Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

Nếu ở Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc có cái hay làm xúc động lòng người bởi tiếng nói “dân dã” thì ở đây người đọc lại cảm nhận được cái hay của văn chương bác học. Lời thơ man mác, lắng đọng một nỗi đau vì đất vì nước.

...Trong sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, phần thơ văn yêu nước chống Pháp đáng qúy hơn cả. Ở đây, Nguyễn Đình Chiểu trực tiếp bộc lộ trái tim mình. Đó là một trái tim vĩ đại. Trái tim ấy đầy ắp dòng máu yêu nước, thương nòi, kiên cường, bất khụất của dân tộc. Nó cũng một nhịp đập với trái tim đất nước suốt mấy mươi năm quân xâm lược thôn tín dần xứ sở chúng ta. Ở Nguyễn Đình Chiểu con người nghệ sĩ và con người chiến sĩ hài hòa với nhau. Viết văn là để chiến đấu. Chiến đấu hết lòng thì viết văn mới hay.

   Nguyễn Đình Chiểu đã sống vào lúc đất nước không còn sự nhất trí đồng lòng bảo vệ non sông với hào khí Đông A thời Trần, cũng không còn nữa những vị minh quân hay những bậc anh hùng áo vải, mà trí tuệ và tài năng như một khối thống nhất với ý chí toàn dân, để tạo nên những lần tốc chiến, ở trận Đống Đa hơn trăm năm về trước. Ông đã sống vào một thời kì bạo loạn nhất, trên khắp đất nước đâu đâu cũng diễn ra cảnh điêu linh. Nỗi đau thương nung nấu vì quê hương dân tộc và hoàn cảnh sông giữa lúc nhàân dân luồn sục sôi tranh đấu đã khiến ông từ một ông thầy giáo bị tật nguyền trở thành người chiến sĩ xuất sắc trên mặt trận văn hóa, góp phẩn giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của ông cha. Đọc thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, ta không chỉ thấy tiếng nói thiết tha của người rất mực thương dân yêu nước, mà còn phản ánh một tinh thần bất khuất hiên ngang, sẵn sàng sống chết với quân thù.

   Bài thơ Xúc cảnh phản ánh tình thế và tâm trạng của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu như đã nói trên.

   Hai câu thơ đầu, thể hiện cái băn khoăn, thao thức như đợi chờ một cái gì và đưa ra một hình ảnh ẩn dụ: Hoa cỏ trong mùa đông bị giá lạnh héo tàn chỉ mong có gió đông - tức gió xuân thổi từ phương đông về - cho ấm áp để tươi xanh lại:

Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông!

   Và tiếp sang là một câu hỏi chua xót, đau lòng thể hiện mối hoài nghi:

Chúa Xuân đâu hỡi có hay không?

   "Chúa Xuân”... phải chăng là cuộc sống yên lành là vận mệnh đất nước đang đứng trước hiểm họa xâm lăng có khả năng chống trả để tồn tại hay hông? Chưa mất hẳn niềm tin, nhưng hi vọng thì đã mỏng manh, bởi chúa “đâu hỡi, có hay không?”.

   Nhưng đến bốn câu tiếp:

      Mây giăng ải bắc trông tin nhạn

       Ngày xế non nam bặt tiếng hồng

Bờ cõi xưa đà chia đất khác

        Nắng sương nay há đội trời chung!

   Rõ ràng, ở đây sự trông ngóng càng da diết thì lòng căm uất cũng dâng lên đến tột độ “há đội trời chung". Nhưng cái da diết thì đã rõ, nhưng còn căm uất với ai? Phải chăng, đó là cái triều đình mục nát, hèn yếu không dám khai chiến chống lại quân xâm lược.

   Với tư cách của một nhà Nho, sống có đạo lí, Nguyễn Đình Chiểu không cao giọng lên án, gay gắt với nhà vua, nhưng không phải không buộc tội kẻ đứng đầu trăm họ không làm tròn phận sự của mình để cho:

Bờ cõi xưa đà chia đất khác.

  Chừng nào Thánh đế ân soi thấu

    Một trận mưa nhuần rửa núi sông

   Đó là lời cầu mong, vừa là nêu lên một trách nhiệm đối với triều đình là Thánh đế một hành động rửa núi sông hết mùi tanh tưởi của quân thù.

   Bài thơ nêu cao một tấm lòng yêu nước, quan tâm tha thiết đến vận mệnh của dân tộc và cũng là lời thở than chua xót.

   Nếu ở Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc có cái hay làm xúc động lòng người bởi tiếng nói “dân dã” thì ở đây người đọc lại cảm nhận được cái hay của văn chương bác học. Lời thơ man mác, lắng đọng một nỗi đau vì đất vì nước.

dayhoctot.com

 

Các bài học liên quan
Soạn bài Chiếu cầu hiền
Đọc hiểu Chiếu cầu hiền

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật