Đề: Hãy nêu nhận xét của em về bài Tiếng việt giàu và đẹp của Phạm Văn Đồng

Tiếng việt giàu và đẹp. Điều cần chứng minh được nói đến là đầu đoạn văn. Ta thấy bài văn đã thực sự chứng minh ý ấy mà câu đầu là một sự khái quát.

BÀI LÀM

1. Bài văn chứng minh vấn đề: Tiếng việt giàu và đẹp. Điều cần chứng minh được nói đến là đầu đoạn văn. Ta thấy bài văn đã thực sự chứng minh ý ấy mà câu đầu là một sự khái quát.

2. Theo lập luận của tác giả, tiếng Việt có 2 nguồn giàu đẹp:

- Tiếng nói của quần chúng nhân dân (trong lao động, chiến đấu, quan hệ xã hội...)

- Ngôn ngữ văn học mà các nhà văn, nhà thơ lớn đã nâng lên đến mức cao.

Ở mỗi nguồn, tác giả đã nêu ra những dẫn chứng tiêu biểu, chính xác, toàn diện và trùng với vấn đề cần chứng minh:

- Với nguồn thứ nhất: từ tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân, tác giả dẫn chứng hai câu trong bài ca dao Bông Sen để nói lên cái giàu đẹp của hình ảnh cụ thể, sinh động, có màu sắc và nhạc điệu. Sự giàu đẹp của tiếng nói quần chúng qua tục ngữ, ca dao truyền khẩu lại rất có duyên, truyền cảm, rất đẹp và giàu bởi được vận dụng khéo léo trong đời sống hàng vạn người và nhiều thế hệ:

Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

- Với nguồn thứ hai: từ ngôn ngữ văn học của các nhà văn, nhà thơ lớn từ hàng năm, sáu thế kỷ. Tác giả sử dụng dẫn chứng chọn lọc: lấy thơ Nguyễn Du để nói đến cái trong sáng, ý nhị, sâu sắc; thơ Đoàn Thị Điểm với Chinh Phụ Ngâm để nói đến cái ngọt ngào, trong trẻo; thơ Tố Hữu của thời đại mới để nói đến một sự thể hiện phong phú cửa hình ảnh và âm vị ca dao.

Những dẫn chứng ấy chọn lọc và rất phù hợp với yêu cầu chứng minh.

3. Nội dung câu thứ hai: “Tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bài kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú” có tác dụng nhấn mạnh sự giàu đẹp của tiếng Việt gắn bó với sức sống của tình cảm, ý chí, nghị lực của dân ta - sự giàu đẹp của tiếng việt do sự giàu đẹp của đời sống con người Việt Nam, bắt nguồn từ đời sống.

4. Ngôn ngữ của bài văn trong sáng, dễ hiểu, ngắn gọn, chữ dùng cụ thể mà biểu cảm, chính xác.

Bài đọc thêm:

Nhận xét và trả lời câu hỏi qua đoạn văn của tác giả Phạm Văn Đồng về Bác Hồ:

1. Đoạn văn chứng minh vấn đề mà ta có thể đặt đầu đề: tấm gương bình dị, khiêm tốn của Bác Hồ. Câu văn nêu lên vấn đề cần chứng minh cụ thể ở đầu đoạn (Con người của Bác, đời sống Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống).

2. Tác giả đã phân tích các khía cạnh trong đời sống và con người của Bác: bữa cơm, đồ dùng, nhà sàn Bác ở, lối sống, để chứng minh vấn đề nêu ra. Các dẫn chứng tiêu biểu và sát hợp với sự bình dị, khiêm tốn là điều cần làm sáng tỏ:

- Bữa cơm: vài ba món giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.

- Đồ dùng: ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại thì sắp xếp tươm tất.

- Cái nhà sàn: vỏn vẹn vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa trong vườn.

- Lối sống: lúc nào cũng làm việc. Việc lớn như việc cứu nước, cứu dân; việc nhỏ như trồng cây, viết thư cho đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể công nhân; tự làm được thì không cần người giúp...

Những dẫn chứng tiêu biểu, sát hợp với vấn đề cần chứng minh bởi nó có thật, chính xác, sống động.

Bài đọc thêm:

HẰNG PHƯƠNG
VÀ BÀI THƠ DÂNG CAM TẶNG BÁC

Nhắc tới Hằng Phương, nhiều thế hệ bạn đọc thường trìu mến nghĩ đến câu chuyện cảm động: một người phụ nữ làm thơ, trên đường kháng chiến, gặp cam ngon với mối thiện cảm rất Việt Nam, rất nữ tính, đã nhớ ngay đến hình ảnh Hồ Chủ tịch, vị cha già kính yêu của người dân Việt Nam, người mang đến cho mọi người hạnh phúc được sống dưới chế độ Dân chủ Cộng hòa năm thứ hai. Người phụ nữ - thi sĩ ấy đã chọn mua những trái cam ngon kính gửi lên Bác với bài thơ xúc cảm chân thành.

BÀI THƠ DÂNG CAM TẶNG BÁC

                                                      Kính gửi Hồ Chủ tịch

       Cam ngon Thanh Hóa vốn giòng
             Kính dâng Chủ tịch tỏ lòng mến yêu
Đắng cay cụ nếm đã nhiều
      Ngọt bùi trời trả đủ điều từ đây

         Cùng quốc dân hưởng những ngày
            Tự do, hạnh phúc tràn đầy trời Nam.
Anh hùng mở mặt giang san
              Lưu danh thiên cổ, vẻ vang giống nòi.

                                                                       Tháng Giêng (2 - 1 - 1946)
                                                                        Hằng Phương
                                                                         Kính bút

Nhận được quà và bài thơ, Bác vô cùng xúc động. Bác đã cho in bài thơ trên trong báo Tiếng gọi phụ nữ, số II ra ngày 8 - 1 - 1946 (Cơ quan tuyên truyền của Phụ nữ Cứu quốc) cùng bài thơ Cảm ơn người tặng cam của Bác. Cả hai bài thơ nhanh chóng thấm ngay vào tâm hồn người dân Việt Nam trong thuở ban đầu ấy như biểu tượng cao đẹp và trong mát của mối quan hệ Bác với dân, Đảng với quần chúng, sự nghiệp cách mạng với tấm lòng người dân. Bài thơ của Hằng Phương chỉ có tám câu lục bát nhưng đã nói lên được bao điều, bao tình cảm. Nó được viết từ tấm lòng đôn hậu, tình thương yêu chan chứa sâu lắng, mối cảm thông lo âu, quan tâm đến mọi người của một phụ nữ bình dị, chân tình. Sự chân thành thấm đượm tình thương mến là mạch nguồn của thơ Hằng Phương.

* Bài đọc thêm:

“CÁC CHÚ LÀM TO, CÁC CHÚ Ở…”

Trong phòng khách Công ty Xây lắp 590 (Tổng cục Hậu Cần) treo trang trọng một bức ảnh cỡ lớn: Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ, chiến sĩ đoàn 5 (nay là Công ty Xây lắp 590).

Đồng chí thượng tá kỹ sư Nguyễn Văn Khánh, giám đốc Công ty xây lắp 590 khiêm tốn nói rằng, chúng tôi là thế hệ những người sinh sau đẻ muộn, không được vinh dự gặp và chụp ảnh chung với bác Hồ, mà chỉ được nghe các thế hệ đàn anh kể lại. Vào năm 1958, đoàn 5 được Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ thiết kế, thi công ngôi nhà sàn của Bác Hồ tại Phủ chủ tịch. Được giao nhiệm vụ xây dựng nhà sàn cho Bác Hồ, mừng thì rất mừng, nhưng cũng không ít băn khoăn lo lắng, Sống với tình cảm vô biên đối với bác Hồ, vị Cha già của dân tộc, cán bộ, chiến sĩ đoàn 5 động viên nhau làm việc. Làm thiết kế đầu, đoàn 5 thiết kế căn nhà của Bác Hồ khá to. Khi lên trình và xin ý kiến Bác, xem bản thiết kế, Bác hỏi:

- Các chú làm nhà cho ai ở mà to thế này?

- Thưa Bác, chúng cháu thiết kế nhà ở cho Bác.

Nghe xong, Bác Hồ liền bảo:

- Các chú làm to, các chú ở. Làm nhà cho Bác, làm nhỏ thôi, theo kiểu nhà sàn của đồng bào ta vẫn thường sống trên Việt bắc, tầng dưới để làm việc, tầng trên cho bác nghỉ.

Vâng lời căn dặn của Bác Hồ, đoàn 5 đã vẽ lại thiết kế đúng với gợi ý của Bác, và tiến hành thi công xây dựng ngồi nhà sàn của bác Hồ. Bằng tình cảm đối với Bác, cán bộ, chiến sĩ đoàn 5 đã tập trung sức, lao động khẩn trương, sáng tạo, nhanh chóng hoàn thành ngôi nhà sàn của Bác Hồ vào đúng ngày 17 - 5 - 1958, mừng sinh nhật lần thứ 68 của Bác Hồ.

Hôm khánh thành ngôi nhà, theo nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ đoàn 5, những người trực tiếp xây dựng ngôi nhà sàn của Bác Hồ, được Bác gọi đến, quây quần bên Người chụp ảnh kỷ niệm ngày trước ngôi nhà sàn Bác Hồ.

Tấm ảnh cán bộ, chiến sĩ đoàn 5 chụp với Bác Hồ năm 1958, được phóng to, treo trong phòng khách Công ty Xây lắp 590. Những người trong tấm ảnh, nhiều gương mặt còn rất trẻ. Nhưng đến nay, sau gần 40 năm, có người đã hy sinh, cổ người chuyển công tác, lại có người về quê vui với ruộng vườn, con cháu. Những hình ảnh và việc làm của họ luôn được cán bộ, chiến sĩ đoàn 5 trân trọng, coi đó là những kỷ niệm vô giá đối với cán bộ, chiến sĩ trong công ty.

Các bài học liên quan
Đề: Hãy phân tích nhân vật Va-ren để thấy tài châm biếm của Nguyễn Ái Quốc trong bài “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”.
Đề: Em hãy dựa vào hiện tượng trên, dựng một câu chuyện ngắn cổ nhân vật là em và cây táo nhằm biểu hiện một suy nghĩ mà hiện tượng trên đã gợi cho em.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 7 mới cập nhật