Thuyết minh về một loài hoa truyền thống của dân tộc Việt Nam (Hoa sen )
Hoa sen trong đời sống của người Việt Nam tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng, cao sang. - Là quốc hoa của nước Việt Nam.
- Bài học cùng chủ đề:
- Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam ( tết trung thu )
- Thuyết minh về một nhà văn địa phương
- Thuyết minh về một loại hoa, loài cây mà em yêu thích
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
ĐỀ 11: Thuyết minh về một loài hoa truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Hoa sen)
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
- Hoa sen trong đời sống của người Việt Nam tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng, cao sang.
- Là quốc hoa của nước Việt Nam.
II. THÂN BÀI
- Nguồn gốc, xuất xứ
- Hoa sen có nguồn gốc từ châu Á, xuất phát từ đất nước Ấn Đô, sau đó lan rộng ra nhiều nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc,...
- Từ Bắc đến Nam, sen có mặt ở khắp mọi nơi với hình ảnh gần gũi, thân thuộc như cây đa đầu làng, cây tre, trúc,...
- Nếu ở miền Bắc, sen chỉ mọc vào mùa hè do điều kiện thời tiết thì ở miền Nam, sen bốn mùa khoe sắc thắm, đặc biệt là ở Đồng Tháp Mười.
1.Cấu tạo
- Hoa được đỡ nâng bằng cuống hoa dài, đưa hoa mọc lên trên bề mặt nước để khoe sắc hương của mình.
- Lá to rộng, có đường kính khoảng sáu mươi cen-ti-mét.
- Cánh hoa khi nở thì rất to và đẹp, có nhiều màu như màu trắng tinh khiết hay màu hồng đào phất phơ.
- Hoa sen có nhiều nhị (tua sen) và noãn rời. các noãn này về sau thành quả gắn trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen).
- Mỗi quả chứa một hạt, trong hạt có chồi mầm (tâm sen) gồm bốn lá non gập vào trong.
- Sen có thể được trồng bằng hạt hay thân rễ.
- Cách trồng
- Không nên trồng quá sâu hoặc quá cạn làm sen đẽ bị nổi lên. Nên chọn chân ruộng trũng để trồng.
- Thời vụ: thường trồng vào tháng 1 - 2 dương lịch.
- Cách trồng: có thể trồng bằng gốc sen hoặc tách nhánh (phát triển nhanh hơn); chọn nhánh dài khoảng 0,7 - 1 m, có 3 cụm lá là tốt nhất.
- Trồng cây cách cây 2m X 2m. khoảng 250 cây/1000m2
- Sau trồng giữ mực nước trong ao, hồ, ruộng khoảng 20 - 25cm.
- Sau 10 ngày cây bén rễ nếu có cây bị chết cần giặm cho đủ.
- Sau thời gian này, giữ mực nước tăng dần theo sự phát triển cây sen và khống chế trên dưới 50cm là tốt nhất.
- ích lợi
- Từ sen có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị rất hay: hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, vừa là liều thuốc tốt để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh.
- Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thê dùng ướp trà. tạo nên hương thơm dịu.
- Lá sen dùng để gói bánh, cốm thì rất tuyệt vì nó mang lại một hương thơm rất đặc trưng.
- Cách chăm sóc
- Liều lượng và cách bón phân cho l.OOOm2 ao sen: Phân có thể dùng super lân, urê và KCI. Bón lót toàn bộ phân lân trước khi trồng với lượng khoáng 40kg. Sau đó cứ sau 15 ngày bón thúc 1 lần với khoảng 2kg Urê + lOkg super lân/1 .OOOrn2.
- Bón thúc lần 5 có thêm kali với lượng vài trăm gram/1000m2.
- Trước khi bón nên thay đổi nước trong ao trồng sen cho nước mới có phù sa vào và giữ cố định ở mức nói trên.
- Sen cần bón cân đối đạm, lân và kali để tạo ra nhiều bông hoa đẹp nên cần thường xuyên bón phân. Nếu thiếu phân, cây cho hoa không ấn tượng, lá vàng và cây yếu.
- Mặt khác do sen trồng trong điều kiện ao ruộng ngập nước sâu nên có thể kết hợp nuôi một số loài cá và động vật thủy sinh.
- Để môi trường trong ao tốt, khi bón phân cần chú ý loại phân và sử dụng đúng liều lượng.
- Bón phân không gây ngộ độc cho động vật thủy sinh, nguồn nước và không kích thích tảo mọc nhiều. Lưu ý không nên bón phân dạng DAP hoặc phân gà vi sinh giúp tảo mọc dày, cạnh tranh oxy và đất sống với sen.
- Sen mọc dưới nước, có sức chống chịu cao, không có bệnh, tuy nhiên thỉnh thoảng bị sâu ăn lá, khắc phục bằng việc thường xuyên kiểm tra và cắt lá bị sâu vùi sâu xuông bùn.
b. ý nghĩa
- Sen còn được xem là biểu tượng cho sự trong trang, thanh thoát của người con gái.
- Hoa sen còn tượng trưng cho vẻ tươi sáng, cao sang, thuần khiết của dân tộc. con người và đất nước Việt Nam thân yêu.
Mặt khác, sen còn mang trong mình một ý nghĩa rất đặc biệt: mặc dù được mọc lên từ bùn nhưng lại không tanh mùi bùn mà sen lại toả ngát hương thơm, nhờ thế mà ngày xưa, hoa sen là hình ảnh tưởng tượng cho người quân tử.
- Chính vì những ý nghĩa cao đẹp đấy mà sen đà trở thành quốc hoa của đất
nước ViệtNam và luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho thi ca, nhà vân và nghệ thuật.
III.KẾT BÀI
- Với vẻ đẹp giản dị, tao nhã, hoa sen là hiện thân cho nhân phẩm, lối sống, âm hồn cũng như cốt cách nhân văn của người Việt.
- Đây là món quà quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
BÀI VĂN THAM KHẢO
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trang lụi chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. "
Đây là bài ca dao nói về hoa sen, một trong những loài hoa vừa có hương, vừa sắc. Không những vậy, nó còn mang trong mình những phẩm chất cao quý, tốt đẹp, là biểu tượng cho sự cao sang, thuần khiết của con người, dân tộc Việt Nam.
Hoa sen có nguồn gốc từ châu Á, xuất phát từ đất nước Ấn Độ, sau đó lan rộng nhiều nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc,... chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hoá, đặc hiệt là Phật giáo ở Việt Nam. Từ Bắc đến miền Nam, có mặt ở khắp mọi nơi với hình ảnh gần gũi, thân thuộc như cây đa đầu làng, cây tre, trúc,... nếu ở miền Bắc, sen chỉ mọc vào mùa hè do điều kiện thời tiết thì ở Nam, sen bốn mùa khoe sắc thắm, đặc biệt là ở Đồng Tháp Mười. Hoa sen có vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, càng ngắm càng thấy nét duyên dáng, dịu dàng, thướt tha. Hoa được đỡ nâng bằng cuống hoa dài, đưa hoa mọc lên trên bề mặt nước để khoe sắc hương của mình. Lá to rộng, có đường kính khoáng sáu mươi cen-ti-mét trong khi các bông hoa khác to nhất chỉ có thể có đường kính hai mươi cen-ti-mét. Cánh hoa khi nở thì rất to và đẹp, có nhiều màu như màu trắng tinh khiết hay màu hồng đào phất phơ. Hoa sen có nhiều nhị (tua sen) và noãn rời, các noăn này về sau thành quả gắn trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen). Mỗi quả chứa một hạt trong hạt có chồi mầm (tâm sen) gồm bốn lá non gập vào trong. Sen có thể được trồng bàng hạt hay thân rễ.
Ngoài vẻ đẹp dân dã và cấu tạo khá đơn giản ra, sen còn rất có ích cho cuộc sống của con người bởi từ sen có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng những bài thuốc đặc trị rất hay: hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, vừa là liều thuốc tốt để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng ướp trà, tạo nên hương thơm dịu. Lá sen dùng để gói bánh, cốm thì rất tuyệt vì nó mang lại một hương thơm rất đặc trưng. Sen quả thật rất thú vị vì nó đã đem đến cho đời muôn vàn điều bổ ích.
Ngoài ra, sen còn được xem là biểu tượng cho sự trong trắng, thanh thoát người con gái. Không những vậy, hoa sen còn tượng trưng cho vẻ tươi sáng, sang, thuần khiết về dân tộc, con người và đất nước Việt Nam thân yêu! Mặt khác sen còn mang trong mình một ý nghĩa rất đặc biệt: mặc dù được mọc lên từ nhưng lại không tanh mùi bùn mà sen lại toả ngát hương thơm, nhờ vậy mà ngày xưa, hoa sen là hình ảnh tưởng tượng cho người quân tử. Chính vì những ý ng cao đẹp đấy mà sen đã trở thành quốc hoa của đất nước Việt Nam và luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho thi ca, nhà văn và nghệ thuật.
Với vẻ đẹp giản dị, tao nhã, hoa sen là hiện thân cho nhân phẩm, lối sống, hồn cũng như cốt cách nhân văn của người Việt.Đây là món quà quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
|
(Bài làm của HS)
dayhoctot.com
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo