Đề: “Bốn con ngồi bốn chân giường, Mẹ ơi mẹ hỡi mẹ thương con nào?” Em hãy nêu cảm nghĩ về cảnh sống của mẹ con nhà này. Một gia đình như vậy, theo ý em, có hạnh phúc không?
Năm nay theo gia đình về quê ăn tết, em đi thăm hết bà con xóm làng. Nhưng có một gia đình có cảnh sống làm em suy nghĩ mãi...
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Hoa lay-ơn, trong tên gốc, có nghĩa là hoa lưỡi kiếm.... Từ những điều tóm tắt trên, em hãy kể lại thành câu chuyện sinh động.
- Đề: Một đàn kiến tha một hạt gạo lên dốc cát. Em hãy kể lại sự việc ấy và nói nên cảm nghĩ của mình.
- Đề: Bác Hồ đã khởi xướng Tết trồng cây: "Mùa xuân là Tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” Em hiểu ý nghĩa của hoạt động đó như thế nào? Phát biểu cảm nghĩ của em.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Năm nay theo gia đình về quê ăn tết, em đi thăm hết bà con xóm làng. Nhưng có một gia đình có cảnh sống làm em suy nghĩ mãi...
Bước vào đến nhà trông thấy ngay bốn đứa con của gia đình đó vừa gầy ốm xanh xao trông nheo nhóc, thảm hại. Một mùi hôi hám, khai, thối, bốc lên nồng nặc... Đứa lớn nhất khoảng năm tuổi đứng trố mắt nhìn người lạ vào nhà, còn ba đứa khác đang ngồi lê la ở chân giường nửa khóc, nửa mếu, chắc chúng chờ mẹ về.
Kìa, mẹ chúng đã về, con bé lớn chạy ra nắm lấy tay mẹ, còn ba em nó thì đứa bò, đứa lê đến đón mẹ, chúng cùng gọi mẹ và khóc ầm ĩ lên. Thấy tôi, người mẹ gật đầu như để chào hỏi em rồi kéo vạt áo lên chấm vội hai hàng nước mắt đang chảy xuống ròng ròng! Chị lẳng lặng bế đứa bé nhất ra chum nước dội rửa cho nó. Thằng bé bị lạnh run lên và thâm tím cả người vì trừ chị gái lớn còn không đứa nào có quần. Tuy vậy chị vẫn đặt nó vào lưng chị nó rồi vội vào buồng sột soạt vét gạo trong thùng để thổi cơm...
Nhân khi vừa thổi cơm, vừa cho thằng bé bú vừa nói chuyện với em, em mới biết rõ chị ấy cũng chỉ bằng tuổi chị Hai em thôi. Thế mà chị Hai em chưa học xong đại học thì chị đã có bốn con.
Vì lấy vợ sớm và sinh con không có kế hoạch nên anh cũng đành bỏ học ngay từ lớp 10, trong tay chỉ có cái bay của người thợ nề đi khắp mọi nơi kiếm com nuôi thân và phụ thêm nuôi vợ con.
Chị ở nhà tần tảo nuôi bốn đứa con, trông gương mặt gầy và xanh mét cứ tưởng chị đã bốn mươi tuổi. Qua cuộc trò chuyện chị cũng nhận ra rằng vợ chồng chị sai lầm là làm theo câu ví von từ thuở xưa:
- Một của một con ai từ!
Do đó tự chị tạo ra cho mình một cái bi kịch!
Con nào chị cũng thương, nhưng chẳng đứa con nào chị thương được đến nơi đến chốn. Nhiều lúc chị ân hận đã đẻ ra chúng để chúng sống khổ cực. Và vợ chồng chị ngày càng cảm thấy lỗi lầm không thể sửa chữa.
Bây giờ trở lại nói về ý nghĩa của hai câu ca dao:
“Bốn con ngồi bốn chân giường
Mẹ ơi mẹ hỡi mẹ thương con nào?”
Có thể đây cũng là những câu ca dao đa nghĩa: thứ nhất muốn nói đến tình mẫu tử. Một người mẹ dù có nhiều con đi nữa cũng không có cảnh yêu thương đứa này, ghét bỏ đứa kia. Nhưng còn có thể có nghĩa là tiếng than vãn của lũ trẻ về cảnh sống nheo nhóc khổ sở. Cái cảnh mỗi đứa ngồi ôm một chân giường rõ ràng là những đứa trẻ còn nhỏ mà sao chúng không chơi đùa với nhau lại “ngồi bốn chân giường” với một vẻ buồn bã? Phải chăng chúng đói, cần được ăn và bế ẵm chăm sóc, nhưng mẹ chúng thì đang phải làm đầu tắt mặt tối để kiếm tiền nuôi đàn con.
Tác giả dân gian đã giấu nụ cười châm biếm chế giễu cảnh bốn đứa con ngồi bốn chân giường bằng một sự so sánh ví von thật tài tình! Ai trông thấy cái cảnh đó, hoặc chỉ tưởng tượng ra cái cảnh đó cũng không giấu được nụ cười ra nước mắt... vì nó có ý nghĩa như một lời nói hay thô thiển nhưng dễ hiểu: “Đẻ cho lắm vào để cho mỗi đứa ngồi ôm một chân giường mà chu chéo gọi mẹ thương lấy con!”.
Rõ ràng một gia đình sống hiện đại không thể chấp nhận một sự “sinh năm đẻ bảy” mà đói rách, cuộc sống vật chất chỉ đủ để con người còn sống được, không mong gì tiến lên mức sống có văn hóa, vật chất, tinh thần đầy đủ.
Bước vào thế kỉ thứ 21 ta không thể chấp nhận một cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi như thế.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7