CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NH N LỊCH SỬ
Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả nước.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử - Ngắn gọn nhất
- Cảm nhận khi đọc cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử của Thuý Lan
- Chuyển bài bút kí Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thuý Lan thành một bài tự sự
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả nước.
- Phép nhân hóa được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ
- Bài văn thuộc “văn bản nhật dụng”. Khái niệm “văn bản nhật dụng” (dịch từ chữ Everyday texts của tiếng Anh) không phải là chỉ một thể loại văn bản, hoặc chỉ một kiểu văn bản. Nói “văn bản nhật dụng” trước hết là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy,...
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí. Bút kí là một loại kí ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy tai nghe cùng những cảm nghĩ của mình, được trình bày không chặt chẽ về mặt cốt truyện như trong kí sự nhưng cũng không phóng túng như trong tùy bút.
Cầu Long Biên là một chứng nhân lịch sử của cả một thế kỉ XX với bao đau thương và chiến công lẫy lừng của dân tộc. Cầu không chỉ dựng lên bằng mồ hôi mà còn bằng cổ xương máu của hàng nghìn người Việt Nam. Cầu là thành tựu quan trọng của văn minh cầu sắt. Cầu là nhân chứng cho cuộc sống thời bình của nhân dân, cho tội ác tày trời của kẻ thù xâm lược. Đây là chiếc cầu thật đẹp, như là một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng,...
- Bài văn đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa tự sự và thuyết minh, giữa miêu tả và biểu cảm.
- Tên các cầu được bắc qua sông Hồng tại Hà Nội: Cầu Long Biên (tên gọi từ 1945), trước đó có tên là cầu Đu-me (mang tên của tên toàn quyền Pháp ở Đông Dương); Cầu Thăng Long - tên cầu gợi nhớ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, gắn với sự kiện và bài Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ năm 1010 và Cầu Chương Dương gợi nhớ chiến công tại bến Chương Dương đời Trần. Nhiều tên cầu đã trở thành biểu tượng của đất nước, khí phách của dân tộc.
Phần Đọc thêm cung cấp một số thông tin, tư liệu về hai cây cầu cũng ở Hà Nội, đó là cầu Thăng Long và cầu Chương Dương. Đây cũng là những cây cầu bắc qua sông Hồng.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn.
Gợi ý:
Bố cục bài văn có ba phần:
- Phần đầu giới thiệu chung về cầu Long Biên.
- Phần chính, tiếp theo nói về cầu Long Biên là nhân chứng về những đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
- Phần kết, còn lại nêu vai trò và ý nghĩa của cầu Long Biên trong hiện tại và tương lai.
2. Em biết được những điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu? So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (dưới đây) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của cầu Long Biên?
Gợi ý:
Cầu Long Biên ở vị trí khiêm nhường vì chiều dài, chiều rộng, quy mô hiện đại 80 với cầu Thăng Long và cầu Chương Dương thì nó kém xa về giá trị sử dụng, cầu Thăng Long và cầu Chương Dương cũng hơn hẳn cầu Long Biên. Xe cộ đi lại chủ yếu là hai cầu này, còn cầu Long Biên chỉ dành cho tàu hỏa, người đi bộ và xe thô sơ đi qua.
Thế nhưng, cầu Long Biên lại có ý nghĩa vô cùng to lớn, ý nghĩa tinh thần mà hai chiếc cầu hiện đại kia không thể có được. Nó là chứng nhân sống động về lịch sử hào hùng, oanh liệt, đau thương và bi tráng của thủ đô Hà Nội.
Cây cầu Long Biên nối tình cảm của bạn bè năm châu với dân tộc Việt Nam.
3. Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc...
a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?
b) Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên.
c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích ở câu 2. Vì sao ở đây tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên.
Gợi ý:
a) Những cảnh vật và sự kiện được ghi lại là:
Cầu Long Biên trong kí ức của tác giả khi đi học và hai hướng nhìn (nhìn từ phía nội thành và từ Gia Lâm sang); cầu Long Biên đầu năm 1947 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ; cầu Long Biên trong những năm tháng bị giặc Mĩ dội bom.
Những cảnh vật và sự kiện đó cho ta thấy sự oanh liệt của những năm tháng kháng chiến.
b) Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc có tác dụng gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực và cụ thể về một sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên là một nhân chứng sống.
c) Ngôi kể: ngôi thứ nhất (tôi);
Phương thức biểu đạt: thuyết minh;
Cách sử dụng từ ngữ: có sắc thái biểu cảm mạnh.
Do vậy, tình cảm của tác giả ở đoạn này được bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên.
4. Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.
a) Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là cầu Long Biên - nhân chứng lịch sử? Có thể thay từ chứng nhận bằng chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.
b) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
- Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?
Gợi ý:
a) Tác giả đặt tên cho bài viết của mình là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, không thay chứng nhận bằng chứng tích. Bởi vì, cách dùng chứng nhân là dùng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa. Cách dùng này giúp người đọc có cảm giác, tác giả đã thổi vào cây cầu một linh hồn.
* Cầu Long Biên nay đã được chia sẻ cùng với cầu Chương Dương, Thăng Long. Nó đã trở thành cây cầu lịch sử, chứng nhân lịch sử không thể gì thay thế cho lịch sử cách mạng, kháng chiến và xây dựng, gian khổ, anh hùng của nhân dân thủ đô Hà Nội một thế kỉ qua. Nó trở thành bảo tàng sống động về đất nước và con người Việt Nam, về cầu sắt Việt Nam.
b) Nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim vì: cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của người Việt khiến nhiều du khách phải trầm ngâm, đứng ở nhiều góc độ để ghi lại hình ảnh và suy ngẫm về nó.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6