Soạn bài đọc thêm: Dọn về làng - Ngữ Văn 12
Cuộc sống gian khổ của người dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp được thể hiện qua cách kể chuyện chân thật của người miền núi bằng những câu thơ.
1. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp.
Cuộc sống gian khổ của người dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp được thể hiện qua cách kể chuyện chân thật của người miền núi bằng những câu thơ:
Mấy năm quên tết tháng Giêng, quên rằm tháng bảy
Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi
Đó là cuộc sống không ổn định, nơm nớp lo âu, thiếu thốn trăm bề, thiếu vắng niềm tin:
Từng cái lán nó đốt đi trơ trụi
Nó vơ hết áo quần trong túi
Nghệ thuật tái hiện những chi tiết cũng có nét độc đáo, gây xúc động:
Cha ngã xuống nằm yên trên mặt đất
Cha ơi! Cha không biết nói rồi
Tác giả đưa ra những cảnh tượng thật là thê thảm, xót xa đau đớn đến bầm gan tím ruột:
Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng
Con cởi áo liêm thân cho bố
Mẹ con ẵm cha đi nằm ở chân rừng
Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt...
Hiệu quả nghệ thuật của việc xây dựng cảnh tượng thê thảm như trên là gây nên những ấn tượng mạnh vì nó tác động vào người đọc bằng những hình ảnh cụ thể: “Cha ngã xuống", "phủ mặt cho chồng", “máu đầy tay"...
- Thái độ của tác giả khi kể tội ác của giặc Pháp: xót xa, đau đớn, căm thù đến tột độ và muốn hành động trả thù: “Mày sẽ chết, thằng giặc Pháp hung tàn băm xương thịt mày mới hả".
2. Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng qua đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm?
- Năm trong kết cấu trình tự: hiện tại - quá khứ - hiện tại, hai đoạn thơ thể hiện niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng là hai đoạn đứng ở thời điểm hiện tại. Mở đầu là những câu thơ tràn đầy niềm vui chiến thắng khi quê hương hoàn toàn giải phóng. Kết thúc là bức tranh đẹp của ngày dọn về làng.
- Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui là các hình ảnh, cách so sánh, cách diễn đạt... mang đậm chất miền núi: hồn hậu, chân thực, chất phác, tự nhiên.
- Giọng điệu thơ tươi vui, sung sướng (đối lập với uất hận, căm thù, buồn tủi ở đoạn giữa).
- Hình ảnh thơ tươi sáng, rộn ràng.
3. Màu sắc dân tộc thể hiện như thế nào qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả?
Bài thơ thể hiện rất rõ bản sắc dân tộc miền núi trong cách xây dựng hình ảnh Đó là những hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, lôi diễn đạt tự nhiên, giàu hình ảíih, không cầu kì, hoa mĩ, trau chuốt. Dù miêu tả trực tiếp hay gián tiếp đều thể hiện cách cảm. cách Iighĩ của đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Người đông như kiến, súng đầy như củi
- Súng nổ ngay đi cùng một loạt
- Cha ngã xuống nằm lăn trên đất
Cha ơi! Cha không biết nói rồi
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12