Thông tư 30-2014-TT-BLĐTBXH thi đua, khen thưởng ngành Lao động Thương binh và Xã hội

Dạy học tốt xin gửi tới các bạn nội dung Thông tư 30-2014-TT-BLĐTBXH thi đua, khen thưởng ngành Lao động Thương binh và Xã hội và file đính kèm để các bạn tiện tải về sử dụng. Chúc các bạn có được những thông tin như mong muốn của mình. Nào hãy cùng xem nội dung ngay bên dưới nhé.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Số: 30/2014/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về mục đích, nguyên tắc thi đua, khen thưởng; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tập thể; tổ chức phong trào thi đua và tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; thẩm quyền, tuyến trình khen; hồ sơ, quy trình xét, lễ trao tặng; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học các cấp; quỹ thi đua, khen thưởng; quản lý, lưu trữ và báo cáo, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại tố cáo về thi đua, khen thưởng trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Ngành).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tập thể làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh Xã hội (sau đây viết tắt là thuộc và trực thuộc Bộ); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội); Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh; cán bộ, công chức Văn hóa - Xã hội ở xã, phường, thị trấn.

2. Các cá nhân, tập thể ngoài Ngành là người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp cho sự nghiệp lao động, người có công và xã hội ở Việt Nam.

Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

1. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003; khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013; Điều 3 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (sau đây viết tắt là Nghị định 42/2010/NĐ-CP) và Điều 2 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi; bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 (sau đây viết tắt là Nghị định 65/2014/NĐ-CP).

2. Việc xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được thực hiện công khai, dân chủ, đề nghị theo trình tự từ cơ sở, chú trọng cá nhân, tập thể trực tiếp lao động, sản xuất, có nhiều sáng tạo trong lao động, có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn và tỷ lệ quy định.

3. Bộ trưởng chỉ khen thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc cấp tỉnh quản lý khi tiến hành phát động thi đua theo chuyên đề.

4. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới; lấy kết quả công tác cải cách thủ tục hành chính là một trong những tiêu chí để xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với các cá nhân và tập thể.

5. Trong một năm không trình hai hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho một đối tượng (trừ trường hợp khen thưởng đột xuất). Các trường hợp đề nghị tặng thưởng Huân chương có tiêu chuẩn liên quan đến Bằng khen Thủ tướng Chính phủ thì sau 5 năm (tính từ ngày ký quyết định) mới được đề nghị xét tặng.

6. Không xét khen thưởng đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 10 tháng; trong năm nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên.

7. Kết quả khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề là một trong những cơ sở để xem xét khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được.

Điều 4. Quyền lợi của cá nhân, tập thể được khen thưởng

1. Cá nhân được tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được nhận giấy chứng nhận, bằng khen, giấy khen và một khoản tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định tại các Điều 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; được xem xét nâng lương trước thời hạn; được ưu tiên cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước; là một trong những tiêu chuẩn làm căn cứ để đánh giá khi quy hoạch, hoặc xem xét bổ nhiệm cán bộ.

2. Tập thể được tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng kèm bằng khen, giấy chứng nhận và một khoản tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định; có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng biểu tượng của các hình thức khen thưởng trên các văn bản, tài liệu chính thức của đơn vị.

Điều 5. Nghĩa vụ của các cá nhân, tập thể được tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

1. Tiếp tục duy trì, phát huy thành tích đã đạt được xứng đáng với các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được trao tặng.

2. Cá nhân, tập thể được tặng danh hiệu thi đua hoặc khen thưởng có nghĩa vụ bảo quản và sử dụng các hiện vật khen thưởng đúng mục đích và quy định.

Chương II

TỔ CHỨC PHONG TRÀO VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 6. Phong trào thi đua

1. Hình thức tổ chức phong trào thi đua thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 (sau đây viết tắt là Thông tư 07/2014/TT-BNV).

2. Phát động, chỉ đạo phong trào thi đua

a) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn Ngành và trên mọi lĩnh vực do Bộ quản lý. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ (sau đây viết tắt là Hội đồng Bộ) có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng về các nội dung thi đua và tổ chức phong trào thi đua;

b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị (sau đây viết tắt là Hội đồng đơn vị) có trách nhiệm tham mưu giúp thủ trưởng về các nội dung thi đua và tổ chức phong trào thi đua.

3. Nội dung tổ chức phong trào thi đua thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 42/2010/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư 07/2014/TT-BNV.

4. Sơ kết, tổng kết: Đối với các đợt thi đua theo chuyên đề do Bộ trưởng phát động trong phạm vi toàn quốc, phải tiến hành sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và bình xét công khai để lựa chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc trong các phong trào đề nghị Bộ trưởng khen thưởng.

Điều 7. Các danh hiệu thi đua

1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm:

a) “Lao động tiên tiến”;

b) “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

c) “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”;

d) “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:

a) “Tập thể lao động tiên tiến”;

b) “Tập thể lao động xuất sắc”;

c) “Cờ thi đua cấp Bộ”;

d) “Cờ thi đua của Chính phủ”.

3. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua đối với cá nhân và tập thể chỉ thực hiện mỗi năm một lần vào dịp tổng kết năm.

Điều 8. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”

1. Tiêu chuẩn chung

a) Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho các cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 6, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 và Điều 5 Nghị định 65/2014/NĐ-CP, trong đó việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao dựa trên kết quả của cấp có thẩm quyền về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản liên quan.

b) Đạt từ 70 điểm trở lên theo thang điểm quy định tại mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư.

2. Tiêu chuẩn đối với cá nhân giảng dạy ở các trung tâm dạy nghề; các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề và trường đại học có đăng ký dạy nghề (sau đây viết tắt là các trường dạy nghề).

Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy với chất lượng tốt, đạt hiệu quả cao (đạt 100% kế hoạch trở lên), cụ thể:

a) Đầy đủ hồ sơ giảng dạy theo quy định;

b) Truyền đạt đầy đủ chương trình môn học và đảm bảo tiến độ giảng dạy;

c) Có phương pháp giảng dạy phù hợp, dễ hiểu để học viên, học sinh, sinh viên tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành;

d) Sử dụng thành thạo, hợp lý, có hiệu quả trang, thiết bị dạy học;

đ) Có kỹ năng sư phạm, thực hiện tốt việc giáo dục, bồi dưỡng nhân cách cho người học;

e) Tham gia làm đồ dùng dạy học, mô hình học cụ và tham gia xây dựng phòng học chuyên môn hóa;

g) Được công nhận đạt danh hiệu giáo viên hoặc giảng viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm trở lên;

h) Kết quả học tập của học sinh, sinh viên về môn học do giáo viên, giảng viên phụ trách có 85% trở lên đạt yêu cầu, trong đó có ít nhất 30% khá, giỏi;

i) Có phẩm chất đạo đức tốt; tích cực tham gia các phong trào thi đua, không vi phạm các tệ nạn xã hội. Cụ thể: Có trách nhiệm cao với công việc, khiêm tốn, giản dị trong lối sống, được đồng nghiệp và học sinh, sinh viên tin yêu, quý trọng; gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nghiêm túc thực hiện điều lệ, quy chế, nội quy của trường, của trung tâm; không vi phạm các tệ nạn xã hội; có tinh thần khắc phục khó khăn, tương trợ hợp tác tốt với đồng nghiệp; là nhân tố tích cực trong các phong trào thi đua do cơ quan, đơn vị phát động hoặc hưởng ứng các phong trào thi đua do tỉnh hoặc Bộ phát động; các hoạt động xã hội, đoàn thể và có nhiều đóng góp xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh;

k) Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cụ thể: Tích cực học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và cập nhật thông tin khoa học, công nghệ phục vụ chuyên môn giảng dạy; tham gia hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, nghiệp vụ sư phạm vào giảng dạy.

Điều 9. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho các cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 23 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003, khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 và Điều 4 Nghị định 65/2014/NĐ-CP. Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” của đơn vị.

2. Đạt từ 90 điểm trở lên theo thang điểm quy định tại mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư.

Điều 10. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”

Tải ngay

Đề thi mới cập nhật