Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh giàu tiềm năng
Ba đỉnh núi nhô lên cao víu trông giống như 3 hòn đảo bồng bềnh trên biển mây nên được gọi là Tam Đảo.
- Bài học cùng chủ đề:
- Thuyết minh về cây tre_bài 1
- Thuyết minh về một loài hoa truyền thống của dân tộc Việt Nam (Hoa sen )
- Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam ( tết trung thu )
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Tam Đảo - nàng tiên còn ngủ trong rừng
Dãy núi cao hơn 1.300 mét, nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang như một bình phong đứng trấn giữ từ phía bắc cho Hà Nội, và chỉ cách Thủ đô khoảng 50km đường chim bay. Ba đỉnh núi nhô lên cao trông giống như 3 hòn đảo bồng bềnh trên biển mây nên được gọi là Tam Đảo.
Trong lòng thung lũng, dưới tán cây thông xanh là những khách sạn, khu nghỉ nhỏ xinh nằm rải rác thành vòng tròn, thoắt ẩn thoắt hiện giữa làn mây lúc họp, lúc tan. Thác Bạc cao hơn trên 50 mét từ trên đỉnh núi tuôn xuống thành ba bậc trắng xoá, ầm ầm vang động suốt đêm ngày, làm cho Tam Đảo thêm phần tráng lệ.
Năm 1904, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương mới phát hiện ra Tam Đảo. Sau đó, nhiều năm bọn thực dân lần lượt xây dựng Tam Đảo thành nơi nghỉ mát của chúng, gồm 163 toà biệt thự tráng lệ. Đầu năm 1947, ta phải thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” để đánh giặc, nên toàn bộ khu nghỉ mát Tam Đao đã bị phá huỷ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Chính phủ đã xây dựng một số công trình, chủ yếu để hội họp giữa thời kì bom đạn, khói lửa.
Cuối thế ki XX, ta mới bắt đầu xây dựng và phát triển Tam Đảo thành nơi nghỉ mát và du lịch. Tính đến đầu năm 2008 đã có 43 khách sạn với 1542 phòng; trong đó có 4 khách sạn 2 sao mang tên Hạ Long, Sao Mai, Mi-ni và Thế Giới Xanh. Tam Đảo còn phải vươn lên phát triển nhiều hơn nữa mới mang tầm vóc của một khu du lịch hiện đại, hoành tráng thu hút được nhiều khách du lịch gần xa.
Mùa hè nóng bức, ngột ngạt, đến với Tam Đảo để hưởng thụ không khí mát lành, để đi dạo trong rừng, để tắm suối, để khám phá cây cỏ, hoa lan, địa lan, muông thú lạ nơi Vườn quốc gia Tam Đảo.
Cho đến nay (2010), Tam Đảo còn là “một nàng tiên ngủ trong rừng” mà ngành du lịch Việt Nam và tỉnh Vĩnh Phúc “chưa đánh thức dậy".
dayhoctot.com
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo