HÀNH ĐỘNG NÓI
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Hành động nói - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Hành động nói
- Hành động nói trang 62 SGK Ngữ Văn 8
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
2. Dựa vào mục đích, của hành động nói mà đặt tên cho các hành động nói đó.
3. Có những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
A. HÀNH ĐỘNG NÓI
1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình được hưởng công giết chằn tinh.
2. Lí Thông đã đạt được mục đích của mình. Thạch Sanh sau khi nghe Lí Thông nói vội vàng từ giã hai mẹ con Lí Thông trở về gốc đa kiếm củi nuôi thân.
3. Lí Thông đã thực hiện được mục đích của mình bằng lời nói.
4. Việc làm của Lí Thông là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích. Lí Thông đã dùng lời nói để đạt được mục đích của mình.
B. MỘT SỐ KIỂU HÀNH ĐỘNG NÓI THƯỜNG GẶP
1. Mỗi câu trong lời nói của Lí Thông đều mang một mục đích riêng:
Câu 1: Dùng để trình bày;
Câu 2: Dùng để đe dọa;
Câu 3: Dùng để hứa hẹn.
2. Trong đoạn trích có lời nói của cái Tí và chị Dậu đều có những mục đích sau đây:
- Lời của cái Tí: Để hỏi hoặc bộc lộ cảm xúc;
- Lời của chị Dậu: Tuyên bố hoặc báo tin.
III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1. Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ.
Bài tập 2.
a. Mỗi câu diễn đạt một hành động nói. Sau đây chỉ ra một số hành động nói tiêu biểu:
- Câu được dùng để hỏi: Bác trai đã khá rồi chứ?
- Câu được dùng để điều khiển: Bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn; Phải giục anh ấy ăn mau lên đi.
- Câu được dùng để bộc lộ cảm xúc: Xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn còn mỏi mệt lắm; Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
- Câu được dùng để hứa hẹn: Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.
b. - Câu được dùng để trình bày: Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi.
- Câu được dùng để tuyên bố: Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn.
- Câu được dùng để trình bày: Hôm qua lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay; Mặt lão đột nhiên co rúm lại; Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra; Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít; Lão hu hu khóc; Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng; Tôi cho nó ăn cơm; Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.
- Câu được dùng để báo tin: Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ; Bán rồi, họ vừa bắt xong.
- Câu được dùng để hỏi: Cụ bán rồi? Thế nó cho bắt à?.
- Câu được dùng để bộc lộ cảm xúc: Khốn nạn... Ông giáo ơi; Nó có biết đâu!
Bài tập 3.
- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau: Hành động điều khiển.
- Anh hứa đi: Hành động điều khiển.
- Anh xin hứa: Hành động hứa hẹn.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo