So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều được thể hiên trong đoạn trích, trang 92 SGK Văn 11

Tả Thuý Kiều và Thuý Vân, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi quan niệm tạo hoá hay ghen ghét với những người tài sắ

GỢI Ý LÀM BÀI

A. Vẻ đẹp

a. So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều, Nguyền Du đã tả Thuý Vân bằng những câu thơ:

   Vân xem trang trọng khác vời,

   Khôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

   Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,

   Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

   Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Nó là vẻ đẹp của sự hài hoà và dung hoà được với "xung quanh".

b. Vân đã đẹp, Kiều càng được tả đẹp hơn:

   Kiều càng sắc sáo mặn mà,

   So bề tài sắc lại là phần hơn:

   Làn thu thủy, nét xuân sơn,

   Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

   Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

   Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.

   Thuý Kiều chẳng những rất đẹp mà còn tài hoa nữa: Kiều giỏi thơ, giỏi hoạ, giỏi đàn,... Và tâm hồn đa sầu, đa cảm ấy còn tìm đến những khúc ca ai oán:

   Khúc nhà tay lựa nên chương,

   Một thiên “bạc mệnh” lại càng não nhân.

B. Dụng ý nghệ thuật.

   Tả Thuý Kiều và Thuý Vân, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi quan niệm tạo hoá hay ghen ghét với những người tài sắc (Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen). Qua cách miêu tả có thể thấy, tài sắc của Thuý Kiều như báo trước một cuộc đời dữ dội với đầy gian nan trắc trở sau này. Đoạn trích thế hiện kín đáo dụng ý nghệ thuật nêu trên của Nguyễn Du.

 dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Một câu triết học nói: Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành
Phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Phân tích tính nghệ thuật trong “Hai đứa Trẻ” – Thạch Lam

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật