Soạn bài Tiếng hát con tàu - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Tiếng hát con tàu - Ngắn gọn nhất - Ngữ văn 12 tập 1. Câu 3: Niềm vui sướng lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong hai khổ thơ đầu:
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Tiếng hát con tàu
- Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài thơ Tiếng hát con tàu: "Con gặp lại nhân dân ...gặp cánh tay đưa" - Ngữ Văn 12
- Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan viên: "Con gặp lại nhân dân….bỗng gặp cánh tay đưa" - Ngữ Văn 12
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Xem thêm: Soạn bài Tiếng hát con tàu - đầy đủ nhất tại đây
Câu 1:
* Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa cụ thể còn mang ý nghĩa biểu tượng.
- Nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu (nhân hóa) để: Biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ đang khao khát lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc đời rộng lớn (với nhân dân, với cuội nguồn sáng tạo).
- Tây Bắc – miền đất cụ thể biểu tượng cho những nơi gian khó của đất nước.
* Lời đề từ: “Tây bắc ư?... còn đâu”
- Giới thiệu một cách khái quát cảm xúc bao trùm cả bài thơ: khát vọng lên đường hăm hở, mê say.
- Đến với nhân dân, với Tây Bắc cũng chính là trở về với lòng mình, với tình cảm sâu nặng, gắn bó.
Câu 2:
Bố cục bài thơ: 3 đoạn
- Đoạn 1 (hai khổ thơ đầu): Lời giục giã, kêu gọi lên đường.
- Đoạn 2 (chín khổ tiếp theo): Niềm hạnh phúc, gợi lại những kỉ niệm trong những năm tháng kháng chiến cùng với nhân dân
- Đoạn ba (còn lại): Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng, say mê.
* Bố cục bài thơ biến đổi theo diễn biến tâm trạng nhà thơ từ giục giã đến dồn dập lôi cuốn khi tìm đến ngọn nguồn cách mạng.
Câu 3:
Niềm vui sướng lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong hai khổ thơ đầu:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
- Khát khao khi trở về với nhân dân
+ Như nai về suối cũ
+ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.
+ Trẻ thơ... gặp sữa.
+ Chiếc nôi gặp cánh tay đưa...
- Những hình ảnh so sánh vừa thơ mộng vừa hài hòa giữa nhu cầu khát vọng của bản thân với hiện thực, với nhu cầu cần sáng tạo.
=> Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất, về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống.
Câu 4:
* Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người:
+ Người anh du kích
+ Thằng em liên lạc
* Nhân dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ qua những hình ảnh con cụ thể, một lòng một dạ chiến đấu, hi sinh cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Đó là người anh du kích: hình ảnh chiếc áo nâu vá rách – cởi lại cho con → tạo ấn tượng mạnh mẽ, gây xúc động sâu sắc về sự hi sinh cao cả, về nghĩa tình đồng đội.
- Đó là “thằng em liên lạc”: cách xưng hô thân tình ruột thịt đã xông xáo rừng thưa, rừng rậm từ bản Na qua bản Bắc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt mười năm ròng rã.
- Đó là người mẹ nuôi quân: hình ảnh bà “mế” thức một mùa dài thể hiện tấm lòng son sắt của nhân dân Tây Bắc đối với Cách mạng. Hình ảnh bà mẹ già đêm đên bên bếp lửa hồng soi tóc bạc chăm sóc đẹp là những hình ảnh đẹp nhất của bài thơ, thể hiện ân tình sâu nặng của nhân dân đối với Cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Câu 5:
Những câu thơ thể hiện chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Đoạn thơ là sự thành công đặc sắc của Chế Lan Viên trong việc thể hiện chất triết lí và suy tưởng. Ông chỉ ra rằng: các sự vật, hiện tượng muốn tồn tại được phải có mối quan hệ khăng khít với sự vật và hiện tượng khác. Như cái rét với mùa đông, cánh kiến với hoa vàng, mùa xuân với chim rừng... Cũng như người nghệ sĩ chỉ sáng tạo được khi gắn bó khăng khít với đời sống của nhân dân. Tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu giữa anh và em, nó là kết tinh của tình cảm với quê hương đất nước.
→ Đoạn trích tiêu biểu cho phong cách thơ Chế Lan Viên.
Câu 6:
Nghệ thuật hình ảnh sáng tạo của Chế Lan Viên trong bài thơ:
- Hình ảnh đa dạng, phong phú:
+ Hình ảnh thực đi với chi tiết cụ thể.
+ Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
- Sử dụng kết hợp các biện pháp ẩn dụ, so sánh.
- Hình ảnh thường tổ chức các chuỗi liên kết, chứa đựng nhiều chất suy tưởng, triết lí.
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12