Luyện tập bài Phương pháp tả người trang 62 SGK Văn 6

Bài 2: Với các đối tượng miêu tả trên, em dự định sẽ miêu tả như thế nào? Hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả tương ứng với mỗi đối tượng.

Bài 1: Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau:

-  Một em bé chừng 4-5 tuổi

-  Một cụ già cao tuổi.

-  Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.

Trả lời:

Có thể tham khảo định hướng sau:

*  Một em bé:

-  Mắt đen lóng lánh, tròn xoe như hai hạt nhãn.

-  Môi đỏ chót, miệng hay cười toe toét.

-  Nước da trắng hồng mịn màng ...

*  Một cụ già:

-  Da nhăn nheo nhưng đỏ hồng.

-  Mắt vẫn tinh tường lay láy.

-  Dáng đi lom khom, luôn có cây gậy làm bạn.

-  Tóc bạc trắng như cước ...

*  Cô giáo:

-  Mái tóc dài mượt mà.

-  Tiếng nói trong trẻo dịu dàng, say sưa giảng bài.

-  Bàn tay đưa những nét chữ mềm mại trên bảng ...

Bài 2: Với các đối tượng miêu tả trên, em dự định sẽ miêu tả như thế nào? Hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả tương ứng với mỗi đối tượng.

Trả lời:

Dù tả đối tượng nào và dưới hình thức chân dung hay đang trong hoạt động thì bài miêu tả cũng phải có bố cục chặt chẽ, thông thường là theo bố cục 3 phần:

-  Mờ bài: Giới thiệu về đối tượng miêu tả, định hướng hình thức tả: chân dung hay hoạt động.

-  Thân bài: Tả chi tiết theo thứ tự - có thể là thứ tự theo sự quan sát hay thứ tự diễn biến trước sau hoặc kết hợp cả hai, chú ý tập trung vào các đặc điểm riêng, làm nổi bật đối tượng được tả.

-  Kết bài: Nhấn mạnh ấn tượng về người được tả, nêu cảm nhận hoặc đánh giá.

Bài 3: Đọc đoạn văn đã bị xoá đi hai chỗ trong ngặc (...). Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào? Em thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư ihế chuẩn bị làm việc gì?

Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu dậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đó như(...), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (...) ở trong đền. Đầu ống buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần dâng khổ bao khăn vát.

Trả lời: Những từ ngữ có thể thêm vào chỗ dấu (...) trong đoạn văn là

-  đỏ như con tôm luộc (như mặt trời, như người say rượu...)

- không khác gì thần hộ vệ trong đền (thiên tướng, thần sấm...)

Các bài học liên quan
Luyện tập bài Ẩn dụ trang 69 SGK Văn 6

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật