nhất là một câu tồn tại.

Gợi ý:

Đoạn văn mẫu:

Trường em nằm ở trung tâm thành phố. Giữa những toà nhà khổng lồ và trọc trời, toà nhà chúng em vào lớp trở nên gọn gàng xinh xắn. Mỗi sáng đi học, từ xa em thấy ánh bình minh thoa một màu hồng phản lên cả bức tường chính đông. Dưới sân trường nhộn nhịp những cô cậu học sinh.

Các bài học liên quan
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
CÂY TRE VIỆT NAM
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
CÔ TÔ
HOÁN DỤ
Tự học: MƯA
LƯỢM

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật