Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS41
Dạy học tốt xin gửi tới các bạn nội dung Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS41 và file đính kèm để các bạn tiện tải về sử dụng. Chúc các bạn có được những thông tin như mong muốn của mình. Nào hãy cùng xem nội dung ngay bên dưới nhé.
- Các văn bản, tài liệu có thể bạn quan tâm:
- 10 Mẫu lời cảm ơn tiểu luận, luận văn ấn tượng nhất
- 100 câu đố vui có đáp án
- 101+ câu đố trong nhanh như chớp (có đáp án)
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS41: Tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh THCS
Năm học: ..............
Họ và tên:.................................................................................................................................................................................................
Đơn vị:.......................................................................................................................................................................................................
Hoạt động 1: Hiểu đặc trưng tâm lí HS THCS để tổ chức các hoạt động tập thể.
- Sự biến đối về mặt giải phẫu sinh lí:
+ Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về các mặt của cơ thể. Tầm vóc của các em lớn lên khá nhanh. Trung bình một năm các em cao lên được 5 – 6 cm, các em gái có độ tuổi 12, 13 phát triển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng độ tuổi, cá biệt một số trường hợp mới chỉ học lớp 8, lớp 9 các em đã có tầm vóc như một thiếu nữ, nghĩa là các em có thể cao tới lm55 đến 1m60. Nhưng đến 10, 20 tuổi thì sự phát triển chiều cao của các em gái chững lại, đến 22 tuổi thì dừng hẳn sự phát triển chiều cao. Các em trai ở độ tuổi 15, 16 tuổi thì cao đột biến, vượt hẳn các em gái và đến 24,25 tuổi mới dừng lại. Tuy nhiên, hiện nay do có hiện tượng gia tốc phát triển nên sự phát triển của các em có thể sớm hơn 1-2 năm. Trọng luợng cơ thể của thiếu niên có thể tăng từ 2,4kg đến 3kg trong một năm. Nhiều em trai có tầm vóc như những thanh niên trưởng thành.
+ Sự phát triển của hệ xương, mà chủ yếu là sự phát triển các xương ống, xương ống chân rất nhanh, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Hệ cơ phát triển chậm, không kịp với sự dài ra nhanh chóng của các xương ống. Vì thể, ở lứa tuổi này các em thường cao, cơ thể thiếu cân đối; các em có vẻ lóng ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng hay làm đổ vỡ, nếu dùng dao hay cắt phải tay mình, điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lí khó chịu. Các em ý thức được sự lóng ngóng vụng về của mình và che giấu nó bằng cách cố tạo ra các điệu bộ tự nhiên, từ vẻ mạnh bạo, can đảm để người khác không chú ý tới vẻ bề ngoài của mình. Nhưng người lớn phải hiểu điều này để không chê bai, chế giễu các em. Vì chỉ cần một sự chê bai, chế giễu nhẹ nhàng về hình thể, tư thế đi đứng của các em có thể khiến các em phản ứng rất gay gắt.
+ Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không căn đối. Thể tích của tim tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thước của mạch máu lại phát triển chậm. Do đó, các em có thể có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay gây nhức đầu, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống, mệt mỏi khi làm việc. Cần lưu ý ở các em gái thời kỳ này thường có biểu hiện giống như thiếu máu: ngồi xuống đứng lên thấy hơi chóng mặt điều đó có thể do sự phát triển không căn đối của hệ tim mạch gây ra. Kích thước mạch nhỏ nên khi có các vận động mạnh thì lượng máu đưa đến các cơ quan không kịp, gây ra hiện tượng thiếu máu cực bộ tại thời điểm đó. Vì thế, các em và các bậc phụ huynh không phải lo lắng. Hiện tượng đó sẽ mất khi trẻ vượt qua thời kì này. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài thì cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám...
+ Hệ thần kinh nhìn chung đã phát triển khá hoàn thìện. Trọng lượng não gần đạt trọng lượng của người trường thành. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thần kinh thì chưa thật hoàn thiện, chưa thật sự căn bằng giữa hai quá trình hưng phấn và ức chế. Quá trình hưng phấn có phần trội hơn ức chế nên khả năng kiềm chế của các em học sinh THCS còn yếu.
+ Sự thay đổi về thể chất của lứa tuổi học sinh THCS đã làm cho các em có những đặc điểm nhân cách khác với các em ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em đã có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao, có nhiều dự định lớn lao. Những bậc cha mẹ, các thầy cô giáo và các anh chị phụ trách cần thấy đuợc đặc điểm này để tổ chức các hoạt động cho phù hợp, hiệu quả, tránh định kiến với các em.
+ Một đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này mà chúng ta cần quan tâm, đó là sự dậy thì ở các em. Sự dậy thì ở lứa tuổi học sinh THCS là một hiện tượng bình thường diễn ra theo quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ở tuổi dậy thì, với sự phát triển sinh lí của tuyến yên và tuyến sinh dục, cơ thể trẻ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dạng, tâm sinh lí. Đặc biệt là cơ quan sinh dục, phân biệt rõ giới tính là nam hay nữ và bắt đầu có khả năng tình dục, khả năng sinh sản.
+ Dậy thì ở các em trai vào khoảng 15, 16 tuổi, ở các em nữ vào khoảng 13, 14 tuổi. Biểu hiện của thời kì này là các cơ quan sinh dục ở các em phát triển và xuất hiện những dấu hiệu phụ của giới tính (các em trai có ria mép, các em gái ngực bắt đầu phát triển). Thời kì dậy thì sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có đặc điểm dân tộc, đặc điểm địa lí tự nhiên và môi trường xã hội. Các em sống ở xứ nóng thường dậy thì sớm hơn các em sống ở xứ lạnh. Các em sống ở thành phố dậy thì sớm hơn các em sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Dậy thì còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt của cá nhân, sức khoẻ và chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi, đòi sống tĩnh thần của các em,... Hiện này do điều kiện xã hội có nhiều thay đổi, nên gia tốc phát triển thể chất và tuổi dậy thì có thể sớm hơn. Các em gái có thể dậy thì ở tuổi 12 - 13 chủ không hẳn là tuổi 13 - 14. Các em trai cũng vậy, các em có thể dậy thì sớm hơn tuổi 15 - 16.
+ Cuối cấp THCS, giai đoạn dậy thì ở các em gái kết thúc. Các em trai thì muộn hơn nên có thể đển cấp THPT các em mới kết thức giai đoạn dậy thì. Ở lứa tuổi này khả năng hoạt động tình dục của các em đã có. Nhưng các em chưa trường thành một cách đầy đủ về mặt cơ thể và đặc biệt là các em chưa có sự trưởng thành về mặt xã hội. Vì thế, một số nhà khoa học cho rằng ở lứa tuổi thiếu niên không có sự cân đối giữa những tình cảm và ham muốn đượm màu sắc tình dục với mức độ trường thành về mặt xã hội và tâm lí. Nhiều khó khăn trở ngại ở lứa tuổi này chính ở cho các em chưa biết đánh giá, chưa biết kìm hãm và hướng dẫn những ham muốn của mình một cách đứng đắn; chưa biết kiểm soát tình cảm và hành vi, chưa biết dựng mối quan hệ đứng đắn với người bạn khác giới vì thể, các thầy cô giáo và anh chị phụ trách cần phải giúp đỡ các em một cách tế nhị, khéo léo để các em hiểu đứng vấn đề, tránh làm cho các em băn khoăn, lo ngại, chúng ta cũng phải giúp các em có các kĩ năng sống cần thiết để phân biệt, nhận biết thế nào là sự yêu thương, sự lạm dụng nhằm tránh được sự lạm dụng. Đồng thời cũng cánh báo cho tất cả những người có ý đồ lạm dụng các em biết rằng: Quan hệ tình dục với vị thành niên là phạm pháp, giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi dưới bất kì hình thức nào đều là hiếp dâm trẻ em.
+ Sự thay đổi của điều kiện sống.
+ Đời sống gia đình của thiếu niên.
+ Đời sống trong nhà trường của học sinh THCS.
+ Sự thay đổi nội dung dạy học.
+ Sự thay đổi về phương pháp và hình thức học tập.
+ Đời sống của học sinh THCS trong xã hội.
+ Học sinh THCS đều là đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Mình. Sự trưởng thành của lứa tuổi và trách nhiệm của người đội viên ở các em được xã hội thừa nhận như một thành viên tích cực trong các hoạt động xã hội. Các em được giao một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực khác nhau như tuyên truyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ và các hoạt động xã hội khác nhau do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Mình tổ chức. Các em rất hào hứng tham gia các hoạt động xã hội vì:
+ Các em đã có sức lực, hiểu biết nhiều, muốn đuợc mọi người thừa nhận mình là người lớn, muốn làm những công việc được mọi người biết đến, nhất là những công việc làm cùng với người lớn.
+ Các em cho rằng, hoạt động xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao. Do đó, được tham gia các hoạt động xã hội là thể hiện mình đã là người lớn. Muốn được thừa nhận là người lớn là một nhu cầu của các em, vì thể nhiều khi các em bỏ công việc gia đình, học tập để tham gia hoạt động xã hội một cách tích cực.
+ Hoạt động xã hội là hoạt động có tính tập thể. Ở lứa tuổi này các em thích tham gia những hoạt động có tính tập thể, những công việc liên quan đển nhiều người, được nhiều người cùng tham gia và đánh giá sự tích cực của mình.
+ Do tham gia hoạt động xã hội mà quan hệ của học sinh THCS được mở rộng, các em được tiếp xúc với nhiều người, nhiều vấn đề của xã hội. Do đó, tầm hiểu biết của các em được mở rộng, kinh nghiệm sống phong phú hơn. Tính tích cực xã hội ở các em cũng phát triển mạnh mẽ nhằm lĩnh hội những giá trị, những chuẩn mực xã hội để biến đối bản thân cho phù hợp với vị thế mới của các em trong các quan hệ xã hội. Đây là tiền đề quan trọng để tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh THCS.
Tóm lại, do có sự thay đối điều kiện sống, điều kiện hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội, mà vị trí của học sinh THCS được nâng lên. Các em ý thức được sự thay đổi này và tích cực hoạt động cho phù hợp với sự thay đối đó. Do đó tâm lí, nhân cách của thiếu niên được hình thành và phát triển phong phú hơn ở học sinh tiểu học.
- Những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuồi học sinh THCS cần quan tâm khi tổ chức hoạt động tập thể:
+ Sự phát triển nhận thức của học sinh THCS đã có sự thay đối về chất so với học sinh tiểu học. Các em có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác ở các em tăng lên, tri giác có mục đích, có kế hoạch và ngày càng hoàn thiện hơn. Trí nhớ của các em phát triển mạnh, đặc biệt là trí nhớ có chủ định. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu ghi nhớ đuợc tăng lên. Ghi nhớ máy móc nhường chỗ cho ghi nhớ lôgic, ghi nhớ ý nghĩa. Điều này rất cần thiết cho việc năng cao kết quả học tập của các em.
+ Khả năng tư duy của học sinh THCS đã có những biến đối cơ bản. Do yêu cầu học tập, tư duy của học sinh THCS phát triển ở mức độ cao hơn học sinh tiểu học rất nhiều. Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá ở các em phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, những thành phẩm hình tượng- cụ thể của tư duy bộ phận không giảm xuống mà vẫn tồn tại và phát triển.
+ Khả năng tưởng tượng của học sinh THCS cũng đã phát triển mạnh. Các em có óc tưởng tượng phong phú và đa dạng. Đã hình thành ra những hình ảnh phức tạp và đã có những ước mơ tốt đẹp cho bản thân.
+ Mong muốn thay đổi quan hệ là đặc điểm tâm lí nổi bật của lứa tuổi học sinhTHCS.
+ Nhu cầu tự khẳng định ở học sinh THCS phát triển rất mạnh mẽ. Các em rất muốn được thể hiện mình trước mọi người, đặc biệt đuợc tuyên dương khen thưởng về những thành tích vươn lên trong các hoạt động. Vì thế, học sinh THCS thích thi đua trong các hoạt động để đuợc khẳng định bản thân.
+ Học sinh THCS coi quan hệ bạn bè cùng tuổi là quan hệ riêng của những cá nhân. Các em cho rằng các em có quyền hành động độc lập trong quan hệ này và bảo vệ quyền đó của mình.
+ Đối với học sinh THCS, căn cứ để kết bạn là những phẩm chất về tình bạn. Đó là những tiêu chuẩn như: Sự tôn trọng lẫn nhau, quan hệ bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau, lòng trung thành, tính trung thực. Nhiều người cho rằng: học sinh THCS đề ra các tiêu chuẩn khá chi tiết để chọn bạn, các quy tắc khá cụ thể trong quan hệ nên có thể gọi đó là “bộ luật tình bạn" ở các em. “Bộ luật" này điều tiết rất mạnh mẽ quan hệ bạn bè của học sinh THCS...
+ Học sinh THCS đã bắt đầu quan tâm đển bạn khác giới. Ở lứa tuổi này, các em đã bắt đầu quan tâm lẫn nhau, ưa thích nhau. Lúc đầu sự quan tâm giới khác ở các em còn có tính chất tản mạn và biểu hiện bằng phương thức đặc thù của trẻ con, như trêu chọc các em gái... Các em gái lúc đầu có thể không hài lòng, nhưng khi hiểu thì các em không bực tức, giận dỗi các em trai.
+ Tự đánh giá ở học sinh THCS: ở lứa tuổi học sinh tiểu học, sự tự đánh giá mình như “Tôi có cái gì tốt"; “Tôi có những khuyết điểm gì?" thể hiện rõ. Nhưng ở tuổi học sinh THCS đã bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đển bản thân, đển những phẩm chất nhân cách của mình. Ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu của mình để có hướng hoàn thiện mình.
+ Do sự phát triển mối quan hệ xã hội mà học sinh THCS nảy sinh nhu cầu đánh giá khả năng của mình, tìm kiếm vị tri của mình, hành vi của mình giúp cho các em vươn lên đạt được mong muốn trở thành người lớn. Sự tự ý thức của lứa tuổi này' đuợc bắt đầu từ sự tự nhận thức hành vi của Mình, về những phẩm chất; đạo đức, tính cách và khả năng của mình. Lúc đầu các em nhận xét qua ý kiến người khác, sau đó các em tự nhận xét, đánh giá về mình. Các em đã có khả năng đề ra các yêu cầu với bản thân và phấn đấu vươn tới. Nghĩa là khả năng tự tu dưỡng của học sinh THCS phát triển khá tốt. Nhiều em ghi nhật kí để tự nhắc nhở mình.
- ý nghĩa của việc nắm vững đặc điểm HS THCS để tổ chức hoạt động tập thề đối với GVCN ở THCS.
- Hiểu đặc điểm tâm, sinh lí HS THCS để lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động tập thể cho phù hợp.
- Chính đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS THCS cùng với mục tiêu giáo dục THCS là cơ sở khoa học để xây dựng chương trình giáo dục công dân và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở THCS. vì vậy khi bản về hoạt động tập thể ở THCS, rất mong giáo viên chủ nhiệm và các nhà quản lí cần nghiên cứu chương trình môn Giáo dục công dân cũng như chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhưng theo quan điểm tích hợp nên tăng cưởng các hoạt động văn hoá xã hội, TDTT, văn nghệ, tham quan đã ngoại, du lịch văn hoá... cần tích hợp những yêu cầu giáo dục truyền thống, lịch sử, đạo đức thì hiệu quả giáo dục rất tự nhiên.
+ ỞTHCS, môn Giáo dục công dân đã thể hiện rất rõ hệ thống những giá trị đạo đức, pháp luật ở bậc THCS, vì vậy cần lưu ý đặc biệt GVCN khi xác định mục tiêu, nội dung hoạt động tập thể cần tham khảo mục tiêu, nội dung môn Giáo dục công dân ở THCS. Mục tiêu, nội dung môn Giáo dục công dân đuợc xây dựng đã dựa trên mục tiêu chung của giáo dục và đặc điểm của lứa tuổi HS THCS.
- Hiểu tâm sinh lí HS THCS để có cách thức giao tiểp ứng xử, tác động có hiệu quả nhất. Lứa tuổi HS THCS là tuổi “uơng ương dở dở", chưa hết trẻ con nhưng lại muốn làm người lớn... Do nẩy sinh cảm giác về sự trường thành làm cho các em đòi hỏi đuợc tôn trọng, vì vậy GVCN cần phải chuyến từ kiểu đối xử người lớn với trẻ con ở tiểu học sang cách ứng xử bình đẳng dân chủ người lớn với người lớn. Đòi hỏi thay đối cách ứng xủ của GVCN (với tất cả người lớn, nhất là cha mẹ) là một yêu cầu rất quan trọng, không mấy người đã ý thức được để GVCN tìm cách ứng xử phù hợp.
+ Thất bại của một bộ phận GVCN, của các bậc cha mẹ khi vẫn coi lứa tuổi này là trẻ con, nên áp đặt, ra lệnh, trách mắng, không cho các em được có cơ hội bầy tỏ quan điểm, đề xuất những giải pháp... nên thường dẫn đển những xung đột mà hậu quả của nó khôn lường. Các em sẽ tỏ thái độ và hành động làm người lớn không thể chấp nhận được như bướng bỉnh, xa lánh, đôi khi cố tình làm trái ý người lớn dẫn người lớn vào tình thể bất lực, khó chịu... Không có cơ hội chia sẻ với người lớn như GVCN, cha mẹ, các em sẽ tìm tới bạn bè để tâm sự và chiều hướng tốt.
+ Hiểu đặc điểm tâm sinh lí HS THCS không chỉ là cơ sở để lựa chọn nội dung hình thức hoạt động tập thể, mà còn giúp GVCN lựa chọn, điều chỉnh phương pháp, hình thức tác động giáo dục, rèn luyện các kĩ năng, phát triển cả trí lực, tâm lực ở HS THCS.
Hoạt động 2: Phân tích đặc điểm của một tập thể giáo dục THCS:
- Những yếu tố tác động đến sự phát triến nhân cách học sinh.
- Theo lí luận cũng như trên thực tế, quá trình phát triển nhân cách luôn chịu chế ước, tác động của bốn yếu tổ. Bẩm sinh di truyền, hoàn cảnh, giáo dục và hoạt động cá nhân. Mối một yếu tổ có vai trò, ý nghĩa nhất định và luôn có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.
- Trong nghiên cứu hoạt động giáo dục, các nhà sư phạm đã có rất nhiều cách phân loại hoạt động giáo dục HS. Nểu căn cứ vào không gian, thời gian hoạt động, chúng ta có thể phân ra thành giáo dục gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở, tác động của các tổ chức xã hội như Đoàn Thanh niên, Phụ nữ, các hội quần chúng... những tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Điều kiện để tổ chức hoạt động tập thể học sinh đạt hiệu quả giáo dục cao
- Tập thể có nhiều mức độ rộng hẹp khác nhau. Trong khuổn khổ chuyên đề về hoạt động tập thể cho HS phổ thông thì tập thể lớp học (có thể cả trường, lớp học) là tập thể giáo dục vì trong đó các em có cùng mục đích, cùng hoạt động, có tổ chức chặt chẽ... Nhưng tập thể lớp học là tập thể cơ bản.
- GV chủ nhiệm THCS và nhà trường cần phải luôn quan tâm tới việc xây dựng tập thể lớp, trường học, thành một tập thể giáo dục. Muốn vậy phải nắm chắc đặc điểm của một tập thể giáo dục ở lứa tuổi THCS. Mọi hoạt động của một tập thể HS ở THCS chỉ có tác dụng giáo dục thì tập thể có những đặc điểm sau:
+ Đặc điểm thứ nhẩt: có mục đích chung: Một tập thể HS (THCS) được xác định có mục đích chung khi tất cả các thành viên trong tập thể được bàn bạc thống nhất những mục tiêu phấn đấu, xác định các chỉ tiêu phải đạt trong một năm học, đặt tầm thống nhất thực hiện những nội dung hoạt động về học tập, các hoạt động tập thể trong mối tháng của năm học và mọi người tự xác định phải tự giác tham gia thực hiện những chỉ tiêu đặt ra về học tập, văn nghệ, TDTT...
+ Đặc điềm thứ hai: Phải có kế hoạch hoạt động thống nhất và mọi người tự giác, chủ động tham gia thực hiện các chỉ tiêu về mọi mặt của kế hoạch. Kể hoạch hoạt động của một tập thể lớp phải là mục tiêu nội dung dạy học và hoạt động dạy học năm học dựa trên đặc điểm, tiềm năng của các thành viên, phải huy động hết mọi thành viên vào thực hiện kế hoạch hoạt động của tập thể lớp, thay phiên quản lí các hoạt động để rèn luyện kĩ năng (càng những HS thiếu kĩ năng quản lí, những học sinh rụt rè càng phải được phân công phụ trách những công việc cụ thể để rèn luyện và mọi người phải có trách nhiệm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ).
+ Đặc điểm thứ ba: có một đội ngũ tự quản nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có trách nhiệm, mẫu mục... phù hợp với các giai đoạn phát triển của tập thể từ lớp 6 đển lớp 9. Muốn có một tập thể hoat động luôn luôn sôi nổi, năng động, sáng tạo, cuổn hút được mọi thành viên tham gia thì đội ngũ cán bộ tự quản (Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn, chi đội...) có một vị trí rất quan trọng.
+ Nhưng hoạt động tập thể HS là một môi trường để rèn luyện vì vậy đội ngũ cán bộ, cán sự không nên cố định chỉ là những em có năng lực quản lí giỏi nhất của tập thể mà đội ngũ cán bộ tự quản cần thay đối từng năm, việc lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ tự quản của tập thể lớp HS cuốn theo một số nguyên tắc sau đây khi tập thể mới hình thành (đầu cấp học) cần chọn các em làm lớp trưởng, Bí thư chi đoàn, chi đội trường có một số đặc điểm tính cách: cởi ơr, biết lắng nghe, chăm sóc người khác, nhiệt tình vì công việc chung, vì tập thể mới hình thành, các bạn chưa hiểu biết nhau, uy tín của “thú lĩnh" rất quan trọng... vì tính cách đó mới là trung tâm đoàn kết. Nếu học giỏi, có một số năng khiếu hoạt động tập thể thì càng tốt.
+ Khi tập thể đã hình thành và phát triển (lớp 7, 0, 9) thì việc lựa chọn đội ngũ cần theo mục tiêu giáo dục của lớp học và yêu cầu tổ chức các hoạt động chính trị của địa phuơng và yêu cầu cần rèn luyện đối với mục tiêu giáo dục.
+ Đặc điểm thứ tư: Tập thể có kỉ luật tự giác chặt chẽ. Một tập thể HS THCS vững mạnh là tập thể có tổ chức tốt mọi hoạt động, mọi thành viên của tập thể đó phải có kỉ luật tự giác chặt chẽ. Điều đó có nghĩa là mọi thành viên tự giác chấp hành pháp luật, nội quy, những quy định của trường, và những nơi công cộng và những quy ước của tập thể (mọi người tôn trọng và thực hiện những quy ước đã thống nhất).
+ Đặc điểm thứ năm: Tập thể có dư luận tập thể lành mạnh Thể nào ỉả một tập thể có dư luận tập thể lành mạnh? Dư luận tập thể lành mạnh là một tập thể luôn luôn ủng hộ, động viên khuyến khích những cá nhân, những hành động, hành vi tốt và không ủng hộ, nhắc nhở kịp thời với những hành vi sai trái của các thành viên (dù đó là thủ lĩnh của tập thể mà không e ngại).
- Quá trình phát triển của một tập thể tự quản của HS (lớp học) được chia làm ba giai đoạn:
+ Tập thể đang hình thành.
+ Tập thể đã hình thành.
+ Tập thể phát triển.
Hoạt động 3: Các loại hình hoạt động tập thể đối với HS THCS:
- Hoạt động tập thể là gì? Trước hết cần hiểu “hoạt động tập thể" là một hoạt động giáo dục. “Hoạt động tập thể" là một thuật ngữ trong giáo dục gồm hai khái niệm ghép đó là “hoạt động" và “tập thể". “Hoạt động" trong khái niệm “hoạt động tập thể" vừa là động từ, nghĩa là sự vận động (không đứng yên) nhưng đặt trong “tập thể" nghĩa là sự vận động đó có mục tiêu chung của nhiều người nhằm cùng đạt tới một mục đích, trong một lĩnh vực cụ thể. “Hoạt động tập thể” ỉă sự vận động, hành động chung của nhiều người (tập thể) có liên kết, gắn bó với nhau tuân theo những nguyên tắc thống nhất bị ràng buộc nghĩa vụ, quyền hạn, quyền lợi nhằm phát huy tài năng của mọi người để thực hiện mục đích chung, những nhiệm vụ và công việc chung phù hợp với yêu cầu của GD, xã hội và góp phần cho mối thành viên có cơ hội phát trìến nhân cách.
- Các loại hình hoạt động tập thể Có rất nhiều cách phân loại:
+ Cách thứ nhất là dựa trên nội dung hoạt động dạy học và giáo dục toàn diện. Ta có thể thấy trong giáo dục con người toàn diện gồm năm mặt chính, tương ứng với năm lĩnh vực hoạt động để tạo ra con người phát triển toàn diện.
TT | Cấu trúc nhân cách con người toàn diện | Các mặt hoạt động giáo dục |
---|---|---|
1 | Phát triển tri tuệ | Có hoạt động dạy học (Trí dục) |
2 | Phát triển các phẩm chất đạo đức... | Có quá trình giáo dục đạo đức (Đức dục) |
3 | Phát triển thể chất (sức khoe) | Có các hoạt động TDTT (Thể dục) |
4 | Phát triển năng lực thẩm mĩ | Có quá trình giáo dục thẩm mĩ (Mĩ dục) |
5 | Phát triển năng lực lao động | Có quá trình giáo dục lao động hướng nghiệp (Giáo dục lao động) |
- Cách phân loại trên là cách phân loại truyền thống tồn tại trong lịch sử khá lâu dài. Nó có tính hợp lí vì mối quan hệ tương quan giữa mục tiêu giáo dục với nội dung giáo dục; nó phân định phạm vi các hoạt động để phát triển con người toàn diện tương đối rạch rởi, dễ hiểu.
- Cách phân loại trên có ý nghĩa lí luận và giá trị thực tiễn trong một thời gian dài vì nội dung các mặt giáo dục còn đơn giản và mục tiêu giáo dục “con người phát triển toàn diện" cũng còn hạn hẹp. Trong nhiều thế kỉ, GD phấn đẩu rèn luyện những thể hệ trẻ có kiến thức, có một số thái độ hành vi, kĩ năng hoạt động tương ứng với năm mặt cấu trúc thành nhân cách.
- Hoạt động tập thể trước đây thường quan niệm là hoạt động của các tổ chức do HS- SV chủ trì. Đó là những hoạt động của ĐộiTNTP, của Đoàn TNCS Hồ Chí Mình, hoặc của Hội Thanh niên HS,SV hay những hoạt động vui chơi giải trí do lớp phối hợp với Đoàn TN, Đôi TNTP tổ chức.
- Với quan niệm truyền thống, hoạt động tập thể được coi như một hoạt động không nằm trong sự quản lí trục tiếp của lãnh đạo nhà trường, thưởng chỉ là phối hợp tổ chức. Mục tiêu của hoạt động tập thể chủ yếu do mục tiêu giáo dục của Đoàn TNCS hoặc nhằm đáp ứng yêu cầu vui chơi của HS.
- Do thời luợng dành cho việc học tập ở trường có hạn, khối lượng kiến thức ngày càng nhiều, mục tiêu giáo dục toàn diện ngày càng phong phú, vì vậy hoạt động trong nhà trường phải được kết hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện không chỉ với THCS mà cả giáo dục phố thống.
- Vì vậy, ở trường phổ thông có hai loại hình hoạt động chủ yếu: Hoạt động dạy học các môn học trên lớp, và một chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ học văn hoá gọi là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. HĐGDNGLL là hoạt động tập thể chủ đạo ở trường THCS cũng như THPT. Nó là hoạt động chủ đạo vì được thìết kế trên cơ sở thực hiện mục tiêu giáo dục THCS và THPT, rèn luyện các loại kĩ năng để hình thành từng bước chín năng lực (năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp ứng xủ, năng lực thích ứng, năng lực hợp tác và cạnh tranh, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực lao động nghề nghiệp chuyên biệt ở PT chính là hoạt động lao động hướng nghiệp). Đồng thời thông qua hệ thống năng lực này phát triển hệ thống giá trị của con người Việt Nam thời kì CNH, HĐH.
- HĐGDNGLL về cơ bản được tổ chức thực hiện trên cơ sở lấy hoạt động tập thể lớp học làm nền tảng (cũng có thể tổ chức theo khối lớp, hoặc toàn trường) vì GVCN phải theo dõi, chỉ đạo, điều chỉnh, kiểm tra đánh giá HS trong quá trình thực hiện các yêu cầu hoạt động. Thông qua HĐGDNGLL ở các lớp, GVCN nhận xét, đánh giá thái độ và hành vi kĩ năng của mỗi HS để chỉ đạo đội ngũ tự quản lớp, tạo cơ hội cho các thành viên được rèn luyện. Đó là mục tiêu giáo dục quan trọng nhất của chương trình HĐGDNGLL ở THCS và THPT.
- Lãnh đạo của các trường và quản lí giáo dục ở địa phương cần nhận thức thật sâu sắc rằng tổ chức hoạt động tập thể thực hiện chương trình HĐGDNGLL không phải chỉ là của hiệu trường, của các GVCN mà là của chính tổ chức Đội và Đoàn trong nhà trường. càng thống nhất tác động giáo dục bao nhiêu thì hiệu quả giáo dục càng lớn bấy nhiêu. Thống nhất chỉ đạo HĐGDNGLL càng thành công bao nhiêu, thì ở một chùng mục nhất định HS cũng như đội viên càng thấy ý nghĩa của hoạt động bấy nhiêu. Mỗi thành viên của lớp chủ nhiệm càng thấy thoái mái trong quan hệ tập thể thì càng tích cực tham gia vào các công việc chung của tập thể bấy nhiêu, vì vậy ở trường THCS, THPT không nên có quan niện tách biệt hoạt động tập thể của lớp học và của Đội, của Đoàn trong việc thực hiện chương trình HĐGĐNGLL.
- Mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở THCS chính là mục tiêu nội dung hoạt động tập thể.
- Nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp:
+ Lấy tinh thần xung phong hoặc để học sinh giới thìệu, cử người ghi lên bảng tên những học sinh được lớp đề cử và tên những học sinh ứng cứ. Tuỳ theo đặc điểm của lớp mà lựa chọn hình thức thích hợp sao cho cuối cùng đưa ra được danh sách đội ngũ cán bộ lớp.
+ Tổ chức trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp.
+ Đại diện đội ngũ cán bộ lớp bày tổ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ mà lớp và GVCN đã giao cho.
+ Đại diện học sinh chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp mới.
+ Cả lớp hát bài: Lớp chúng kết đoàn của nhạc sĩ Mộng Lan.
- Kết thức hoạt động:
+ Giáo viên nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của học sinh trong việc sáng suốt lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp và yêu cầu các thành viên trong lớp tích cực ủng hộ và giủp đỡ các bạn hoàn thành nhiệm vụ.
+ Độngviên độingũ cán bộ lớp cố gắng lầm tốt nhiệm vụ được giao.
Chương trình HĐGDNGLL là một chương trình hoạt động tổng hợp, xuất phát từ mục tiêu GD THCS. vì vậy khi thực hiện đã tích hợp nhiều hoạt động riêng lẻ, GVCN cần lưu ý mấy điểm sau đây:
1. Cần giữ nguyên các chủ điểm của chín chủ điểm là hệ thống mục tiêu giáo dục đối với THCS, chín chủ điểm là nhằm những khép kín không gian, Thời gian cả năm học. Không được bỏ qua chủ điểm nào, kể cả chủ điểm hè “Vui khỏe và bổ ích". Không ít trường vẫn quan niệm nhà trường chỉ quản lí 9 tháng học còn hè không có trách nhiệm, không tổ chức quản lí được. Đó là một quan niệm sai lầm vì chính thời gian nghỉ hè , không quản lí nên nhiều em sinh hư, chịu ảnh huởng tác động những tiêu cực của môi trường sống. Một bộ phân không nhỏ ở lứa tuổi HS THCS rất dễ bị cám dỗ vào các tệ nạn xã hội trong thời gian nghỉ hè.
Việc triển khai chủ điểm hoat động hè cần bàn với chính quyền, cấp uỹ xã, phường vì theo yêu cầu quản lí HĐGDNGLL của Bộ GD - ĐT đã quy định Chủ tịch UBND chính quyền xã, phường là chủ tịch Ban chăm sóc trẻ em.
Phụ trách các trường là uỷ viên thường trục, cố vấn cho chính quyền địa phương xác định nội dung hoạt động, chỉ đạo HS các cộng đồng dân cư tổ chức các hoạt động vui chơi, giải tri, văn nghệ, thể dục thể thao và tổ chức ổn tập cho hợp lí.
Đội ngũ GV các trường, trong đó có GVCN sẽ được phân công với một tỉ lệ hợp lí với cộng đồng cùng phối hợp, với các thành viên trong Ban chăm sóc quản lí, tổ chức các hoạt động cho HS.
2. Sáng tạo khi lựa chọn nội dung, cách thức tổ chức hàng tháng.
Trong sách hướng dẫn HĐGDNGLL (từ lớp 6 đển lớp 9) có gợi ý một số hoạt động tập thể, nhưng không nhất thìết thực hiện các nội dung đã viết trong sách.
GVCN có thể lựa chon những nội dung khác, sát với thực tế của nhà trường, của HS ở địa phuơng. Song cần lưu ý nội dung đó phải phục vụ cho chủ điểm hàng tháng vì đó chính là yêu cầu giáo dục hàng tháng.
ví dụ tháng 9 là tháng đầu năm học, mục tiêu của tháng đầu năm học là ổn định tổ chức lớp và mỗi cá nhân, xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi cá nhân và mỗi lớp phải góp phần xây dựng truyền thống nhà trường...
Xuất phát từ mục tiêu đó, GVCN năng động sáng tạo sẽ tìm ra rất nhiều nội dung, cách thực hiện để thực hiện mục tiêu đó. Chẳng hạn trong buổi tổ chức đại hội đầu năm của lớp có thể không tổ chức ở trong lớp học mà ở phòng truyền thống, một địa danh lịch sử, có thể tổ chức gặp mặt với các cụu HS, GV thành đạt, có thể hỏi thăm những thầy cô giáo đã về hưu (ốm đau) đã có nhiều công lao đóng góp xây dựng, phát triển làm nên lịch sử của nhà trường... có thể phát động một phong trào thi đua (quyên góp giúp đỡ thầy cô hoặc các bạn khó khăn của lớp, của trường, học tập làm theo một tấm gương vượt khó trong học tập, tu sửa, gìn giữ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh...).
Qua những phong trào hoạt động thiết thực đó không những giáo dục cho HS phát huy vai trò truyền thống mà còn giáo dục các em những giá trị đạo lí, hành vi sống rất thìết thực.
Cần lưu ý muốn lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động tập thể, GVCN cần nắm chắc mục tiêu hoạt động giáo dục của mỗi tháng, mỗi chủ điểm. Mục tiêu không thay đối, phương pháp, cách thức có thể và cần sáng tạo.
GVCN ở THCS phải từng bước rèn luyện kĩ năng tự quản cho tất cả HS của lớp vì vậy tuyệt đối không làm thay, không trực tiếp điều khiển mà luyện tập cho các em tự tổ chức hoạt động ngay từ khâu đầu tiên: Biết xây dựng kế hoạch cho một hoạt động..., lưởng trước những tình huống có thể xảy ra để có phương án dự phòng, hướng dẫn các em cách đánh giá một hoạt động…
Khi nhận xét đánh giá, góp ý các hoạt động do các em tổ chức, GVCN nhở bình tĩnh, tìm lời lẽ động viên, khích lệ tạo cho các em tự tin, cố gắng phấn khởi, nhưng vẫn phải chỉ ra những thiếu sót, nêu lên được những yêu cầu mới để rèn luyện, phấn đấu. Nhớ nguyên tắc giáo dục “phát huy uu điểm để khắc phục nhược điểm", “tôn trọng và yêu cầu cao dần"...
Mỗi GVCN cần có một sổ “Nhật kí giáo viên chủ nhiệm", mỗi em có thể để 1, 2 trang. Hàng tuần, hàng ngày qua hoạt động, nếu thấy em nào có những biểu hiện tốt hoặc chưa tốt (có những biểu hiện khác thường) thì nên ghi nhật kí, nhớ ghi nội dung biểu hiện, ngày giờ xảy ra...
Không nhất thiết ngay nào cũng phải ghi, không đòi hỏi ghi tất cả các em. Nên ghi những trường hợp đặc biệt...
Có ý thức và kĩ năng ghi nhật kí về HS và về những biểu hiện của lớp là một hoạt động có tính hiệu quả cao của giáo viên nhằm luôn luôn nắm bắt được tình hình học sinh và có cách khắc phục giúp đỡ học sinh phát triển.
............., ngày..........tháng.........năm..........
Người viết
Xem và tải các văn bản tài liệu khác
- 120 câu bài tập word form thi vào 10
- 14 điều tuyệt vời mà đậu tương mang lại cho sức khỏe của bạn
- 150 câu hỏi thi bằng lái xe máy A1 mới nhất
- 16 hình nền 4D đẹp và độc đáo
- 20-10 tặng quà gì cho mẹ ý nghĩa và đặc biệt nhất
- 27 biểu hiện suy thoái
- 3 cách viết số mũ trong Word 2010,2013,2016
- 37 trò chơi tập thể BỰA mà VUI trong phòng tiệc tất niên cuối năm công ty
- 5 điều Bác Hồ dạy nhi đồng
- 7 ngôi chùa cầu duyên ở Việt Nam nổi tiếng
- 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống
- Background Powerpoint Đẹp cho bài thuyết trình chuyên nghiệp
- Biên bản bàn giao nhà cho thuê chuẩn nhất
- Biên bản bàn giao tài liệu mới nhất
- Biên bản cam kết chịu trách nhiệm thông dụng.
- Biên bản cam kết không vi phạm mẫu chuẩn
- Biên bản chuyên đề sinh hoạt chi bộ cập nhật mới nhất
- Biên bản ghi chép sự việc hiện trường phổ biến nhất
- Biên bản giao nhận hồ sơ
- Biên bản giao nhận tiền mới nhất
- Xem tất cả các mẫu văn bản và tài liệu mẫu