Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

Dạy học tốt xin gửi tới các bạn nội dung Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” và file đính kèm để các bạn tiện tải về sử dụng. Chúc các bạn có được những thông tin như mong muốn của mình. Nào hãy cùng xem nội dung ngay bên dưới nhé.

Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.

- Là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học.

- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học.

- Câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò của học sinh.

- Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng.

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.

- Giáo viên khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật, hiện tưởng mới.

- Giáo viên cho học sinh trình bày bằng nhiều hình thức: viết, vẽ, nói, ….

- Giáo viên không nhất thiết phải chú ý tới các quan niệm đúng, cần phải chú trọng đến các quan niệm sai.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

3.1 Đề xuất câu hỏi.

- Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.

- GV cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu hỏi liên quan đế bài học.àđể giúp học sinh so sánh.

3.2 Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu.

- Từ những câu hỏi của HS, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực nghiệm để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó.

- GV ghi chú lên bảng các đề xuất của HS để các ý kiến sau không trùng lặp.

- Khuyến khích HS tự đánh giá ý kiến nhau hơn là ý kiến của GV nhận xét.

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

- Quan sát tranh và mô hình và ưu tiên thực nghiệm trên vật thật

- Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.

- GV cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu hỏi liên quan đế bài học.àđể giúp học sinh so sánh

Bước 5: Kết luận kiến thức mới

Dạy "bàn tay nặn bột" cần chú ý những nguyên tắc gì?

1. Học sinh quan sát một vật hoặc một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi, có thể cảm nhận được và tiến hành thực nghiệm về chúng.

2. Trong quá trình học tập, học sinh lập luận và đưa ra các lý lẽ, thảo luận về các ý kiến và các kết quả đề xuất, xây dựng các kiến thức cho mình, một hoạt động chỉ dựa trên sách vở là không đủ.

3. Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức theo các giờ học nhằm cho các em có sự tiến bộ dần dần trong học tập. Các hoạt động này gắn với chương trình và giành phần lớn quyền tự chủ cho học sinh.

4. Tối thiểu 2 giờ một tuần dành cho một đề tài và có thể kéo dài hoạt động trong nhiều tuần. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp sư phạm được đảm bảo trong suốt quá trình học tập tại trường.

5. Mỗi học sinh có một quyển vở thí nghiệm và học sinh trình bày trong đó theo ngôn ngữ của riêng mình.

6. Mục đích hàng đầu đó là giúp học sinh tiếp cận một cách dần dần với các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật...kèm theo một sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết.

Tải ngay

Đề thi mới cập nhật