Nhạc sĩ Hoàng Vân

Dạy học tốt xin gửi tới các bạn nội dung Nhạc sĩ Hoàng Vân và file đính kèm để các bạn tiện tải về sử dụng. Chúc các bạn có được những thông tin như mong muốn của mình. Nào hãy cùng xem nội dung ngay bên dưới nhé.

Nhạc sĩ Hoàng Vân

Hoàng Vân, một cuộc đời với Cầm, Kỳ, Thi, Họa

Hoàng Vân (tên khai sinh là Lê Văn Ngọ, 24 tháng 7 năm 1930 – 4 tháng 2 năm 2018) là một nhạc sĩ Việt Nam, người được coi là có nhiều sáng tác nhất về các ngành nghề, các tỉnh thành và các bài hát của ông đều trở thành bài truyền thống. Ông nổi tiếng với hàng loạt ca khúc như của ông đều trở thành bài truyền thống của ngành, của tỉnh. Những ca khúc nổi tiếng lẫy lừng nhất của ông, tới ngày nay vẫn còn thường xuyên được diễn, là Bài ca xây dựng, Hò kéo pháo, Người chiến sĩ ấy, Quảng Bình quê ta ơi, Tôi là người thợ lò, Ca ngợi Tổ Quốc,... Ông còn có bút danh là Y-Na (tức Yêu Ngọc Anh – vợ của ông).

Ông sinh ngày 24 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình Nho học ở phố Hàng Thùng, xứ Thăng Long, có cha và ông nội đều là nhà nho. Là con trai út, Hoàng Vân đã được tiếp nhận một nền giáo dục hướng thiện mỹ từ thuở ấu thơ với những buổi đàm đạo Thi Ca Họa Nhạc với cha mình, một người cha rất gần mà cũng rất xa. Nhà giáo Lê Vũ Bỉnh, cha ông, đã hơn 60 tuổi lúc ông ra đời. Hoàng Vân mồ côi từ sớm, ông mất mẹ lúc năm 13 tuổi và năm 1946, khi ông 16 tuổi thì cha cũng khuất núi, Hà nội hạ thổ kháng chiến và ông đi chiến khu đem tuổi trẻ và tài năng của mình cống hiến cho cuộc chiến tranh giành hoàn toàn độc lập cho đất Mẹ Việt Nam. Sự nghiệp âm nhạc của ông gắn liền với sự nghiệp chiến đấu cho một đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hòa bình, gắn liền với trang lịch sử hào hùng nhất của Tổ Quốc, "Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi".

Rời Hà nội ra đi năm 16 tuổi, ông gia nhập Đội thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Đế, là liên lạc viên tự vệ khu Đông Kinh Nghĩa Thục (Liên khu I) Hà Nội, rồi làm phụ trách Thiếu sinh quân Trung đoàn 165, Sư đoàn 312. Sau đó, ông tham gia Đội Tuyên truyền võ trang Lao Hà, làm báo chí và công tác địch vận của trung đoàn, sư đoàn và sau đó phụ trách văn nghệ ở Sư đoàn 312... Hoàng Vân bắt đầu sáng tác từ năm 1951 với những ca khúc được phổ biến rộng rãi tại vùng Tây Bắc, Việt Bắc như Chiến thắng Tây Bắc, Chiến thắng Hoà Bình, Tin chiến thắng...

Năm 1953, ông sáng tác ca khúc nổi tiếng Hò kéo pháo.

Tận hưởng một nền giáo dục truyền thống từ nhỏ, sau ngày hòa bình lập lại năm 1954, ông được cử đi tu nghiệp tại Nhạc viện Bắc Kinh, Trung Quốc và đã tốt nghiệp xuất sắc năm 1960 với bản giao hưởng thơ Thành đồng Tổ quốc. Nhạc của ông, từ những ca khúc tưởng chừng như đơn giản nhất, đươc viết với cảm xúc của một nghệ sĩ tràn đầy nhiệt huyết và lòng yêu nước nhưng luôn luôn gắn với một bề dầy của kiến thức âm nhạc tích tụ được trong những năm dùi mài kinh sử. Vì vậy tác phẩm của ông thật giàu, thật đa dạng và tưởng chừng như không có giới hạn.

Từ năm 1960, sau khi đi tu nghiệp về, sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu nở rộ với hàng loạt ca khúc, hợp xướng, hòa tấu. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho phim, kịch nói, hợp xướng, đại hợp xướng, giao hưởng, nhạc thính phòng. Ngoài ra ông chỉ huy dàn nhạc đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam kiêm chỉ đạo nghệ thuật, đồng thời tham gia giảng dạy môn sáng tác và phối khí tại Nhạc viện Hà Nội cho đến khi ông về hưu đầu những năm 90. Nhiều trong số các học trò của ông đã thành danh như An Thuyên, Trương Ngọc Ninh, Văn Thành Nho, Phú Quang, Trương Tuyết Mai...

Từ năm 1963 đến năm 1989, ông là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, là trưởng ban sáng tác thanh nhạc và công tác tại Hội cho đến năm 1996. Năm 1975, ông đi thực tập một thời gian tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria.

Ông đã xuất bản các sách nhạc gồm Hai chị em (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1973), 6 ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1980), Ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1986), Tuyển chọn ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội nhạc sĩ Việt Nam) kèm theo băng cassette audio. Các sách được xuất bản tại nước ngoài là tổng phổ giao hưởng Thành đồng Tổ quốc (in tại Cộng hòa Dân chủ Đức và Bulgaria), Hành khúc con voi (Voi kéo gỗ) (Nhà xuất bản Âm nhạc Moskva, Liên Xô).

Ông là một trong mười bốn nhạc sĩ đầu tiên được nhận Giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, giải thưởng cao quý nhất dành cho một nhạc sĩ, vào năm 2000.

Hoàng Vân chơi piano giỏi, tài này được thể hiện trên phần đệm piano do chính tác giả soạn mà những ca khúc nổi nhất là Bài ca người giáo viên nhân dân (bản thu Mỹ Bình do Nguyễn Hữu Tuấn đệm piano), Mùa hoa phượng nở… Ngoài ra ông còn chơi guitare, organ. Những năm làm chỉ huy dàn nhạc tại Đài tiếng nói Việt nam, ông vừa vừa phối khí, vừa chỉ huy dàn nhạc, những năm này cho ông có đất dụng võ với dàn nhạc giao hưởng, nguồn gốc của nhiều tác phẩm cho khí nhạc mà bản nổi tiếng nhất là Voi kéo gỗ trên lâm trường cho fagotte (basson), tặng một người đồng nghiệp mà ông rất quý là Phúc Linh, học ở Nhạc viện quốc gia Hungary về.

Song song với hàng loạt bài hát tình ca, ngành ca, bài hát thiếu nhi, bài hát của các địa phương được đông đảo quần chúng hâm mộ hát và nghe từ hơn nửa thế kỷ nay, nhạc sĩ còn thử tài thành công trong nhiều lĩnh vực âm nhạc bác học như hợp xướng, đại hợp xướng, nhạc cho kịch, nhạc cho phim, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng... Những tác phẩm này được lưu giữ như những tác phẩm kinh điển trong kho tàng âm nhạc bác học cận đại và hiện đại Việt Nam cuối thế kỷ hai mươi.

Người ta biết về Hoàng Vân chủ yếu như là một nhạc sĩ tài hoa, nhưng người nhạc sĩ thành Thăng Long không chỉ tài hoa tuyệt tác về Cầm, mà cuộc đời ông còn điểm xuyết và hòa trộn với cả một giới nghệ sĩ mà Kỳ, Thi, Họa không bao giờ xa. Ngoài một số tác phẩm phổ thơ của các nhà thơ lớn Việt Nam cùng thời, ông là tác giả ca từ của phần lớn các sáng tác thanh nhạc của mình. Ca từ của ông lấp lánh, uyển chuyển, nhuần nhụy, giàu tính thơ, giàu triết lý, góp phần không nhỏ cho thành công của các tác phẩm âm nhạc của ông đối với quảng đại quần chúng. Ông cũng thỉnh thoảng làm thơ mà không phổ nhạc.

Ông giỏi tiếng Pháp, tiếng Hoa, đọc giỏi tiếng Anh, tiếng Bungari. Hai năm cuối đời sau trận ốm mùa hè năm 2015 cho đến trước khi ra đi, ông ít viết nhạc. Để giữ cho bút pháp và tinh thần, ông đọc và chép lại những tiểu thuyết cổ điển trong nguyên bản ngôn ngữ. Sau khi hoàn thành việc chép ba bi kịch của Shakespeare bằng tiếng Anh, ông sang đến các tiểu thuyết kinh điển của Pháp: Les misérables (Những người khốn khổ) của Victor Hugo, Le Noir et le Rouge (Đỏ và đen) của Gustave Flaubert. Cuốn cuối cùng ông chép cho đến ngày mất còn dang dở tên là Je suis compositeur (Tôi là nhạc sĩ) của Arthur Honneger, do con gái tặng khi ông ốm vào năm 2015.

Ông yêu thích vẽ, rất hay phác thảo chân dung và chân dung tự họa. Các bài hát, lúc ông có ghi ngày sáng tác, đều được trình bày khúc triết, mạch lạc, chúng tôi vẫn nhớ ông viết ngày, tháng, năm trong vòng hình quả lê chia làm ba múi như chữ ký cho họ Lê của mình. Chúng tôi còn giữ được một vài chân dung ông vẽ bằng bút, nhưng không còn giữ được những bản ông vẽ trên vải. Ông thú sưu tầm đồ cổ và mỹ thuật, có hiểu biết sâu rộng và cơ bản về cổ vật và say mê đọc sách.

Thú chơi thanh tao nhất mà ông yêu thích sau này là thư pháp, tặng chữ bạn bè và người hâm mộ. Những hiểu biết sâu rộng về nhân, nghĩa, chí, tín kết hợp với cảm xúc và tình cảm cho người được tặng chữ được thể hiện một cách sâu sắc nhất trên một chữ đơn giản vẽ như trong một phút xuất thần.

Hoàng Vân vẫn tự hào là ít có người sống trong phố cổ Hà Nội từ lúc sinh ra đến năm ra đi, ông là Công dân danh dự của Thủ đô Hà nội. Hai người con của ông là nhạc trưởng Lê Phi Phi và Tiến sĩ-Nhà nghiên cứu âm nhạc Lê Y Linh.

Ông qua đời vào sáng ngày 4 tháng 2 năm 2018 trong giấc ngủ, năm ông 88 tuổi.

Tải ngay

Đề thi mới cập nhật