Biên bản chuyên đề sinh hoạt chi bộ cập nhật mới nhất

Dạy học tốt xin gửi tới các bạn nội dung Biên bản chuyên đề sinh hoạt chi bộ cập nhật mới nhất và file đính kèm để các bạn tiện tải về sử dụng. Chúc các bạn có được những thông tin như mong muốn của mình. Nào hãy cùng xem nội dung ngay bên dưới nhé.

            ĐẢNG ỦY XÃ YÊN LƯ                                                 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

            CHI BỘ MN YÊN LƯ 1                                                              __________________

                           *                                                                                                               Yên Lư, ngày 03 tháng 5 năm 2019

BIÊN BẢN

Sinh hoạt chuyên đề chi bộ quý 2 năm 2019

Thời gian: Vào hồi 2h giờ 30 phút.ngày 05 tháng 3 năm 2019

Địa điểm: Tại văn phòng trường mầm non Yên Lư số 1

Thành phần: Đảng viên Chi bộ MN Yên Lư 1

Có mặt :20 đ/c

Vắng mặt :01, lý do vắng mặt: Nghỉ ốm ( Đ/c Hiền)

Chủ tọa: Nguyễn Thị Yến

Thư ký:Nguyễn Thị Huệ

NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ

1. Tên chuyên đề: Làm việc với thái độ khách quan, công tâm , đối sử công bằng với trẻ.

2. Nội dung chuyên đề :

1. Hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; thương yêu học trò và yêu nghề; yêu lao động và quý trọng người lao động chân tay; có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

2. Kính trọng nhân dân, tin vào sức mạnh của nhân dân.

3. Phải có phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đó là những phẩm chất không thể thiếu được đối với người làm thầy. Biểu hiện rõ nhất những phẩm chất này của người thầy giáo là dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt. Sự nghiệp trồng người không hề bằng phẳng dễ dàng mà đầy khó khăn, gian khổ. Vì vậy, không chỉ có quyết tâm, sự hy sinh mà phải có kế hoạch, biết tổ chức, có phương pháp làm việc khoa học mới hoàn thành được nhiệm vụ. Người thầy giáo phải là tấm gương sang về rèn luyện đạo đức và tự học, đánh giá kết quả của người học phải khách quan, công bằng, không thiên tư, thiên vị.

4. Phẩm chất nhà giáo còn phải thể hiện ở tình yêu thương học trò và yêu nghề. Đối với nhà giáo, phẩm chất đạo đức thương yêu học trò và yêu nghề có mối quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ nhau. Thương yêu học trò sẽ dẫn đến yêu nghề và ngược lại, yêu người bao nhiêu, yêu nghề bấy nhiêu.

5.Theo Hồ Chí Minh, người thầy giáo phải quan tâm, săn sóc học trò với tình cảm sâu nặng như ruột thịt, song cách thể hiện phải phù hợp với từng lứa tuổi và cấp học. Ở bậc mẫu giáo và tiểu học, người thầy phải dành cho học trò một tình thương đặc biệt như tình cảm của cha mẹ với các con. Người căn dặn: Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thì trước hết phải yêu trẻ, hay "phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình"

6. Trong môi trường sư phạm, Người hiểu rất rõ giá trị của sự đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo ra bầu không khí vui vẻ thoải mái, kích thích sự khám phá, sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu; đồng thời sẽ tạo ra môi trường thi đua lành mạnh, phát huy được khả năng của cá nhân và sức mạnh của tập thể, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Chính vì vậy, Người luôn giáo dục tinh thần đoàn kết trong đội ngũ thầy giáo, cô giáo.

7. Phải gương mẫu về đạo đức. Sự gương mẫu ở đây là người thầy thực hiện trước hết những điều mình dạy học trò. Người nói: "Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. Ví như bảo học trò phải dạy sớm mà giáo viên thì trưa mới dạy. Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu" (6). Người thầy có ý thức về sự gương mẫu của mình tức là đang tự hoàn thiện mình. Người thầy dạy học trò về phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thương yêu lẫn nhau; đoàn kết nội bộ; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Gương mẫu về lĩnh vực đó, nghĩa là người thầy đang trên con đường xây dựng đạo đức cho mình.

8 Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức phải thường xuyên suốt đời,

+ Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của nhà giáo phải được thực hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như đối với công việc, quan hệ đồng nghiệp, học trò, cha mẹ học trò, các tổ chức đoàn thể... Người căn dặn: Phải xây dựng "quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ, giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò… giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân” Chỉ có rèn luyện công phu như vậy, người thầy mới có được những phẩm chất tốt đẹp cho các thế hệ học trò noi theo.

3.Thảo luận liên hệ các nội dung trên với công việc của bản thân

* 5 ý kiến

* Ý kiến Thứ nhất :

- Luôn luôn khắc phục khó khăn, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao có quyết tâm cao, có kế hoạch, biết tổ chức, có phương pháp làm việc khoa học mới hoàn thành được nhiệm vụ.

*Ý kiến thứ hai

- Có phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư., nhìn nhận mọi sự việc ở các góc độ, không thiên vị trẻ này hơn trẻ kia, làm việc vì sự yêu thương đặc biệt như tình cảm của cha mẹ với các conặc biệt đối sử công bằng tất cả trẻ trong lớp không phân biệt, hoặc kì thị với trẻ,

*Ý kiến thứ 3

- Gần gũi phụ huynh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, cùng phối hợp trong công tác CSGD trẻ

*Ý kiến thứ tư luôn nhắc nhử bản thânPhải xây dựng "quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ, giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò… giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân”

Ý kiến thứ 5 :Mỗi cán bộ giáo viên Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của nhà giáo phải được thực hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như đối với công việc, quan hệ đồng nghiệp, học trò, cha mẹ học trò, các tổ chức đoàn thể.-

4. Đồng chí chủ tọa kết luận

Sau khi học tập chuyên đề mỗi cán bộ Đảng viên luôn:

- Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, và tu dưỡng suốt đời. Phải xây dựng "quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ, giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò… giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân”

- Phải gương mẫu về đạo đức"Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức.

- Xây dựng mối đoàn kết trong nhà trường tạo được sự khám phá, sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu; đồng thời sẽ tạo ra môi trường thi đua lành mạnh, phát huy được khả năng của cá nhân và sức mạnh của tập thể, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

- Phải biết quan tâm, săn sóc học trò với tình cảm sâu nặng như ruột thịt, song cách thể hiện phải phù hợp với từng lứa độ tuổi. Dành cho học trò một tình thương đặc biệt như tình cảm của cha mẹ với các con. Người căn dặn: Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thì trước hết phải yêu trẻ, hay "phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình"

- Người thầy giáo khắc phục khó khăn thi đua dạy tốt. biết vận dụng , xây dựng kế hoạch, biết tổ chức, có phương pháp làm việc khoa học hoàn thành tốt moij nhiệm vụ.

Hội nghị biểu quyết bằng giơ tay 20/20 đồng chí nhất trí bằng100%

Hội nghị kết thúc vào 4giờ 20phút, ngày 03 tháng 5 năm 2019.

CHỦ TỌA HỘI NGHỊ



Nguyễn Thị Huệ



THƯ KÝ HỘI NGHỊ



Nguyễn Thị Yến



   

Tải ngay

Đề thi mới cập nhật