Đề: “Vẻ đẹp thiên nhiên phong phú, đa dạng, huyền ảo như đời sống, như tâm hồn con người được diễn tả bằng ngòi bút đầy cảm hứng và tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong thể loại bút kí” (Ngữ văn 12, Sách giáo viên)
Cũng giống như nhà thơ Thu Bồn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện tình yêu rất sâu với Huế qua cảm nhận về sông Hương trong bài bút kí đặc sắc Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Cảm nhận về tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Đề: “Vẻ đẹp thiên nhiên phong phú, đa dạng, huyền ảo như đời sống, như tâm hồn con người được diễn tả bằng ngòi bút đầy cảm hứng và tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong thể loại bút kí” (Ngữ văn 12, Sách giáo viên). Phân tích phần đầu của bài bút kí để làm rõ nhận định trên.
BÀI LÀM
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.
(Thu Bồn)
Cũng giống như nhà thơ Thu Bồn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện tình yêu rất sâu với Huế qua cảm nhận về sông Hương trong bài bút kí đặc sắc Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Những hồi ức, sự quan sát và đặc biệt năng lực cảm thụ tinh tế đã giúp nhà văn nhận ra hồn Huế, hồn sông Hương và diễn tả bằng ngòi bút đầy cảm hứng và tài hoa để nhận ra vẻ đẹp thiên nhiên phong phú, đa dạng, huyền ảo như đời sống, như tâm hồn con người.
Trong lĩnh vực bút kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường có một giọng điệu riêng khó trộn lẫn. Nhưng có lẽ ở những trang viết về Huế bao giờ người đọc cũng nhận thấy một niềm say mê lạ thường, một chiều sâu văn hóa ẩn chứa trong từng ghi nhận, quan sát của nhà văn. Chất thơ của mảnh đất như lại có dịp thăng hoa cùng chất thơ trong tâm hồn người nghệ sĩ, tạo thành nỗi bâng khuâng Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Bắt đầu là một hoài niệm bên mùa xuân hạ thu đông, trong cảm giác bồng bềnh giữa cõi thực và cõi thơ trong một không gian thiên nhiên có vị ngọt và thanh, có mùi hương trốn tìm, có sắc màu và âm thanh vang lên từ những câu Kiều mang bóng hình xứ Huế, sông Hương. Không khí mở đầu bài bút kí đầy chất thơ đã dẫn dắt người đọc phát hiện từng vẻ đẹp đa dạng có sức quyến rũ của sông Hương, có cả một lịch sử thấm đẫm nền văn hóa đặc trưng xứ Huế. Cảm xúc thấm đẫm văn chương đã được khơi lên từ Truyện Kiều của Nguyễn Du, để nhà văn nói về dòng sông với một tình yêu đến độ mê đắm!
Phần đầu của bài bút kí đã cung cấp cho người đọc những thông tin thú vị, kết hợp sự miêu tả và giọng điệu kể chuyện để người đọc như được làm một hành trình suốt chiều dài của dòng sông thơ mộng. Bắt đầu từ thượng nguồn sông Hương, tác giả đã tìm một phép so sánh phức hợp để đem lại cảm nhận về dòng sông như “bản trường ca của rừng già”. Hàng loạt tính từ được tinh lọc để người đọc nhận ra từng âm sắc của bản trường ca: rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, dịu dàng mà say đắm, phóng khoáng mà man dại. Con sông được hình dung như một cô gái Di-gan, một sinh thể tràn sức sống với bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Một vẻ đẹp chứa đựng những sự bí ẩn hoang sơ ẩn trong rừng già, ghềnh thác, bóng cây đại ngàn, sắc đỗ quyên chói lọi màu đỏ. Sông Hương như một kí ức tươi nguyên của một tình yêu không bao giờ phai nhạt, nhà văn đã lồng vào câu chuyện về dòng sông một huyền thoại “Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại...”. Theo từng câu văn trong bài bút kí, người đọc được thưởng thức những vẻ đẹp rất riêng của dòng sông vừa mang vẻ hoang dại hùng vĩ vừa mềm mại trữ tình. Hàng loạt những địa danh của Huế được nhắc đến để người đọc hình dung hành trình từ thượng nguồn về hạ lưu của sông Hương, khơi dậy vẻ đẹp bí ẩn khi dòng sông còn mang theo nguyên vẹn dư vang của Trường Sơn, tạo nên vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thụ... hài hòa bức tranh sơn thủy ngân nga cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ.
Cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông thơ mộng, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xây dựng hẳn một đoạn văn dài, so sánh sông Hương với những dòng sông vốn là niềm tự hào của nhiều thành phố văn hóa: sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pet, sông Nê-va của Lê-nin-grát.. Cách so sánh ấy vừa tôn lên lòng tự hào về văn hóa trên mảnh đất cố đô triều Nguyễn, vừa khám phá ra những điều độc đáo riêng biệt của dòng sông Hương: “Giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một nhánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”, “điệu chảy lặng lờ khi ngang qua thành phố”. Dòng sông còn làm nên nét đặc sắc văn hóa kết tinh trong câu thơ Truyện Kiều, trong trầm tích văn hóa dân gian rất Huế, gắn kết với tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở. Không chỉ tạo ra những vẻ đẹp văn hóa đặc trưng để UNESCO công nhận, sông Hương còn gắn với những trang lịch sử hào hùng những cuộc chiến đấu giữ vững biên cương bờ cõi thuở xưa, soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, rợp bóng cờ sao ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện được tài hoa và khả năng liên tưởng phong phú, gắn kết thiên nhiên với lịch sử - văn hóa của một vùng đất, tạo nên sức hấp dẫn của một vùng đất có tiềm năng du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế ông đã không tiếc lời ca ngợi dòng sông bằng những lời văn thấm đượm ân tình, nặng lòng với Huế : “Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ lá xanh biếc: Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước”, vẻ đẹp ấy còn chắp cánh cho cảm xúc về sông Hương của biết bao thế hệ nhà văn nhà thơ, mỗi người cảm nhận một vẻ, tạo nên những cảm xúc phong phú góp phần nâng vẻ đẹp hiện thực lên. Tiếng nói của tình yêu tha thiết của sự gắn bó bền chặt đã khiến nhà văn như hòa chung cảm xúc đồng điệu với nhân vật trữ tình - nhà thơ từ Hà Nội vào, dẫu mái tóc bạc trắng, dẫu thăng trầm ghi dấu nhưng khi đứng trước dòng sông đã vụt hỏi một câu thấm đượm nỗi bâng khuâng: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Câu hỏi ấy cũng là nỗi niềm của tác giả bài bút kí khi say mê khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn của sông Hương.
Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường được viết nên bằng tất cả sự tài hoa của người nghệ sĩ. Ngôn từ, cẩn trọng được chắt lọc tinh tế, miêu tả đan xen với kể chuyện một cách tài tình bằng một giọng văn lôi cuốn từ đầu đến cuối. Nhà văn đã giúp chúng ta hiểu về ngọn nguồn dòng chảy làm nên tâm hồn ngọt ngào ân tình của người xứ Huế. Sự am hiểu sâu sắc ở nhiều lĩnh vực lịch sử, địa lí, văn hóa, nghệ thuật đã góp phần đắc lực giúp nhà văn chuyển tải bức thông điệp tình yêu đất Huế, tình yêu sông Hương một cách thấm thía.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12