LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN TRONG VĂN BẢN
Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết. Việc sử dụng các phương tiện liên kết có tác dụng làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản trang 50 SGK ngữ văn 8
- Luyện tập Liên kết các đoạn văn trong văn bản trang 53 SGK ngữ văn 8
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết. Việc sử dụng các phương tiện liên kết có tác dụng làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản.
2. Có các phương tiện liên kết sau: dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn; dùng câu nối để liên kết đoạn văn. Khi viết cần chọn các phương tiện liên kết sao cho phù hợp với ý để chủ quan của người viết, với sự việc được phản ánh và đối tượng được giao tiếp cụ thể.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
Phần I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn trong văn bản
Câu 1. Hai đoạn văn tuy cùng viết về ngôi trường Mĩ Lí nhưng đoạn một miêu tả cảnh sân trường trong ngày tựu trường, đoạn hai nêu cảm giác của nhân vật tôi trong một lần ghé thăm trường trước đó. Hai đoạn không gắn bó với nhau vì nói đến hai sự việc ở hai thời điểm khác nhau mà không có sự liên kết.
Câu 2a. Việc thêm cụm từ trước đó mấy hôm vào đầu đoạn hai tạo sự gắn bó giữa đoạn văn thứ hai với đoạn văn thứ nhất.
Câu 2b. Hai đoạn văn đã liên kết với nhau nhờ mối liên tưởng do từ đó gợi ra.
Câu 2c. Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. .
Tác dụng của phương tiện liên kết đoạn là tạo sự gắn bó, có quan hệ về nghĩa giữa các đoạn văn (khi chuyển đoạn).
Phần II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
Câu 1a. Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội cảm thụ tác phẩm văn học: tìm hiểu và cảm thụ.
Các từ ngữ liên kết trong đoạn văn: Bắt đầu, sau... là..., cũng.... nhưng...
Các từ ngữ liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê: trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra...
Câu 1b. Hai đoạn văn trên có quan hệ so sánh tương phản.
Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn: nhưng.
Các từ ngữ liên kết các đoạn có quan hệ đối lập tương phản: nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, song, thế mà...
Câu 1c. Từ đó trong đoạn văn ở mục 1.2 trên là đại từ. Trước đó trong đoạn chỉ thời gian trước ngày tựu trường lần đầu của nhân vật tôi.
Dùng đại từ làm liên kết đoạn. Ví dụ: đó, đây, này, ấy, vậy...
Câu 1d. Hai đoạn văn trên có quan hệ tổng kết, khái quát.
Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn: nói tóm lại.
Các từ ngữ liên kết các đoạn có quan hệ tổng kết, khái quát: tóm lại, nhìn chung...
Câu 1e. Câu liên kết giữa hai đoạn: ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy.
Có tác dụng nối liền ý nghĩa đoạn văn trước với đoạn văn sau.
III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1. Từ ngữ liên kết giữa các đoạn:
a. Nói như vậy.
b. Thế mà.
c. Chính lúc ấy; cũng; tuy nhiên.
Bài tập 2. Điền các từ ngữ liên kết vào chỗ trống giữa các đoạn:
a. Từ đó.
b. Nói tóm lại.
c. Song.
d. Thật là khó trả lời.
Bài tập 3.
- Viết đoạn văn:
Cảnh Tức nước vỡ bờ miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí của một tính cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi đã bị đẩy tới chân tường, thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.
Trước thái độ hung hăng, những lời quát tháo hách dịch của cai lệ, chị Dậu run run. Chị sợ thì ít, mà lo cho chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ là ông, tự xưng là cháu. Chị van xin, cầu khẩn bằng giọng cố thiết tha: “Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất”, “Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!”. Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe dọa, thái độ của chị Dậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Đang xưng hô ông - cháu, chị Dậu chuyển qua ông - tôi với cai lệ. Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ để cảnh báo hắn: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ”. Thái độ của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ mày và ngang nhiên thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”. Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức manh kì la - chi túm lấy cổ tên cai lệ ấn ra cửa. “Cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu “túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”. Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu hiện lên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu, thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười và hài hước bấy nhiêu. Thấy chị Dậu quá quyết liệt, anh Dậu vừa run vừa kêu: “U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội”. Nhưng tức nước thì tất yếu sẽ vỡ bờ. Nghe anh Dậu can, chị Dậu càng phẫn uất: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật: có áp bức, dứt khoát sẽ có đấu tranh.
- Các phương tiện liên kết trong đoạn văn: Đến khi, người đàn bà, câu nói mộc mạc,...
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo