Thông tư 09-2016-TT-BQP về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền
Dạy học tốt xin gửi tới các bạn nội dung Thông tư 09-2016-TT-BQP về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền và file đính kèm để các bạn tiện tải về sử dụng. Chúc các bạn có được những thông tin như mong muốn của mình. Nào hãy cùng xem nội dung ngay bên dưới nhé.
- Các văn bản, tài liệu có thể bạn quan tâm:
- 100 câu đố vui có đáp án
- 101+ câu đố trong nhanh như chớp (có đáp án)
- 150 câu hỏi thi bằng lái xe máy A1 mới nhất
BỘ QUỐC PHÒNG -------
Số: 09/2016/TT-BQP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 112/2014/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN
Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;
Căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các nội dung sau:
1. Xác định tính chất cửa khẩu biên giới đất liền.
2. Mẫu các loại biển báo, biển chỉ dẫn, bảng niêm yết tại cửa khẩu biên giới đất liền.
3. Hệ thống Ba-ri-e kiểm soát tại cửa khẩu biên giới đất liền.
4. Bố trí dây chuyền kiểm soát tại cửa khẩu biên giới đất liền trong trường hợp xảy ra dịch bệnh và phân luồng kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh.
5. Giấy tờ của người xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền.
6. Công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát của Bộ đội Biên phòng tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền.
7. Nguyên tắc, trình tự xác định phạm vi khu vực cửa khẩu biên giới đất liền.
8. Trình tự, thủ tục thực hiện thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu biên giới đất liền hoặc mở cửa khẩu biên giới đất liền ngoài thời gian làm việc trong ngày.
9. Thực hiện hạn chế hoặc tạm dừng và mẫu văn bản liên quan đến hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh, ra, vào, lưu trú, hoạt động trong khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền.
2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thủ tục Biên phòng tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền là quy trình nghiệp vụ do cán bộ Biên phòng cửa khẩu thực hiện để xem xét, giải quyết cho người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh và các quy định về thủ tục giấy tờ mà người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp, xuất trình khi xuất, nhập qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền.
2. Công dân tỉnh biên giới Việt Nam là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương của Việt Nam có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền.
3. Công dân huyện biên giới Việt Nam (cư dân vùng biên giới) là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương của Việt Nam có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền.
Điều 4. Xác định tính chất cửa khẩu biên giới đất liền theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP
1. Cửa khẩu biên giới đất liền chỉ được xác định chính thức là cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ sau khi Chính phủ hai nước có chung cửa khẩu quyết định đồng ý mở, nâng cấp cửa khẩu và chính quyền cấp tỉnh biên giới hai bên phối hợp tổ chức lễ công bố khai trương mở, nâng cấp cửa khẩu theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 20 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây viết gọn là Nghị định số 112/2014/NĐ-CP).
2. Ngoài các loại hình cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ đã được xác định chính thức theo quy định tại Khoản 1 Điều này, đối với các địa điểm trên biên giới hiện đang tồn tại các hoạt động xuất, nhập của người, phương tiện và hàng hóa nhưng chưa được mở chính thức theo trình tự thủ tục mở lối mở biên giới quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP. Để đảm bảo cho công tác quản lý, việc xác định tạm thời là lối mở biên giới căn cứ các điều kiện sau:
a) Những địa điểm truyền thống (lối mở truyền thống) dành cho cư dân biên giới Việt Nam và cư dân biên giới nước láng giềng (sau đây viết gọn là cư dân biên giới hai Bên) qua lại, được chính quyền cấp tỉnh Việt Nam và chính quyền cấp tỉnh nước láng giềng thừa nhận (thống nhất bằng văn bản hoặc mặc nhiên thừa nhận), không có bất cứ hình thức nào ngăn chặn hoặc phản đối việc qua lại biên giới bình thường của cư dân biên giới hai Bên;
b) Những địa điểm được hình thành từ các điều ước quốc tế về biên giới, cửa khẩu mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết với nước láng giềng, hiện nay chưa được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước láng giềng thống nhất mở chính thức nhưng đang tồn tại các hoạt động xuất, nhập bình thường và không Bên nào có bất cứ hình thức ngăn chặn hoặc phản đối việc qua lại biên giới của cư dân biên giới hai Bên;
c) Những địa điểm do cấp có thẩm quyền mở, đảm bảo các yêu cầu về cơ sở hạ tầng và lực lượng quản lý theo quy định, đang thực hiện chính sách thương mại biên giới có hiệu quả, được chính quyền cấp tỉnh Việt Nam và chính quyền cấp tỉnh nước láng giềng mặc nhiên thừa nhận;
d) Trường hợp vì yêu cầu quốc phòng, an ninh, đối ngoại, quản lý và bảo vệ biên giới hoặc các yêu cầu, lợi ích hợp pháp khác, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng báo cáo Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo dừng các hoạt động xuất, nhập tại các địa điểm quy định tại các Điểm b, c Khoản này.
Hoạt động xuất, nhập hàng hóa (không phải là hàng hóa của cư dân biên giới hai Bên) qua các địa điểm quy định tại các Điểm a, b, c, Khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP.
Điều 5. Mẫu các loại biển báo, biển chỉ dẫn, bảng niêm yết tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền quy định tại Khoản 7 Điều 11 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP
1. Biển báo “Khu vực cửa khẩu” cắm bên phải trên các trục đường giao thông theo hướng từ nội địa ra biên giới, tại vị trí ranh giới giữa nội địa với khu vực cửa khẩu, ở nơi dễ nhận biết; chất liệu, kích thước biển báo, chữ viết trên biển báo theo Mẫu số 1 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, bảng niêm yết tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền theo các mẫu tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
Căn cứ thực tế từng cửa khẩu, kích thước biển báo, biển chỉ dẫn, bảng niêm yết tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền có thể lớn hoặc nhỏ hơn nhưng không quá 1/3 so với kích thước các mẫu tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Hệ thống Ba-ri-e kiểm soát tại cửa khẩu biên giới đất liền quy định tại Khoản 6 Điều 11 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP
1. Ba-ri-e kiểm soát số 1 được thiết lập phía trước Nhà kiểm soát liên hợp cửa khẩu hướng ra đường biên giới quốc gia;
Bộ đội Biên phòng bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đóng, mở Ba-ri-e, điều tiết, hướng dẫn người, phương tiện, hàng hóa vào làm thủ tục tại Nhà kiểm soát liên hợp và kiểm tra, giám sát trước khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; tổ chức điều hành, giám sát các hoạt động lưu thông biên giới. Duy trì an ninh trật tự, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý các đối tượng xuất nhập cảnh trái phép; buôn lậu và gian lận thương mại.
2. Ba-ri-e kiểm soát số 2 được thiết lập phía sau Nhà kiểm soát liên hợp, hướng đi vào nội địa, tại ranh giới giữa khu vực cửa khẩu với khu vực khác trong nội địa;
Bộ đội Biên phòng bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đóng, mở Ba-ri-e, điều tiết, hướng dẫn người, phương tiện, hàng hóa vào làm thủ tục tại Nhà kiểm soát liên hợp; kiểm tra, giám sát người, phương tiện và hàng hóa ra, vào khu vực cửa khẩu; tổ chức điều hành, giám sát các hoạt động lưu thông biên giới. Duy trì an ninh trật tự, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý các đối tượng nhập cảnh trái phép, buôn lậu và gian lận thương mại.
Điều 7. Dây chuyền kiểm soát tại cửa khẩu biên giới đất liền trong trường hợp xảy ra dịch bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP
1. Khi có dịch bệnh, Sở Y tế tỉnh có cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền thông báo với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh và Ban Quản lý cửa khẩu;
Căn cứ thông báo dịch của Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh và Ban Quản lý cửa khẩu điều chỉnh dây chuyền kiểm soát tại cửa khẩu.
2. Khi hết dịch bệnh, Sở Y tế tỉnh thông báo với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh và Ban Quản lý cửa khẩu;
Căn cứ thông báo của Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh và Ban Quản lý cửa khẩu điều chỉnh dây chuyền kiểm soát tại cửa khẩu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP.
Điều 8. Giấy tờ của người xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền quy định tại Điều 8 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP
1. Công dân Việt Nam
a) Công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (song phương) phải có một trong các loại giấy tờ sau:
- Hộ chiếu ngoại giao; Hộ chiếu công vụ; Hộ chiếu phổ thông (gọi chung là hộ chiếu);
- Hộ chiếu thuyền viên; Giấy thông hành biên giới; Giấy thông hành nhập xuất cảnh; Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới; Giấy thông hành hồi hương; Giấy thông hành; Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân (đối với cư dân biên giới Việt Nam trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia);
- Các giấy tờ khác phù hợp để xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
b) Công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu phụ phải có một trong các loại giấy tờ sau:
- Giấy thông hành biên giới; Giấy thông hành nhập xuất cảnh; Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới; Giấy thông hành hồi hương; Giấy thông hành; Giấy chứng minh nhân dân; Thẻ Căn cước công dân (đối với cư dân biên giới Việt Nam trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia);
- Các giấy tờ khác phù hợp để xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
c) Cư dân biên giới Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua lối mở biên giới sử dụng giấy tờ phù hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Người nước ngoài
a) Người nước thứ 3 nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu quốc tế phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hợp lệ và thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân quốc gia đó hoặc theo quy định khác của pháp luật Việt Nam về miễn thị thực).
b) Người nước ngoài là công dân nước láng giềng nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) phải có một trong các loại giấy tờ sau:
- Giấy tờ quy định tại Điểm a, Khoản này;
- Giấy thông hành biên giới; Giấy chứng minh nhân dân (đối với cư dân biên giới Lào, Campuchia); Giấy chứng nhận biên giới (đối với cư dân biên giới Lào);
- Các giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nước có chung biên giới.
c) Công dân tỉnh biên giới, huyện biên giới, cư dân biên giới nước láng giềng nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu phụ phải có một trong các loại giấy tờ sau:
- Giấy thông hành biên giới; Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới (đối với tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc); Giấy chứng minh nhân dân (đối với cư dân biên giới Lào, Campuchia); Giấy chứng nhận biên giới (đối với cư dân biên giới Lào);
- Các giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nước có chung biên giới.
d) Công dân nước láng giềng xuất, nhập qua lối mở biên giới sử dụng giấy tờ phù hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nước có chung biên giới.
3. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thống nhất với cơ quan chức năng của Bộ Công an về giấy tờ qua lại lối mở biên giới để thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP.
Chương II
CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, GIÁM SÁT CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TẠI CỬA KHẨU, LỐI MỞ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN
Điều 9. Trách nhiệm chủ trì, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền quy định tại Khoản 1 Điều 6 và Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP
1. Địa điểm kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng: Quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP và khu vực mốc quốc giới, khu vực có điểm (vật) đánh dấu đường biên giới, các khu vực liên quan đến an ninh quốc gia, tác chiến phòng thủ trong khu vực cửa khẩu.
2. Đối tượng kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng
a) Người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh và ra vào, hoạt động, lưu trú trong khu vực cửa khẩu theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP;
b) Hàng hóa xuất, nhập, lưu kho bãi trong khu vực cửa khẩu và khu vực biên giới.
3. Nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng
a) Thực hiện thủ tục cho người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh; phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Duy trì, điều hành, hướng dẫn người, phương tiện, hàng hóa, hành lý và các hoạt động khác trong khu vực cửa khẩu theo quy định của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP và pháp luật liên quan;
c) Đảm bảo an ninh, trật tự khu vực cửa khẩu, ngăn ngừa, phát hiện, xử lý người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập trái phép qua cửa khẩu biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
d) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, xâm phạm mốc quốc giới, thay đổi dấu hiệu đường biên giới và làm hư hại các công trình, hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn trong khu vực cửa khẩu;
đ) Phối hợp phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tại khu vực kho, bến bãi tập kết hàng hóa chờ xuất khẩu, nhập khẩu; kho trung chuyển hàng hóa;
e) Xử lý vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và các vi phạm khác theo quy định pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm chủ trì kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn, thực hiện thủ tục cho người xuất cảnh, nhập cảnh, ra, vào, hoạt động, lưu trú trong khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền
1. Tại khu vực thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh ở các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), Bộ đội Biên phòng bố trí các bục (vị trí) kiểm soát riêng đối với từng loại hộ chiếu, giấy tờ xuất nhập cảnh. Căn cứ vào lưu lượng xuất nhập cảnh, có thể bố trí từ một đến nhiều bục (vị trí) kiểm soát (bục giành cho khách V.I.P hoặc hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; bục giành cho hộ chiếu phổ thông, bục giành cho khách du lịch; bục giành cho giấy thông hành; bục thực hiện thủ tục đối với phương tiện), đảm bảo thuận lợi cho hoạt động lưu thông biên giới.
2. Kiểm tra, kiểm soát, thực hiện thủ tục cho người xuất cảnh, nhập cảnh
a) Hướng dẫn người xuất cảnh, nhập cảnh vào vị trí thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
b) Tiếp nhận hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh;
c) Kiểm tra tính hợp lệ của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh;
d) Xác minh sự đồng nhất giữa hộ chiếu, giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh với người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Đăng ký thông tin của người xuất cảnh, nhập cảnh;
e) Đối chiếu với dữ liệu quản lý nghiệp vụ; lưu trữ thông tin của người xuất cảnh, nhập cảnh;
g) Kiểm chứng, cấp phép cho người xuất cảnh, nhập cảnh:
- Kiểm chứng xuất cảnh, nhập cảnh vào hộ chiếu, giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh;
- Cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế theo quy định tại Điều 18 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
- Cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh theo quy định tại Điều 31 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
h) Hướng dẫn, giám sát người đã thực hiện xong thủ tục để xuất cảnh, nhập cảnh.
3. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát người ra vào, hoạt động, tạm trú trong khu vực cửa khẩu
a) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát người ra vào, hoạt động trong khu vực cửa khẩu đúng đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP;
b) Hướng dẫn, giám sát người xuất cảnh, nhập cảnh vào thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
c) Đăng ký, hướng dẫn cho người tạm trú trong khu vực cửa khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP;
d) Kiểm tra, kiểm soát, giám sát tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ thương mại trong khu vực cửa khẩu theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP.
Điều 11. Trách nhiệm chủ trì kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, ra vào, hoạt động, lưu trú trong khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 và Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP
1. Kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh
a) Kiểm tra, kiểm soát sơ bộ phương tiện, đảm bảo an ninh, an toàn đủ điều kiện để thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm, tiến hành kiểm tra riêng biệt, nghiêm ngặt theo quy định.
b) Kiểm tra giấy tờ của người điều khiển phương tiện, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định tại các Khoản 2, 3 Điều 9 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP:
- Kiểm tra tính hợp lệ giấy tờ của người điều khiển phương tiện, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh;
- Xác minh sự đồng nhất, phù hợp giữa giấy tờ với người điều khiển phương tiện và phương tiện.
e) Đăng ký thông tin người điều khiển phương tiện, phương tiện; đối chiếu với dữ liệu quản lý nghiệp vụ; lưu trữ thông tin theo quy định;
d) Thực hiện thủ tục cho người điều khiển phương tiện, phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện ra vào, hoạt động, lưu trú trong khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền
a) Kiểm tra, kiểm soát phương tiện ra, vào khu vực cửa khẩu đúng đối tượng theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP;
b) Hướng dẫn, điều tiết, giám sát phương tiện ra vào, hoạt động, lưu trú trong khu vực cửa khẩu, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, hoạt động lưu thông thông thoáng tại cửa khẩu;
c) Đăng ký lưu trú phương tiện trong khu vực cửa khẩu theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP.
Trường hợp cần thiết, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với Công an, Hải quan tỉnh thống nhất địa điểm, biện pháp quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép phương tiện nước đối diện được vận chuyển hàng hóa đến vị trí kho bãi nằm ngoài khu vực cửa khẩu và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu theo quy định pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP
1. Bộ đội Biên phòng cửa khẩu phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phát hiện, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại; hướng dẫn, giám sát các hoạt động vận chuyển, bốc dỡ, chuyển tải hàng hóa đảm bảo trật tự, an toàn xã hội tại khu vực cửa khẩu.
2. Công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu
a) Kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Để đảm bảo hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu trước khi vận chuyển ra khỏi khu vực cửa khẩu, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu kiểm tra các loại giấy tờ liên quan đến chủ hàng, doanh nghiệp và hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
b) Kiểm tra thực tế hàng hóa, đảm bảo an ninh quốc gia:
- Kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hàng hóa; tập trung phát hiện các dấu hiệu liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, buôn lậu và gian lận thương mại, phát hiện xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hàng hóa thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hải quan được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (trừ trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật).
c) Phối hợp hướng dẫn, giám sát quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực cửa khẩu;
d) Sau khi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo về an ninh, đã hoàn thành thủ tục theo quy định, thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh đối với người, phương tiện vận chuyển hàng hóa;
đ) Lưu trữ thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định, phục vụ công tác tổng hợp, tra cứu, xử lý khi cần thiết.
3. Quá trình kiểm tra hàng hóa không làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không gây cản trở đến việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước liên quan.
4. Tại các cửa khẩu, lối mở biên giới chưa có lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật Hải quan và quy định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
5. Bộ đội Biên phòng cửa khẩu được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phối hợp xử lý hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 13. Trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng tại lối mở biên giới thực hiện chính sách thương mại biên giới quy định tại Khoản 4, Điều 4 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP
1. Phương tiện, hàng hóa xuất, nhập thực hiện thủ tục biên phòng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12 Thông tư này;
Trường hợp thực hiện thủ tục biên phòng tại các địa điểm khác do Tư lệnh Bộ đội Biên phòng quy định.
2. Tại địa điểm thực xuất, thực nhập hàng hóa, Bộ đội Biên phòng phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thực xuất, thực nhập đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm xử lý vi phạm tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền
1. Cục Cửa khẩu là cơ quan chủ trì chỉ đạo xử lý theo chức năng, thẩm quyền quy định và tham mưu cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo xử lý các vi phạm liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền.
1. Quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13 Thông tư này, khi phát hiện vi phạm liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền, Trạm trưởng Trạm Biên phòng cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền có trách nhiệm chủ trì xử lý theo thẩm quyền và chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng tham mưu cho Đồn trưởng Đồn Biên phòng tiến hành trình tự, thủ tục xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
...
...
...
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VP Chính phủ: BTCN, các PCN, Trợ lý Thủ tướng CP, Cổng TTĐT, các vụ, cục, đơn vị trực thuộc, công báo; - Thủ trưởng Bộ Quốc phòng; - BTTM, các tổng cục, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; - Văn phòng BQP (NCTH, VPC, THBĐ, ĐN); - Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng; - Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, NCTH; QB240. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ |
Xem và tải các văn bản tài liệu khác
- 16 hình nền 4D đẹp và độc đáo
- 20-10 tặng quà gì cho mẹ ý nghĩa và đặc biệt nhất
- 37 trò chơi tập thể BỰA mà VUI trong phòng tiệc tất niên cuối năm công ty
- 5 điều Bác Hồ dạy nhi đồng
- 7 ngôi chùa cầu duyên ở Việt Nam nổi tiếng
- Background Powerpoint Đẹp cho bài thuyết trình chuyên nghiệp
- Biên bản bàn giao tài liệu mới nhất
- Biên bản chuyên đề sinh hoạt chi bộ cập nhật mới nhất
- Biên bản giao nhận hồ sơ
- Biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên hàng tháng mới nhất
- Biên bản thanh lý hợp đồng thi công công trình xây dựng mới nhất
- Biên bản tổ chức sinh hoạt lớp
- Bài ca hóa trị - giúp học thuộc hóa trị theo cách nhanh nhất
- Bài dự thi những tấm gương làm theo lời Bác
- Bài dự thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
- Bài dự thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng
- Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống
- Bài hát Yêu em dại khờ
- Bài thu hoạch chuyên đề năm 2020 - tư tưởng Hồ Chí Minh
- Bài thu hoạch chính trị hè 2019
- Xem tất cả các mẫu văn bản và tài liệu mẫu