TÌNH THÁI TỪ
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Tình thái từ trang 80 SGK ngữ văn 8
- Luyện tập Tình thái từ trang 81 SGK ngữ văn 8
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
2. Khi nói, viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm...).
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
Phần I: Chức năng của tình thái từ
Câu 1.
- Ở thí dụ a nếu bỏ từ à thì câu này không còn là câu nghi vấn.
- Ở thí dụ b nếu bỏ từ đi thì câu này không còn là câu cầu khiến.
- Ở thí dụ c nếu bỏ từ thay thì câu này không còn là câu cảm thán.
Câu 2. Các từ tình thái có tác dụng biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Từ ạ trong câu (d) thể hiện sự kính trọng, lễ phép.
Phần II. Sử dụng tình thái từ
Câu 1. Cách sử dụng tình thái từ:
- Từ à trong câu Bạn chưa về à? được dùng để hỏi ý thân mật.
- Từ ạ trong câu Thầy mệt ạ? được dùng để hỏi với ý kính trọng.
- Từ nhé trong câu Bạn giúp tôi một tay nhé? được dùng để cầu khiến với ý thân mật.
- Từ ạ trong câu Bác giúp cháu một tay ạ? được dùng để cầu khiến với ý kính trọng.
III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1. Các từ in đậm trong các câu:
a. nào: không phải là tình thái từ;
b. nào: là tình thái từ;
c. chứ: là tình thái từ;
d. chứ: không phải là tình thái từ;
e. với: là tình thái từ;
f. với: không phải là tình thái từ;
h. đằng kia: không phải là tình thái từ;
i. kia: là tình thái từ.
Bài tập 2. Giải thích ý nghĩa của các từ tình thái in đậm trong các câu:
a. chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
b. chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được.
c. ư: hỏi, với thái độ phân vân.
d. nhỉ: thái độ thân mật.
e. nhé: dặn dò, thái độ thân mật.
f. vậy: thái độ miễn cưỡng.
g. cơ mà: thái độ thuyết phục.
Bài tập 3. Đặt câu có sử dụng các từ tình thái:
- Mẹ đây mà!
- Cháu làm gì đấy!
- Đẹp quá chứ lị!
- Đi chơi thôi!
- Cho em đi xem phim cơ!
- Thế thì đi ngủ vậy!
Bài tập 4. Đặt câu hỏi có sử dụng các từ tình thái nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội:
Thầy giáo với học sinh: Thầy có giải thích thêm vấn đề này không ạ?
Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi: Bạn đợi tôi cùng về chứ?
Con cái với cha mẹ, chú bác: Mẹ nấu cơm giúp con được không ạ?
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo