Giải câu 19 trang 103 SGK Hình học 11 Nâng cao

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh a và SA = SB = SC = b. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC.

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh a và SA = SB = SC = b. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC.

a. Chứng minh rằng SG ⊥ (ABC). Tính SG.

b. Xét mặt phẳng (P) đi qua A và vuông góc với đường thẳng SC. Tìm hệ thức liên hệ giữa a và b để (P) cắt SC tại điểm C1 nằm giữa S và C. Khi đó hãy tính diện tích thiết diện của hình chóp S.ABC khi cắt bởi mp(P).

Giải

a. Vì SA = SB = SC nên S nằm trên trục của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Mà G là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nên SG ⊥ mp(ABC)

Gọi I là trung điểm của BC. Ta có : AI ⊥ BC và BC ⊥ SI

\(\eqalign{  & SI = \sqrt {S{C^2} - I{C^2}}  = \sqrt {{b^2} - {{{a^2}} \over 4}}  ={ \sqrt {{4{b^2} - {a^2}} }\over 2}   \cr  & GI = {1 \over 3}AI = {1 \over 3}.a{{\sqrt 3 } \over 2} = {{a\sqrt 3 } \over 6} \cr} \)

Trong tam giác vuông SGI ta có :

\(SG = \sqrt {S{I^2} - G{I^2}}  = \sqrt {{{4{b^2} - {a^2}} \over 4} - {{{a^2}} \over {12}}}  = \sqrt {{{12{b^2} - 4{a^2}} \over {12}}}\)

        \(  = \sqrt {{{3{b^2} - {a^2}} \over 3}} \)

b. Kẻ AC1 ⊥ SC thì (P) chính là mp(ABC1)

Vì SAC là tam giác cân mà AC1 ⊥ SC nên C1 nằm giữa S và C khi và chỉ khi

\(\widehat {ASC} < 90^\circ  \Leftrightarrow A{S^2} + C{S^2} > A{C^2} \Leftrightarrow 2{b^2} > {a^2}\)

Ta có : AB ⊥ GC và AB ⊥ SG ⇒ AB ⊥ SC

SC ⊥ AC1 và SC ⊥ AB nên SC ⊥ (ABC1)

Thể tích tứ diện SABC là :

\(\eqalign{  & {V_{SABC}} = {1 \over 3}SG.{S_{ABC}} = {1 \over 3}SC.{S_{AB{C_1}}}  \cr  &  \Rightarrow {S_{AB{C_1}}} = {{SG.{S_{ABC}}} \over {SC}} = {{\sqrt {{{3{b^2} - {a^2}} \over 3}} .{{{a^2}\sqrt 3 } \over 4}} \over b} = {{{a^2}\sqrt {3{b^2} - {a^2}} } \over {4b}} \cr} \)

Các bài học liên quan
Câu 23 trang 111 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 25 trang 112 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 28 trang 112 SGK Hình học 11 Nâng cao

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật