Bài dự thi những tấm gương làm theo lời Bác

Dạy học tốt xin gửi tới các bạn nội dung Bài dự thi những tấm gương làm theo lời Bác và file đính kèm để các bạn tiện tải về sử dụng. Chúc các bạn có được những thông tin như mong muốn của mình. Nào hãy cùng xem nội dung ngay bên dưới nhé.

Bài dự thi “Những tấm gương làm theo lời Bác”

TẤM LÒNG CÔ GIÁO NƠI VÙNG BIÊN GIỚI

__________________

 

Họ và tên: Trần Thị Kim Oanh

Ngày tháng năm sinh: 01/12/1978

Chức vụ: Bí thư chi bộ – Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tây Tiến

Số điện thoại: 0915 482 048

Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, vị lãnh tụ cách mạng của dân tộc Việt Nam. Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn, nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn. Bản thân Người lại thực hiện trước nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức. Người vừa là một nhà đạo đức học lớn, lại là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được thế giới thừa nhận.

Thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ; Tinh thần cuộc thi viết “Những tấm gương làm theo lời Bác” do Huyện ủy Mộc Châu phát động. Tôi xin kể về tấm gương một cô giáo vùng biên giới có tình yêu thương học trò, tâm huyết và đầy trách nhiệm đó là cô giáo Nguyễn Thị Thương– Giáo viên Trường Tiểu học Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu.

Năm học 2015-2016, cô giáo Thương được phân công giảng dạy lớp ghép 4 + 5 và phụ trách tại điểm trường Xa Lú, một điểm trường cách trung tâm xã Chiềng Khừa 13 km, đường xá đi lại rất khó khăn; điểm trường không có nước, không có điện, không có sóng điện thoại, trình độ dân trí thấp. Với lòng yêu nghề, với tinh thần trách nhiệm cô giáo đã xác định tư tưởng, luôn khắc phục mọi khó khăn, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh và đến động viên, cùng chia sẻ, cùng ăn, cùng ở, tuyên truyền thay đổi nhận thức cho phụ huynh cũng như các em học sinh đi học đầy đủ, chống bỏ học.

Khi đến thăm, tìm hiểu gia đình các em học sinh, cô Thương thấy có một số em có hoàn cảnh rất đặc biệt: bố mẹ thì nghiện ngập, đi tù, các em ở với ông bà già yếu không có khả năng lao động, không ai chăm sóc, không có điều kiện về học tập… 4 lớp học tại điểm trường thì có đến 6 em có nguy cơ bỏ học, trong đó có hai chị em mồ côi cả cha lẫn mẹ là Thào Thị Gống và Thào Thị Pàng Nhia mất cha từ nhỏ, ba mẹ con sống với nhau nhưng ngày 15/03/2016 mẹ của hai em cũng qua đời vì đột tử, ông ngoại đã gần 80 tuổi bị nghiện nặng. Thấy các em nhỏ bơ vơ, cô giáo Thương đã cùng với các thầy cô tại điểm trường đón 6 em học sinh về nuôi và dạy học.

Không kể hết những khó khăn, vất vả mà cô giáo Thương và các thầy, cô giáo tại điểm trường Xa Lú phải vượt qua: Vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, vừa hướng dẫn các em những kỹ năng trong cuộc sống, vừa lo cho các em từng bữa cơm, giấc ngủ với những lo toan bộn bề: Việc nhận chăm sóc, nuôi dạy chỉ được trước mắt, rồi còn ăn, mặc, cuộc sống tương lai của các em…cô giáo Thương đã rất trăn trở. Ngày 20/3/2016, thông qua mạng xã hội cô giáo Thương đã đăng tin bài với nội dung: “Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách” kêu gọi tấm lòng hảo tâm của mọi người để giúp đỡ, động viên, tiếp sức cho các thầy cô giáo trên điểm trường cùng lo cho các em. Bài viết đã được đông đảo các tổ chức, đơn vị, cá nhân quan tâm và quyên góp ủng hộ bằng tinh thần và vật chất gửi cho các thầy cô và các em như: gạo, chăn, màn, quần áo, sách vở… Những món quà thực sự đã giúp cho các thầy cô giáo thêm có động lực để chăm sóc và nuôi dạy các em được tốt hơn.

Cô giáo Nguyễn Thị Thương với ý thức trách nhiệm, với tình yêu nghề nghiệp, sự sáng tạo, luôn rèn luyện đạo đức phẩm chất chính trị, thực sự xứng đáng là tấm gương làm theo lời Bác mà mỗi chúng ta cần học tập.

Người viết

Trần Thị Kim Oanh

Mộc Châu, ngày 06 tháng 12 năm 2016

Tải ngay

Đề thi mới cập nhật