Luyện tập Kiểm tra phần Tiếng Việt trang 204 SGK Văn 9

1. Phân tích nét nổi bật của việc dùng từ láy của bốn câu trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

1. Phân tích nét nổi bật của việc dùng từ láy của bốn câu trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Bốn câu thơ là hình ảnh của cảnh vật trên đường chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Những cảnh này cũng thấm đẫm tâm trạng của nhân vật mà Nguyễn Du muốn gửi tới người đọc. Cảnh vật ấy, tâm trạng ấy được thế hiện rất rõ qua cách sử dụng các từ láy của đoạn thơ.

Cái nao nao của dòng nước, cái nho nhỏ của nhịp cầu đã gợi tả được những đường nét của cảnh vật. Nhưng cái nao nao đó cũng là cảm giác bâng khuâng xao xuyến của Thúy Kiều như báo trước một điều gì sẽ xảy ra. Và điều gì đến đã phải đến: nấm mồ Đạm Tiên xuất hiện. Nguyễn Du rất tài tình khi dùng từ láy sè sè, rầu rầu đế miêu tả nấm mồ của Đạm Tiên. Vì thế mà người đọc không ai không hình dung ra một nấm mồ gần như sát mặt đất, ở trên là những ngọn cỏ úa vàng xen lẫn với màu xanh đang còn sót lại. Đó là hình ảnh của một nấm mồ vô chủ đáng thương.... Nhưng ý nghĩa miêu tả của từ ngừ không dừng lại ở đó mà cảnh đang nói cho nỗi lòng của nàng Kiều. Sè sè, rầu rầu trong câu thơ đã diễn tả được tâm trạng se sắt, rầu rĩ... của Thúy Kiều trước số phận một con người tài sắc bạc mệnh. Phải chăng đó cũng là điềm báo cho số phận của một cuộc đời phận mỏng duyên manh sau này của nàng.

2. Đọc đoạn trích Mả Giảm Sinh mua Kiều - tìm lời dẫn trực tiếp:

-     “Mã Giám Sinh”, “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.

“Mua ngọc đến Lam Kiều,... Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường": “Giá đáng nghìn vàng, Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài”.

-     Nhận xét về cách xưng hô, nói năng của bà mối và Mã Giám Sinh.

Cách xưng hô, nói năng, (hỏi tên) rằng..., (hỏi quê) rằng rằng...: Mốì rằng       

Cách xưng hô, nói năng như trên thể hiện rõ tính cách, bản chất của nhân vậtĐó chính là bản chất của những kẻ bất lương, bất nhân, bất nghĩa. Ngôn ngữ chào hỏi, trao đổi qua lại là ngôn ngữ của kẻ con buôn chuyên hưởng lợi trên sự đau thương, bi thảm của người khác. Bà mối thì đưa đẩy, gạ gẫm, lèo lái, Mã Giám Sinh thì cộc lốc, cò kè, trịch thượng...

3. a) Lời dẫn trực tiếp

Có lẽ các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...

-     Lời dẫn gián tiếp:

Ngày trước, trước kia, đã có thời...

-     Không phải là lời dẫn:

Cuộc sống buồn tẻ của chúng; về những con chim tôi bẫy được đang sông ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác; tôi kể chuyện cổ tích.

b)      Sở dĩ nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ trong nhận xét của mình là vì: nhân vật chưa dám khẳng định chắc chắn điều mình nói (các bà đều rất tốt). Như vậy, nhán vật thằng lớn đã tuân thủ phương châm hội thoại về chất.

4. Phân tích nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong các đoạn trích

a)    Tác giả đả sử dụng biện pháp so sánh tu từ. Hai dãy Trường Sơn được ví như hai con người (anh với em), như hai miền đất (Nam với Bắc), như hai phía (đông với tây) Đó là sự gắn bó keo sơn mà không gì có thể chia cắt được.

b)   Thạch Lam đã sử dung bién pháp ẩn dụ trong câu văn.

Tác giả đã dùng sợi dây đàn để chỉ tâm hồn con người. Đó là một tâm hồn nhạy cảm biẽt rung động trước cuộc sống và cuộc đời...

c)   Thép Mới đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và điệp ngữ. Cây tre được tác giả coi như con người: những từ ngữ tre, giữ, anh hùng được lặp đi, lặp lại nhiều lần nhằm khắc họa hình ảnh cây tre cũng như những chiến công của nó

Biện pháp nhân hóa đã làm cho hình ảnh cây tre trở nên sống động, gần gũi với con người. Sự lặp lại từ ngữ làm cho câu văn trở nên hài hòa, nhịp nhàng hơn

5.  Những cách nói có sử dụng biện pháp nói quá

Chưa ăn đã hết: một tấc đến trời; một chữ bẻ đôi không biết; cười vỡ bụng; rụng rời chẩn tây, tức lộn ruột; tức đứt ruột; ngáy như sấm; nghĩ nát óc; đứt từng khúc ruột

Các bài học liên quan
Phân tích truyện ngắn Cố hương của văn hào Lỗ Tấn.
Tóm tắt chương IX Thời thơ ấu của Go- rơ- ki.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật