So sánh cách dùng của be going to với will + nguyên mẫu để diễn tả ý định
Ta thường có thể dùng hoặc là be going to hoặc là will + nguyên mẫu, nhưng giữa chúng có những điểm khác nhau
- Bài học cùng chủ đề:
- Thì hiện tại liên tiến dùng như một hình thức tương lai
- Be going to dùng để chỉ ý định
- Một số lưu ý về nghĩa của thì tương lai với ý định
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Ta thường có thể dùng hoặc là be going to hoặc là will + nguyên mẫu, nhưng giữa chúng có những điểm khác nhau, vì quả thực có nhiều trường hợp ta chỉ có thể dùng được một trong hai cái mà thôi.
Sự khác nhau chủ yếu là :
A. Dạng be going to luôn luôn ám chỉ một ý định có sẵn, và thường là một ý định + kế hoạch.
Will + nguyên mẫu chỉ ám chỉ có ý định thôi, và ý định này thường không cần thiết, không dự tính sẵn.
Do đó, nếu dự tính cho hành động đã được lập sẵn, chúng ta phải dùng be going to :
I have bought some bricks and I’m going to build a garage.
(Tôi đã mua một số gạch và tôi sẽ xây một cái gara.)
Nếu ý định không được lập trước rõ ràng, ta phải dùng will :
There is somebody at the hall door. — I’ll go and open it.
(có ai đó ở ngoài cửa. — Tôi sẽ đi mở cửa).
Khi ý định được cũng như không được hoạch tính rõ ràng trước, ta có thể dùng hoặc là be going to hoặc là will + nguyên mẫu:
I will/am going to climb that mountain one day.
(Một ngày nào đó tôi sẽ leo lên trái núi kia.)
I won't/ am not going to tell you my age.
(Tôi sẽ không nói cho cô biết tuổi của tôi đâu.)
Nhưng will là cách tốt (hay) nhất để bày tỏ quyết tâm, với dấu nhấn đặt vào will:
I will help you. (Tôi sẽ giúp cậu mà.)
Câu này có nghĩa là "Tớ rõ ràng là có ý định giúp cậu"
Các điểm khác nhau khác là :
B. Như đã lưu ý, will + nguyên mẫu được dùng gần như hoàn toàn cho ngôi thứ nhất. Do đó các ý định của ngôi thứ hai và ba thường được thể hiện bởi be going to :
He is going to resign (Anh ta sẽ rút lui).
Are you going to leave without paying ? (Anh định bỏ đi mà không trả tiền à ?)
C.Nhưng trong câu phủ định won't dùng cho ý định phủ định thường có nghĩa là "từ chối"
He won't resign = the refuse to resign.
(Anh ta từ chối rút lui).
He isn’t going to resign.
(Thường có nghĩa là Anh ta không có ý định rút lui).
D. Như đã nói, be going to thường nói đến tương lai khá cận kề. Will có thể nói đến tương lai cận kề hoặc xa hơn.
E. Ví dụ thêm về be going to và will :
1.Ví dụ về be going to dùng để thể hiện ý định :
What are you doing with that spade ? — I am going to plant some apple trees (Cậu sẽ dùng cái thuổng ấy ấy vào việc gì? — Tớ sẽ trồng một số cây táo.)
She has bought some wool; she is going to knit a juniper
(Cô ấy đã mua một mớ len — Cô ấy sẽ đan một cái áo choàng).
Why are you taking down all the pictures ? — I am going to repaper the room. (Tại sao anh lại gỡ mấy bức tranh xuống vậy ? — Anh sẽ dán giấy lại cho căn phòng).
Some workmen arrived today with a roller. I think they are going to repair our road. (Hôm nay đã có một số thợ đã đến với 1 chiếc xe lu.Tôi nghĩ chắc họ sẽ sửa lại con lộ của chúng ta.
Why is he carrying his guitar ? — He is going to play it in the Underound. (Vì sao anh ta lại mang cây ghi ta vậy ? — Anh ta sẽ chơi ở ga xe điện ngầm).
Lưu ý rằng trong các ví dụ trên, ta không thể thay thế be going to bởi will được, vì trong mọi câu đều đã có dấu hiệu rõ ràng về sự dự tính trước.
2. Ví dụ về will + nguyên mẫu :
There is a terribly heavy box. — I’ll help you to carry it.
(Có một cái hộp nặng khủng khiếp. — Tôi sẽ giúp cậu khiêng nó).
I've left my watch upstairs — I’ll go and get it for you
(Tôi đã để quên cái đồng hô của tôi ở trên lầu rồi. — Tôi sẽ đi lấy nó cho cậu).
Who will post this letter for me ? — I will.
(Ai sẽ đi bỏ lá thư này cho tôi đáy ? — Tôi sẽ.)
Will you lend me £100 ? — No,I won't.
(Anh sẽ cho tôi mượn 100 bàng chứ ? — Không, không đâu.)
3. Một số so sánh giữa be going to và will.
Để trả lời cho câu nói của Tom. There aren’t any matches in the house, Ann có thể trả lời, hoặc là.
I am going to get some today (Hôm nay em định mua một ít đấy.) (quyết định có sẵn ) hoặc là :
I'll get some today (Hôm nay em sẽ đi mua một ít) (quyết định mới nảy ra).
Câu thứ nhất ám chỉ rằng trước khi có cuộc đàm thoại này cô ta đã biết là không có diêm và đã quyết định đi mua một ít. Câu thứ hai ám chỉ rằng trước đó cô chưa hề có quyết định mua diêm, nhưng lại quyết định ngay sau câu nói của Tom.
Tương tự, nếu Ann nói Where is the telephone book ? (Quyển danh bạ điện thoại đâu rồi ?) và Tom nói I'll get it for you (Anh sẽ lấy cho em) thì anh đang đưa ra một quyết định có ngay sau câu hỏi của Ann. Nếu anh ta nói I'm going to get it (Anh sẽ đi lấy nó) thì nó sẽ có nghĩa rằng anh ta đã quyết định trước khi Ann nói (rõ ràng là vì anh ta đã biết trước rằng Ann sẽ muốn có nó, hoặc cần nó vì chính bản thân anh ta).
Lưu ý rằng will/won’t không có nghĩa chỉ ý định khi nó được dùng như trình bày ở 209 A, E, chẳng hạn như khi nó được dùng như một phần của thì tương lai đơn will/shall. Vì thế He won't resign (anh ta sẽ không rút lui) ; và trong câu If he hurries he’ll catch up with her. (Nếu đi nhanh lên anh ta sẽ bắt kịp cô nàng), Will không diễn tả ý định mà chỉ nêu lên sự việc.
- Từ khóa:
- Ngữ pháp tiếng anh
- Mạo từ (araticle) và one, a little/ a few, this, that
- Danh từ (nouns)
- Tính từ (adjectives)
- Trạng từ (adverbs)
- Cách dùng từ all, each, every, both, neither, either, some, any, no, none
- Cách dùng những câu hỏi wh -? và how?
- Đại từ (pronouns)
- Liên quan đại từ (relative pronouns) và liên quan mệnh đề (relative clauses)
- Giới từ (prepositions)
- Giới thiệu động từ (verbs)
- Cách dùng be, have, do
- May và can dùng để chỉ sự cho phép và khả năng
- Can và be able dùng cho khả năng
- Ought, should, must, have to, need dùng cho bổn phận (obligation)
- Must, have, will và shoud đùng cho sự suy đoán (deduction) và giả định (assumption)
- Trợ động từ dare (dám, thách) và used
- Các thì hiện tại (the present tenses)
- Thì quá khứ (past) và hoàn thành (perfect)
- Thì tương lai (future)
- Sự hòa hợp các thì (the sequence of tenses)
- Điều kiện cách (conditional mood)
- Những cách dùng khác của will/wold, shall/should
- Danh động từ (the gerund)
- Thể nguyên mẫu ( the infinitive)
- Các cấu trúc nguyên mẫu và danh động từ. (infinitive and gerund constructions)
- Các phân từ (the participles)
- Mệnh lệnh yêu cầu, lời mời mọc, lời khuyên lời gợi ý. (commands, requests, in- vitations, advice, sugges- tions.)
- Bàng thái cách (giả định cách) (the subjunctive)
- Care (để ý), like (thích), love (yêu), hate (ghét),prefer (ưa thích), wish (ước muốn)
- Thụ động cách (the passive voice)
- Lời nói gián tiếp (indirect speech)
- Liên từ (conjunctions)
- Mục đích (purpose)
- Các mệnh đề chỉ lý do, kết quả, sự nhượng bộ, so sánh, thời gian (clause of reason, result,concession, comparison, time)
- Danh mệnh đề (noun clauses)
- Số, ngày, tháng và cân đo (numerals, date and weights and measures)
- Các qui tắc chính tả (spelling rules.)
- Cụm động từ (phrasal verbs.)