Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module th33

Dạy học tốt xin gửi tới các bạn nội dung Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module th33 và file đính kèm để các bạn tiện tải về sử dụng. Chúc các bạn có được những thông tin như mong muốn của mình. Nào hãy cùng xem nội dung ngay bên dưới nhé.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS38

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module TH33: Thực hành dạy học phân hóa ở tiểu học

Năm học: ..............

Họ và tên:.................................................................................................................................................................................................

Đơn vị:.......................................................................................................................................................................................................

Dạy học phân hóa là phương pháp dạy học có tính đến sự khác biệt của người học( Cá nhân) hoặc nhóm người học. Ở tiểu học DHPH thường được thể hiện ở việc lấy chuẩn kiến thức kỹ năng làm nền cơ bản, ngoài kế hoạch dạy học thông thường thì dạy học phân hóa để có những kế hoạch dạy học phù hợp đưa học sinh yếu kém đạt chuẩn và giúp các đối tượng đã đạt chuẩn hoặc khá giỏi phát triển ở mức cao hơn. Ngoài ra, rmootj số nơi, dạy học phân hóa được thể hiện ở vieeic tổ chức cho học sinh học theo chương trình tự chon môn học.

1.Các bước lập kế hoạch dạy học phân hóa phù hợp vời điều kiện và đối tượng tiểu học:

a/ Xác định mục tiêu bài học:

* Với ý nghĩa đảm bảo chovieejc thực hiện tốt các mục tiêu dạy học đối với học sinh tiểu học đồng thời khuyến khích phát triển tối đa những khả năng của cá nhân học sinh trong quá trình học tập, thì DHPH đang được xem là một giải pháp phổ biến hiện nay.

* Thiết kế bài học phải dựa vào chuẩn KTKN và chương trình. Ngoài ra, còn phải dựa vào tình hình thực tế của địa pg]ơng để phân hóa đối tượng.

b/ Thiết kế các hoạt động học tập

TOÁN DIỆN TÍCH HÌNH THOI

I. MỤC TIÊU

- Biết cách tính diện tích hình thoi.

- 5 HSY làm được câu a của BT1 & BT2 theo gợi ý của GV.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bộ đồ dùng học toán + các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.

- 2 băng giấy có các hình của BT1, PBT, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định: Hát +điểm danh .

2. KTBC: 2 HS làm BT1.

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSY
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
+ ghi đề.
* Hoạt động 2: Hình thành công thức tính diện tích hình thoi:
- GV nêu vấn đề: Tính S hình thoi ABCD đã cho rồi tiến hành như SGK & SGV. - Yêu cầu HS nêu quy tắc & công thức tính diện tích hình thoi.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Bài tập 1: Tính diện tích của a/Hình thoi ABCD, biết: AC = 3cm; BD = 4cm b/Hình thoi MNPQ, biết:MP = 7cm; NQ = 4cm -YC HS nêu YC BT, HD HS làm, cho HS làm, HS cùng GV nhận xét sửa chữa.
- Bài tập 2: Tính diện tích hình thoi, biết:
a/ Độ dài các đường chéo là 5dm & 20dm.
b/ Độ dài các đường chéo là 4m & 15dm -YC HS nêu YC BT, HD HS làm, cho HS làm, HS cùng GV nhận xét sửa chữa.
4. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò.
- Củng cố: Nhấn mạnh ND bài.
- Dặn dò: Về làm BT1, 2 vào vở, xem trước bài: Luyện tập.
-Nhận xét tiết học .
- Nhắc đề
- Theo dõi & trả lời.
- HS nêu.
- Làm cá nhân bảng con .
- Làm cá nhân vào vở.
- Lắng nghe .
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- Nhắc nhở
- Làm câu a
- Làm câu a
- Lắng nghe

c/ Đánh giá kế hoạch bài học

- Thiết kế bài học trên dựa vào thực tế có một số học sinh còn tiếp thu bài chậm, do kiến thức còn hạn chế nên chưa theo kịp bạn bè. Giáo viên phân loại học sinh đề giảm nhẹ kiến thức cho các em, dần dần các em sẽ theo kịp các bạn. Nếu dạy như các lớp không có học sinh yếu thì các em học sinh này sẽ khó mà tiếp thu được kiến thức giống như các bạn trong lớp.

- Giáo viên cần phân loại học sinh để có tiết dạy hiệu quả phùh hợp với đối tượng học sinh. Nếu lớp có học sinh khá – giỏi thì nâng thêm cho các em một số kiến thức cao hơn so với học sinh đại trà để các em tư duy và tìm ra cách giải để tăng thêm kiến thức.

2. Thực hành xây dựng kế hoạch bài học dạy học tích hợp một số nội dung giáo dục :

TẬP ĐỌC

THẮNG BIỂN

(Phương thức khai thác trực tiếp)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch trôi chảy; biết đọc DC một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu ND: ca ngợi lòng dũng cảm. ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên. (trả lời được các CH trong SGK).

- GDHS MTBĐ: HS hiểu thêm về môi trường biển, thiên tai mà biển mang lại cho con người và các biện pháp phòng tránh.

II. CÁC KĨ NĂNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- KN giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông.

- KN đảm nhận trách nhiệm.

III. CÁC PP/KT DẠY HỌC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Đặt câu hỏi. Trình bày ý kiến cá nhân.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh như SGK phóng to + bảng phụ viết ND bài TĐ & đoạn 2

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Khám phá:
- GV treo tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu bài
b. Kết nối:
* Luyện đọc:
- GV hướng dẫn HS đọc bài
- GV đọc diễn cảm cả bài.
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn kết hợp nêu lần lượt từng câu hỏi và trả lời. kết hợp
- GDHS BVMT: Các anh chị thanh niên xung kích có dũng cảm không?Nhờ đâu mà con người chống lại được sự nguy hiểm do TN gây ra?
- GD cho HS lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do TN gây ra để bảo vệ cuộc sống con người.
- GDHS MTBĐ: HS hiểu thêm về môi trường biển, thiên tai mà biển mang lại cho con người và các biện pháp phòng tránh.
- Đặt câu hỏi để HS nêu ND bài tập đọc.
- GV treo bảng phụ ghi ND bài tập đọc.
c. Thực hành:
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV treo bảng phụ ghi đoạn 2, hướng dẫn cách đọc diễn cảm, GV đọc mẫu.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm trước lớp
d. Áp dụng - củng cố và hoạt động tiếp nối:
- Củng cố: Nhấn mạnh ND bài,GD HS qua bài.
- Dặn dò: Về học bài, xem bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy.
- Nhận xét tiết học.
- Bức tranh vẽ cảnh mọi người đang xếp thành hàng để chống ngăn dòng nước mạnh.
- Nhắc đề. - 1HS đọc cả bài.Lớp theo dõi và phân đoạn.
- 4HS đọc nối tiếp 4 đoạn kết hợp luyện đọc từ khó.
- 4HS đọc nối tiếp 4 đoạn kết hợp tìm hiểu từ ngữ mới.
- 1HS đọc bài.
Lớp theo dõi.
- Theo dõi.
- Thực hiện
- Cá nhân trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS nêu. Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại.
- Theo dõi.
- Đọc theo cặp.
- HS đọc, lớp nhận xét.
- Lắng nghe.

* Giáo án này có lồng ghép chương trình bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo, bảo vệ môi trường

*** Cách thiết kế và quy trình dạy tiết bồi dưỡng – phụ đạo

Tên môn

Tên bài

I. Mục tiêu

- Kiến thức

- Kĩ năng

- Thái độ

II. Chuẩn bị

- GV chuẩn bị hệ thống bài tập và các thiết bị dạy học cần thiết

III. Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học:

1. Hình thức tổ chức:

2. Phương pháp dạy học

IV. Các hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức (1-2 phút)

2. Bài mới

I. Giới thiệu bài (1-2 phút)

II. Nội dung ( 25-30 phút)

Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết (7-10 phút)

- Cho HS nhắc lại hệ thống kiến thức – mở rộng đối với HS giỏi.

- GV chốt kiến thức

Hoạt động 2: Hoàn thành các bài tập củng cố kiến thức ( 10- 15 phút)

Lưu ý: - Hệ thống bài tập đi từ dễ đến khó: GV cần theo dõi và giúp đỡ các đối tượng HS theo cá nhân, nhóm, tổ...Có thể tổ chức phong trào đôi bạn cùng tiến để phát huy khả năng của các em HS giỏi trong việc giúp bạn học tập.

Phần 1: Bài tập dành cho HS khuyết tật(nếu có) và HS yếu.

- Bài tập 1: Dành cho HS khuyết tật (nếu có)

- Bài tập 1, 2: Dành cho HS yếu ( Bài tập riêng cho HS yếu củng cố kiến thức)

Phần 2: Bài tập dành cho HS có trình độ trung bình trở lên.

- Bài tập 1, 2, 3: Dành cho tất cả HS có trình độ trung bình trở lên

- Bài tập 4, (5): Dành cho HS khá giỏi ( Bài tập riêng cho HS phát triển tư duy; Bài tập có sự nâng cao nhưng phải đúng với nội dung của phần kiến thức, kĩ năng đang bồi dưỡng- phụ đạo chung. Không dạy nội dung kiến thức ngoài chương trình, không dạy trước chương trình, không đưa bài tập từ lớp trên xuống lớp dưới. Điều quan trọng là đối với mỗi đơn vị kiến thức bồi dưỡng HS biết cách tự học, biết tư duy độc lập, biết liên hệ với thực tiễn cuộc sông xung quanh, biết cách thực hành để hiểu sâu sắc và toàn diện hơn những đối tượng HS khác trong lớp)

Hoạt động 3: Dạy phân hoá đối tượng( 5- 7 phút)

Bài tập dành cho học sinh khá giỏi (1-2 bài) dựa vào kiến thức đã học có nâng cao.

Hoạt động 4: Tổ chức chấm – chữa bài (5 phút)

Củng cố kiến thức

II. Củng cố dặn dò (1 phút)

3. Các điều kiện để thực hiện hiệu quả việc dạy học phân hóa ở Tiêu học :

* Điều chỉnh sĩ số lớp học.

* Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.

* Tổ chức biên soạn chuuwong trình, nội dung, bồi dưỡng chuyên đề cho đội ngũ giáo viên, tăng cường tài liệu cho học sinh.

* Cần ưu tiên nâng cao năng lực nghề nghiệp giáo viên, hỗ trợ cho giáo viên những nghiệp vụ sư phạm để phương pháp dạy học có hiệu quả là cần thiết.

3. Các hình thức dạy học:

- Cá nhân

- Lớp

- Thi đua theo nhóm, tổ: Nhóm khác trình độ để học sinh giỏi giúp đỡ học sinh yếu.

Nhóm cùng trình độ để các em phát huy sự sáng tạo, học sinh yếu giáo viên dễ kiểm tra.

- Trò chơi học tập

4. Kiểm tra đánh giá:

- Giáo viên đánh giá học sinh;Học sinh đánh giá học sinh....

Học sinh trung bình yếu đánh giá theo hướng động viên, khuyến khích ...Học sinh Giỏi đánh giá theo sự sáng tạo , vận dụng vào thực tiễn của các em.

............., ngày..........tháng.........năm..........

Người viết              

Tải ngay

Đề thi mới cập nhật