Soạn bài Phát biểu tự do - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Phát biểu tự do. Câu 1. Nêu một số ví dụ về tình huống phát biểu tự do.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Phát biểu tự do - Ngữ Văn 12
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Câu 1. Anh (chị) hãy tìm một vài ví dụ từ đời sống và của bản thân để chứng tỏ rằng: Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn.
Ví dụ :
- Một bạn học sinh, khi được cô giáo nêu vấn đề: "Hãy phát biểu những hiểu biết của em về Thơ Mới Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945), đã giơ tay xin phát biểu ý kiến: "Thưa cô, em chỉ xin phát biểu về mảng thơ tình thôi được không ạ". Được sự đồng ý của cô giáo, bạn học sinh ấy đã phát biểu một cách say sưa, hào hứng về mảng thơ tình trong phong trào Thơ Mới: những nhà thơ có nhiều thơ tình, những bài thơ tình tiêu biểu, những cảm nhận về thơ tình...
- Trong buổi đại hội chi đoàn, mặc dù không được phân công tham luận nhưng ngay sau khi bạn A phát biểu về phong trào "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", bạn B phát biểu và đóng góp ý kiến rất hay, rất bổ ích, thậm chí còn hơn cả bài phát biểu chuẩn bị sẵn của bạn A.
Câu 2. Từ những ví dụ về tình huống phát biểu tự do đã tìm được, anh (chị) hãy cho biết, vì sao con người luôn có nhu cầu phát biểu tự do?
Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì:
- Ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống.
- Mặt khác, các phát biểu còn khẳng định “Cái tôi” của mỗi người, vì vậy phát biểu tự do là một hình thức để chúng ta tự khẳng định mình.
Câu 3: Làm thế nào để phát biểu tự do thành công? (Chọn những phương án đúng).
Các phương án nêu trên đều hợp lí.
Câu 4.
a. Việc nói năng chêm xen tiếng nước ngoài, các kênh truyền hính đáng quan tâm, việc lựa chọn khối thi – trường thi (đại học)…
b. Người phát biểu dựa vào hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn lí do phù hợp (đó là vấn đề bản thân quan tâm, vấn đề đang được sự chú ý của dưa luận, vấn đề đang gây bức xúc…)
c.
- Nêu thực trạng của vấn đề: vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Sự quan tâm của dư luận ra sao/ tính cấp thiết của vấn đề như thế nào?
- Thực trạng đó cần được biểu dương/ nhân rộng hoặc đáng bị lên án như thế nào? Tại sao?
- Phương pháp để nhân rộng/ ngăn chặn những sự việc trân?
d.
- Nhấn mạnh những chố có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu.
- Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng.
- Lồng một nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn.
- Tìm cách diễn đạt tiếp nhận trong hoàn cảnh thích hợp, có thêm sự biểu cảm hay hài hước.
- Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ.
- Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.
Nên áo dụng tất cả các phương án trên.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Sưu tầm những lời phát biểu tự do đặc sắc.
Tham khảo ý kiến của nhân vật An-đơ-rơ-súc (Thép đã tôi thế đấy – Ô-xtơ-rốp-ki) về cái chết của nhân vật Ruồi Trâu trong tác phẩm cùng tên.
“Chết mà biết mình chết vì một sự nghiệp gì thì chết cũng đáng lắm. Trong cái trường hợp ấy anh thấy mình có đủ sức mạnh để không sợ chết. Ta sẵn sàng đi đến cái chết một cách kiên nhẫn khi ta cảm thấy có chính nghĩa ở phía ta. Chính cái đó làm cho con người trở thành anh hùng đấy!”.
Câu 2. Giả sử anh (chị) tham khảo một quyển sách đang được giới trẻ quan tâm, yêu thích và được phát biểu ý kiến của mình. Hãy ghi lại lời phát biểu đó và nhận xét (xem SGK).
Gợi ý:
- Về nội dung: Đã đúng vấn đề chưa? Đã thể hiện hết ý kiến của mình chưa? Có đóng góp mới mẻ gì cho cuộc trao đổi?
- Về hình thức: Cách nói đã đúng mực chưa? Cử chỉ, tác phong thế nào? Cách trình bày có biểu cảm, hấp dẫn không?...
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12