Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 6 ngắn gọn tập 2 bài Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ. Câu 1: * Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ trang 63 SGK Văn 6
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu trong bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ
- Luyện tập bài Đêm nay Bác không ngủ trang 68 SGK Văn 6
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. Đoc – hiểu văn bản:
Câu 1:
* Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
* Diễn biến câu chuyện đó:
Đêm ấy khi thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ vẫn ngồi đó đốt lửa và chăm sóc tận tình cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba, anh thức dậy anh vẫn thấy Bác ngồi ở đó, anh mời Bác đi ngủ nhưng Bác vẫn từ chối bởi Bác lo cho đoàn dân công ở ngoài rừng. Anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.
Câu 2:
* Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên.
* Cách miêu tả như vậy khiến cho người đọc thấy giữa anh và Bác dường như không khoảng cách mà lại rất gần gũi, chân thật. Thể hiện được tấm lòng của anh bộ đội với Bác và tình cảm, sự yêu thương vô bờ bến của Bác dành cho con cháu của mình.
Câu 3: So sánh hai lần thức giấc:
* Lần thứ nhất anh đội viên thức giấc thấy ngạc nhiên vì đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn chưa ngủ:
- Hình ảnh Bác hiện lên vừa lớn lao, vĩ đại vừa ấm áp như ngọn lửa hồng.
- Anh rất lo lắng cho sức khỏe của Bác.
* Lần thứ ba thức giấc, anh hốt hoảng thật sự vì “Bác vẫn ngồi đinh ninh”. Anh năn nỉ, vội vã mời Bác đi ngủ “Mời Bác ngủ Bác ơi!”
- Anh cảm phục tấm lòng yêu thương con cháu của Bác. Anh chiến sĩ cảm nhận được sự hạnh phúc, ấm lòng của Bác dành cho mình và tất cả mọi người.
* Trong bài, tác giả không kể lần thứ hai vì nó không cần thiết. Nếu kể thì nó sẽ trở nên dài dòng nên tác giả đã thay bằng dấu “…” để người đọc biết có lần ấy.
* Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh của Bác và tấm lòng của Bác được khắc họa: Đó là lòng kính yêu và thiêng liêng gần gũi, lòng biết ơn, niềm hạnh phúc khi được nhận tình yêu thương ấm nóng của Bác.
Câu 4: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết, tác giả lại viết:
…Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”.
Bài thơ được tác giả kết bằng một hình rất đep đó là “Bác là Hồ Chí Minh”. Bác không ngủ bởi vì Bác phải lo vệc nước, lo xem dân chúng có được ăn no và ngủ yên ấm không, lo đoàn dân công đêm nay ra sao.
Câu 5:
* Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện.
* Thể thơ này rất thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ.
Câu 6:
* Những từ láy trong bài: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc…
* Một số từ láy: mơ màng, thầm thì, nằng nặc làm tăng giá trị biểu cảm, tả cụ thể trạng thái tình cảm, cảm xúc của anh đội viên.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Đọc diễn cảm và học thuộc 5 khổ thơ đầu.
Câu 2: Em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
Gợi ý:
- Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, có rất nhiều bộ đội, dân công được huy động ra mặt trận và Bác Hồ là người trực tiếp chỉ huy chiến dịch.
- Thật bất ngờ, trong đêm ấy lán của chúng tôi được đón Bác vào nghỉ chân.
- Bác hỏi thăm mọi người hôm nay có mệt không?, kể cho chúng tôi một vài câu chuyện hay và nhắc chúng tôi đi ngủ cho sớm.
- Tôi vâng lời Bác và đi ngủ nhưng rồi một lúc sau đó tôi chợt tỉnh giấc, nhưng điều ngạc nhiên đối với tôi đó là Bác vẫn ngồi đó, tôi lặng im nhìn Bác.
- Chợt tôi thấy, sao lại ấm như vậy hóa ra là từ lúc nãy Bác đã đốt lửa sưởi ấm cho chúng tôi sau đó Bác còn đi nhẹ nhàng dém chăn cho từng người một.
…
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6