Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module th44

Dạy học tốt xin gửi tới các bạn nội dung Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module th44 và file đính kèm để các bạn tiện tải về sử dụng. Chúc các bạn có được những thông tin như mong muốn của mình. Nào hãy cùng xem nội dung ngay bên dưới nhé.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS38

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module TH44: Thực hành giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học

Năm học: ..............

Họ và tên:.................................................................................................................................................................................................

Đơn vị:.......................................................................................................................................................................................................

1. Xác định mục tiêu bài học theo hướng tích hợp bảo vệ môi trường:

1- Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp tiểu học nhằm

- Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết

   + Các thành phần môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật. và quan hệ giữa chúng.

   + Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.

   + Ô nhiễm môi trường.

   + Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: (nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường…)

- Học sinh bước đầu có khả năng

   + Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây ; làm cho môi trường xanh – sạch - đẹp).

   + Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên.

   + Sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.

   + Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.

   + Thân thiện với môi trường.

   + Quan tâm đến môi trường xung quanh.

2. Tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT trong trường tiểu học:

- Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở cấp Tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau”

- GDBVMT nhằm làm cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống BVMT cho các em.

- Số lượng HS tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về BVMT trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường

***Thông qua việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo, sinh viên có thể có những tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động về môi trường, cụ thể:

Kiến thức:

- Một số kiến thức cơ bản về khoa học môi trường.

- Thực trạng tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động của con người làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên

Kỹ năng:

- Có kỹ năng nhận diện được các hành vi xâm hại môi trường và có các biện pháp, việc làm cụ thể để góp phần bảo vệ môi trường.

Thái độ:

- Giúp sv nhận thức rõ vấn đề về thực trạng môi trường hiện nay để có cách ứng xử hợp lý và xây dựng được tình yêu thiên nhiên, con người và yêu thích các hoạt động bảo vệ môi trường.

Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học hiện nay, con đường tốt nhất là :

- Tích hợp lồng ghép nội dung GDBVMT qua các môn học.

- Đa GDBVMT trở thành một nội dung của hoạt động NGLL.

- Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.

Quán triệt trong đội ngũ tính cấp thiết, vai trò quan trọng và hiệu quả của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường và cộng đồng.

- Từng bước thực hiện dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động GD và một số môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Địa lí, TNXH, Thủ công, Mĩ thuật….

- Xây dựng cho học sinh ý thức, trách nhiệm gắn liền với việc bảo vệ sự tồn tại của môi trường sống của bản thân và xã hội, đồng thời rèn kĩ năng sống thân thiện cùng môi trường, có năng lực giải quyết các vấn đề thiết yếu từ yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn liền với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.

- Góp phần nâng cao chất lượng GD đạo đức, lối sống và hình thành thói quen bảo vệ môi trường, làm phong phú thêm cho nội dung và hình thức thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện- Học sinh tích cực”.

2.Cấu trúc kế hoạch bài học theo hướng tích hợp bảo vệ môi trường:

A/BÀI SOẠN THEO HƯỚNG DẪN MỚI

I.Mục tiêu bài học:

- Kiến thức

- Kĩ năng

- Thái độ

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng .

IV. Phương tiện dạy học.

V. Tiến trình dạy học:

1.KTBC

2.Bài mới

a. Khám phá.

b. Kết nối.

c. Thực hành.

d. Vận dụng.

B/BÀI SOẠN HIỆN HÀNH

I.Mục tiêu bài học:

- Kiến thức

- Kĩ năng

- Thái độ

II. Đồ dùng dạy học:

III. Các hoạt động dạy học:

1. KTBC.

2. Bài mới.

3. Củng cố dặn dò.

C/BÀI SOẠN THỐNG NHẤT THỰC HIỆN

I.Mục tiêu bài học:

- Kiến thức

- Kĩ năng: Bổ sung thêm kỹ năng sống cần rèn trong bài.

- Thái độ

II. Đồ dùng dạy học:

III. Các hoạt động dạy học:

1. KTBC.

2. Bài mới:

*Bổ sung:

- Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học.

- Kỹ năng sống cần rèn cho học sinh sau hoạt động đó.

3. Củng cố dặn dò.

3. Thực hành thiết kế kế hoạch bài học theo hướng tích hợp bảo vệ môi trường:

Luyện từ và câu

Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy

(1 tiết)

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mở rộng vốn từ nói về tình cảm gia đình.

2. Biết nhìn tranh để nói được 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con.

3. Biết đặt dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận giống nhau trong câu.

* Giáo dục BVMT : Qua bài học, HS có tình cảm yêu thương những người trong gia đình, có vốn từ ngữ để diễn tả tình cảm gia đình.

II. Dồ dùng dạy - học

- Tranh vẽ ở BT3 trong SGK.

- Bảng nhóm để HS làm BT1; bảng phụ ghi BT2, BT4 để hướng dẫn làm bài.

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ

- Một HS nêu các từ ngữ chỉ đồ vật trong gia đình và nêu tác dụng của mỗi đồ vật đó.

- Một HS tìm những từ ngữ chỉ việc làm của em (hoặc người thân trong gia đình) để giúp đỡ ông bà.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

Bài học Luyện từ và câu hôm nay giúp các em mở rộng thêm vốn từ nói về tình cảm gia đình; biết quan sát tranh và đặt câu theo mẫu Ai làm gì ?; tập dùng dấu phẩy trong câu.

2. Hướng dẫn làm bài tập

2.1. Bài tập 1 (miệng)

- HS đọc SGK, xác định yêu cầu của BT; GV hướng dẫn cách ghép theo mẫu ở SGK, lưu ý HS ghép tiếng theo cặp thành các từ thường dùng chỉ tình cảm của người.

- HS làm vảo bảng nhóm (3, 4 em/nhóm).

- GV hướng dẫn chữa bài, ghi bảng các từ ghép được và cho HS đọc lại. GV có thể gợi ý HS cách ghép nhanh nhất:

* (Lời giải: yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, yêu kính, kính yêu, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến).

2.2. Bài tập 2 (miệng)

- HS đọc SGK, nêu yêu cầu của BT. Một HS làm vào bảng phụ, HS còn lại làm vào vở nháp ; GV khuyến khích HS chọn nhiều từ (từ chỉ tình cảm gia đình đã tìm được ở BT1) để điền vào chỗ trống trong các câu a, b, c.

- GV hướng dẫn HS chữa bài.

* Lời giải:

Cháu kính yêu (yêu quý...) ông bà.
Con yêu quý (yêu thương...) cha mẹ.
Em yêu mến (yêu quý...) anh chị.

(Chú ý : Nếu HS nói Cháu mến yêu ông bà, GV cần giải thích : từ mến yêu dùng để thể hiện tình cảm với bạn bè, người ít tuổi hơn, không hợp khi thể hiện tình cảm với người lớn tuổi, đang kính trọng như ông, bà).

2.3. Bài tập 3 (miệng)

- HS đọc SGK, nêu yêu cầu của BT. GV gợi ý HS đặt câu cho phù hợp nội dung tranh và có dùng từ chỉ hoạt động, VD : Người mẹ đang làm gì ? Bạn gái đang làm gì ? Em nghĩ rằng : thái độ của từng người trong tranh như thế nào ?…

- Một HS nhìn tranh và tập đặt 1 câu; sau đó GV cho HS nhìn tranh, luyện đặt câu theo nhóm (làm miệng),

- Các nhóm cử người nói trước lớp ; GV nhận xét, ghi bảng một số từ chỉ hoạt động của người trong các câu của HS.

VD ( 2-3 câu nói về hoạt động của mẹ và con) : Bạn gái đang đưa cho mẹ xem điểm 10 đỏ chói trên trang vở. Một tay mẹ ôm em bé trong lòng, một tay mẹ cầm cuốn vở của bạn gái. Mẹ khen: “Ôi, con tôi học giỏi quá!” Cả hai mẹ con đều rất vui.

2.4. Bài tập 4 (viết)

- HS đọc SGK, nêu yêu cầu của BT. GV đưa bảng phụ, hướng dẫn một HS đọc và làm câu a bằng cách thử đặt dấu phẩy vào trong câu (dựa vào chỗ ngắt hơi khi đọc); hoặc, gợi ý bằng câu hỏi :

   + Những gì được xếp gọn gàng ? (chăn màn, quần áo).

   + Để tách rõ 2 từ đều chỉ sự vật trong câu, ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào ? (Giữa chăn màn và quần áo).

GV chốt lại : các từ chăn màn, quần áo là những bộ phận giống nhau trong câu. Giữa các bộ phận đó cần đặt dấu phẩy.

- HS làm tiếp câu b, câu c vào vở nháp. GV hướng dẫn HS chữa bài trên bảng phụ và nhận xét kết quả.

* Lời giải : a) Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.

b) Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.

c) Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ.

3. Củng cố, dặn dò

- Cho HS nhắc lại các từ chỉ hoạt động được GV ghi trên bảng lớp ; đọc các câu ở BT4 có ngắt hơi ở dấu phẩy. GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS tìm thêm các từ chỉ tình cảm gia đình ; chép vào vở 3 câu văn ở BT4 sau khi điền dấu phẩy đúng chỗ; chuẩn bị học bài Tập viết (chữ hoa K ).

MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5

Bài: 14

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. Mục tiêu:

- HS kể được một vài tài nguyên thiên nhiên (biển, hải đảo) ở nước ta và ở địa phương;

- Biết vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên biển, hải đao)

***Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (biển, hải đảo) bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

II. Tài liệu và phương tiện:

Giấy to, bút dạ để ghi kết quả thảo luận nhóm.

III. Các hoạt động dạy học:

Tiết 1

1.Hoạt động 1: Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên

a.Mục tiêu: HS biết thế nào là tài nguyên thiên nhiên

b.Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm bài tập 1, SGK;

- HS trao đổi theo nhóm đôi;

- GV yêu cầu một vài nhóm trình bày;

- Hỏi : Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?

c. Kết luận:

- Tài nguyên thiên nhiên là những thứ tự nhiên mà có và mang lại lợi ích cho cuộc sống con người;

- Đất trồng, rừng, đất ven biển, cát, mỏ than, mỏ dầu, gió. ánh sáng mặt trời, biển, hồ, nước tự nhiên, thác nước, túi nước ngầm... là những tài nguyên thiên nhiên.

2. Hoạt động 2: Phân tích thông tin

a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS xem tranh, SGK trang 43 và gọi HS đọc nối tiếp các ý trang 44;

- HS thảo luận nhóm theo các ý trang 44 SGK;

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.

c. Kết luận:

- Tài nguyên thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Tài nguyên thiên nhiên chỉ có hạn, nếu không biết khai thác và sử dụng hợp lý sẽ bị cạn kiệt.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả mọi người trong đó có HS.

3. Hoạt động 3: Những việc cần làm để bảo vệ tài nghuyên thiên nhiên

a. Mục tiêu: HS biết xác định những việc làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm;

- HS làm việc theo nhóm;

- Đại diện từng nhóm trình bày;

- Thảo luận chung cả lớp;

c. Kết luận: Không khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng: nước,chất đốt, sách vở, đồ dùng, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn Quốc gia...là những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động nối tiếp

- Thực hiện tiết kiệm các nguồn năng lượng: điện, nước,chất đốt, sách vở, năng lượng...

- Các nhóm HS tiến hành điều tra, tìm hiểu về một nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương hoặc ở đất nước và bàn biện pháp để bảo vệ tài nguyên này.

Tiết 2

4. Hoạt động 4: Trình bày kết quả diều tra, tìm hiểu về một nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương hoặc của đất nước và biện pháp bảo vệ.

a. Mục tiêu: HS có thể biết về một nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương hoặ của đất nước và có ý thức quan tâm bảo vệ.

b. Cách tiến hành:

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả (kết hợp giũa trình bày bằng lời với tranh ảnh và viết ra giấy);

- Cả lớp chất vấn nhận xét;

- Thảo luận chung về các biện pháp cần thiết để giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.

c. Kết luận: GV khen những nhóm có kết quả làm việc tốt và nhắc nhở HS cả lớp hãy thực hiện các biện pháp các em vừa đề xuất để bảo vệ nguồn tài nguyên ở địa phương.

5. Hoạt động 5: Trò chơi Phóng viên

a. Mục tiêu: Củng cố bài học cho HS

b. Cách tiến hành: Một vài HS trong lớp thay nhau đóng vai phóng viên và phóng vấn các bạn trong lớp về những vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các câu hỏi có thể là:

- Theo bạn thế nào là tài nguyên thiên nhiên?

- Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên?

- Bạn hãy kể một vài tài nguyên thiên nhiên của địa phương hoặc của đất nước mà em biết?

- Hãy kể một việc bạn đã làm để góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

c. Kết luận:

GV hướng dẫn cả lớp bình chọn một phóng viên có câu hỏi hay nhất, HS trả lời có câu trả lời hay nhất.

MÔN TỰ NHÊN – XÃ HỘI

Bài 29: Một số loài vật sống dưới nước

(Mức độ tích hợp: Bộ phận)

I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết

- Nói tên một sồ loài vật sống dưới nước;

- Nói tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn;

- Hình thành kỷ năng quan sát, nhận xét, mô tả;

***Qua bài học HS biết một nguồn tài nguyên quan trọng của biển: các loài hải sản, qua đó giáo dục ý thức trân trọng, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.

II. Đồ dùng dạy học:

- Hình vẽ trong SGK trang 60,61.

- Sưu tầm tranh, ảnh các con vật sống ở ao, hồ, biển.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Làm việc với SGK

a.Mục tiêu:

- HS nói tên một số loài vật sống ở dưới nước;

- Biết tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn (cá mập, cá ngừ, tôm, cua, cá ngựa...)

b. Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trong SGK (chỉ nêu tên và lợi ích của một số con vật)

- GV khuyến khích HS tự đặt thêm câu hỏi trong quá trình quan sát, tìm hiểu các con vật được giới thiệu trong SGK, ví dụ:

   + Con vật nào sống ở nước ngọt, con vật nào sống ở nước mặn...

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung;

- GV giới thiệu cho HS biết các hình ở trang 60 bao gồm các con vật sốngở nước ngọt, các hình ở trang 61 gồm các con vật sống ở nước mặn.

Kết luận:

Có rất nhiều loài vật sống dưới nước trong đó có những loài vật sống ở nước ngọt (ao, sông, hồ...), có những loài vật sống ở nước mặn (biển). Muốn cho các loài vật sống dưới nước được tồn tại và phát triển, chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.

Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống dưới nước sưu tầm được

a.Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.

b.Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ

- GV yêu cầu các nhóm đem những tranh ảnh sưu tầm được để cùng quan sát và phân loại, sắp xếp tranh ảnh các con vật vào giấy khổ to.

- Các nhóm tự chọn các tiêu chí để phân loại và trình bày (con vật nào sống ở nước ngọt, nước mặn hoặc các loài tôm, loài cá..)

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình, sau đó quan sát sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.

- Kết thúc tiết học GV cho HS chơi trò chơi “ Thi kể tên các con vật sống ở nước ngọt, các con vật sống ở nước mặn”.

MÔN KHOA HỌC

Bài 28: Bảo vệ nguồn nước

I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

- Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước, góp phần tiết kiệm nước;

- Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước;

- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.

II. Đồ dùng dạy học:

- Hình trang 58,59 SGK;

- Giấy Ao đủ cho các nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS.

III. Hoạt động dạy học:

1.Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước.

Mục tiêu: HS nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước

Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK

- Hai HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước;

Bước 2: Làm việc cả lớp

GV gọi HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Phần trả lời của HS cần nêu được:

- Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước:

   + Hình 1: Đục ống nước sẽ làm cho các chất bẩn thấm vào nguồn nước.

   + Hình 2: Đổ rác xuống ao sẽ làm nước ao bị ô nhiễm, cá và các vi sinh vật khác bị chết.

- Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước:

   + Hình 3: Vứt rác có thể tái chế vào một thùng riêng vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường đất,vì những chai lọ khó bị phân hủy, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh.

   + Hình 4: Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm;

   + Hình 5: Khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không thấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản

   + Hình 6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải sẽ tránh được ô nhiễm đất, nước không khí;

Tiếp theo yêu cầu HS liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước.

Kết luận: Để bảo vệ nguồn nước cần:

- Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như nước giếng, hồ nước, ống dẫn nước;

- Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước;

- Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu cải tiến để phân không thấm xuống nước làm ô nhiễm nguồn nước;

- Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải, nước sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

2. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ dông bảo vệ nguồn nước

Mục tiêu: Bản thân HS cam kết bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền cổ động người khác bảo vệ nguồn nước.

Cách tiến hành;

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn

GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm

- Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước;

- Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước;

- Phân công từng thành viên của nhom1ve4 hoặc viết từng phần của bức tranh.

Bước 2: Thực hành

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV hướng dẫn;

- GV đi tới các nhóm kim63 tra và giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi thành viên đều tham gia.

Bước 3: Trình bày và đánh giá

Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện.

GV đánh giá nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước (tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng)

............., ngày..........tháng.........năm..........

Người viết              

Tải ngay

Đề thi mới cập nhật