Phân tích đoạn thơ để thấy tình cảm của Chế lan Viên với nhân dân: "Con gặp lại nhân dân ...con nhớ mãi ơn nuôi" - Ngữ Văn 12
Trở về với nhân dân là trở về với môi trường quen thuộc, thân thiết, làm nảy nở, phát triển sự sống.
- Bài học cùng chủ đề:
- Thời trang nói gì? - Ngữ Văn 12
- Hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: "Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ...Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương" - Ngữ Văn 12
- Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: "Con gặp lại nhân dân …gặp cánh tay đưa" - Ngữ Văn 12
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
1. Giới thiệu vắn tắt về Chế Lan Viên, bài thơ Tiếng hát con tàu và vị trí khổ thơ.
Nêu ý chung của cả khổ thơ: niềm khao khát và hạnh phúc được trở về với nhân dân của nhà thơ.
2. Bình giảng hai khổ đầu: trở về với nhân dân là trở về với môi trường quen thuộc, thân thiết, làm nảy nở, phát triển sự sống. Đồng thời, đó cũng là ngọn nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật. Nhân dân là người nuôi dưỡng sự sống, làm hồi sinh sự sống.
Phân tích những hình ảnh so sánh:
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi dừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Tác giả đã ví niềm hạnh phúc của mình khi gặp lại nhân dân với 5 hình ảnh: nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ gặp sữa và cánh tay đưa nôi. Đây đều là những so sánh mới lạ, độc đáo nhưng cũng đầy chất thơ, gợi cho ta nhiều liên tưởng đẹp.
3. Bình giảng hai khổ cuối:
Tác giả đã nhắc đến những nhân vật đại diện cho biết bao con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Những người anh, người em, người mế được tác giả gọi rất thân thương như một gia đình nhưng thực ra là “không phải hòn máu cắt” đã bao bọc, che chở, chăm sóc, yêu thương nhau trong khó khăn, gian khổ.
Xây dựng chuỗi hình ảnh liên tiếp để làm nổi bật tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ. Những hình ảnh gần gũi, tự nhiên, lấy từ cuộc sống thiên nhiên và cuộc sống con người.
Giọng thơ tha thiết, chân thành, đặc biệt cách xưng hô dung dị với những con người mà ta cùng gắn bó trong thời kì gian khổ.
dayhoctot.com
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12