Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module th17
Dạy học tốt xin gửi tới các bạn nội dung Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module th17 và file đính kèm để các bạn tiện tải về sử dụng. Chúc các bạn có được những thông tin như mong muốn của mình. Nào hãy cùng xem nội dung ngay bên dưới nhé.
- Các văn bản, tài liệu có thể bạn quan tâm:
- 10 Mẫu lời cảm ơn tiểu luận, luận văn ấn tượng nhất
- 100 câu đố vui có đáp án
- 101+ câu đố trong nhanh như chớp (có đáp án)
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH17: Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học
Năm học: ..............
Họ và tên:.................................................................................................................................................................................................
Đơn vị:.......................................................................................................................................................................................................
1. Vị trí, vai trò của công tác thiết bị dạy học trong nhà trường tiểu học:
Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng.
Nói chung, trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe-thấy-làm được (những gì nghe được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em.
Tính chất của phương tiện dạy học biểu thị nội dung thông tin học, hình thức thông tin và phương pháp cho thông tin chứa đựng trong phương tiện và phải dưới sự tác động của giáo viên hoặc học sinh tính chất đó mới đựơc bộc lộ ra. Như vậy đã có mối liên hệ chặt chẽ giữa tính chất và chức năng của phương tiện dạy học.
Phương tiện dạy học bao gồm các chức năng sau:
- Truyền thụ tri thức
- Hình thành kỹ năng
- Phát triển hứng thú học tập
- Tổ chức điều khiển quá trình dạy học.
Do đó, khi dạy các môn học, đặc biệt là các môn học tự nhiên, cần chú ý đến hai vấn đề chủ yếu sau:
+ Học sinh tri giác trực tiếp các đối tượng. Con đường nhận thức này được thể hiện dưới dạng học sinh quan sát các đối tượng nghiên cứu ở trong các giờ học hay khi đi tham quan.
+ Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tri giác không phải bản thân đối tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản ảnh một bộ phận nào đó của đối tượng.
Trên cơ sở phân tích trên ta thấy rằng phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học
- Giúp học sinh dể hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.
+ Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.
+ Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp.
+ Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
+ Phương tiện dạy học còn giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cây,...), giúp học sinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện.
- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao.
Có rất nhiều loại phương tiện dạy học với các hình thức và chức năng khác nhau, trong đó có: phương tiện tạo hình ảnh (bảng đen, bảng trắng, tranh ảnh, bảng biểu,...), những phương tiện khuếch đại hình ảnh (máy chiếu), phương tiện thu/phát khuếch đại âm thanh (máy quay, máy ghi âm,....)
Để đánh giá chất lượng của các loại phương tiện dạy học, ta thường dựa vào các chỉ tiêu chính: tính khoa học sư phạm, tính nhân trắc học, tính thẩm mỹ, tính khoa học kỹ thuật và tính kinh tế.
* Tính khoa học sư phạm
Tính khoa học sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lương phương tiện dạy học. Chỉ tiêu này đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung phương pháp dạy học với cấu tạo và nội dung của phương tiện. Tính khoa học sư phạm thể hiện ở chỗ:
- Phương tiện dạy học phải bảo đảm cho học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học, giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề... làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.
- Nội dung cà cấu tạo của phương tiện dạy học phải bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lý thuyết và thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản.
- Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu năng động của học sinh.
- Các phương tiện dạy học hợp thành một bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức, trong đó mỗi cái phải có vai trò và chỗ đứng riêng.
Phương tiện dạy học phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thái tổ chức dạy học tiên tiến.
* Tính nhân trắc học
Thể hiện ở sự phù hợp của các phương tiện dạy học với tiêu chuẩn tâm sinh lý của giáo viên và học sinh, gây được sự hứng thú cho học sinh và thích ứng với công việc sư phạm của thầy và trò. Cụ thể là:
- Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m. Các phương tiện dạy học dùng cho cá nhân học sinh không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học.
- Phương tiện dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
- Màu sắc phải sáng sủa, hài hòa và giống với màu sắc của vật thật (nếu là mô hình, tranh vẽ).
- Bảo đảm các yêu cầu về độ an toàn và không gây độc hại cho thầy và trò.
* Tính thẩm mỹ
Các phương tiện dạy học phải phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức môi trường sư phạm:
- Phương tiện dạy học phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và hình khối giống như các công trình nghệ thuật.
- Phương tiện dạy học phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề, làm cho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ.
* Tính khoa học kỹ thuật
Các phương tiện dạy học phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn, có khối lượng và kích thước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới.
- Phương tiện dạy học phải được bảo đảm về tuổi thọ và độ vững chắc.
- Phương tiện dạy học phải được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất nếu có thể.
- Phương tiện dạy học phải có kết cấu thuận lợi cho việc chuyên chở và bảo quản.
* Tính kinh tế
Tính kinh tế là một chỉ tiêu quan trong khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử dụng các thiết bị dạy học mẫu.
- Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải được tính toán để với một số lượng ít, chi phí nhỏ vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất.
- Phương tiện dạy học phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp.
Hiệu quả dạy học chính là sự tăng chất lượng, khối lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, phù hợp với yêu cầu của chương trình, ít tiêu hao sức lực của giáo viên và học sinh. để phát huy hiệu quả các phương tiện dạy học cần phải đảm bảo các điều kiện trình bày dưới đây:
+ Môi trường sư phạm của nhà trường. Môi trường sư phạm của nhà trường bao gồm cả môi trường vật chất và tinh thần (nề nếp học tập, tinh thần làm việc, quan hệ thầy trò...). ở đây chúng ta chỉ đề cập đến môi trường vật chất, nói khác hơn, đó là cơ sở vật chất của nhà trường bao gồm: không gian, ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, độ ẩm, sự lưu thông của không khí, hình thức và nội dung bố trí các đồ vật, nơi làm việc của học sinh và giáo việc (lớp học, phòng thực hành, xưởng...)
+ Bảo đảm các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học có tác dụng làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức về đối tượng thực tiễn khách quan. Tuy vậy, nếu không sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý thì hiệu quả sư phạm của phương tiện dạy học không những không tăng lên mà còn làm cho học sinh khó hiểu, rối loạn, căng thẳng... Do đó các nhà sư phạm đã nêu lên các nguyên tắc đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ. Như vậy, không phải bao giờ và bất cứ đâu phương tiện dạy học cũng có tác dụng tích cực đến hoạt động nhận thức của học sinh. Nhiều khi, nếu được sử dụng không đúng với những yêu cầu sư phạm cụ thể, phương tiện dạy học lại có tác dụng theo chiều tiêu cực, làm cho học sinh hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém... để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vai trò của phương tiện dạy học khi sử dụng phương tiện, người giáo viên phải nắm vững ưu nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phương tiện để việc sử dụng phương tiện dạy học phải đạt đựơc mụch đích dạy học và phải góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
I. Vị trí, vai trò của hệ thống CSVC-TBDH của trường học trong quá trình dạy học.
Trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào, trong quá trình dạy học giáo dục, người ta phải sử dụng phương tiện nhất định.
* Cơ sở vật chất-TBDH là phương tiên lao động sư phạm của các nhà giáo dục và học sinh.
* Cơ sở vật chất-TBDH: Là một trong các điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học - giáo dục trong nhà trường; thiếu điều kiện nầy thì quá trình đó không thể diễn ra hoặc diễn ra ở dạng không hoàn thiện.
Tóm lại: Không thể nói đến giáo dực toàn diện một khi không có CSVC - kỹ thuật trường học.
Tuy nhiên: CSVC - TBDH chỉ phát huy được tác dụng, nghĩa là làm cho quá trình giáo dục diễn ra có hiệu quả, nếu như nó thực sự trở thành một nhân tố của quá trình giáo dục- phù hợp với mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục.
Dạy học ngày nay không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức mà loài người đã tích luỹ được và đã hệ thống hoá lại mà còn phải có nhiệm vụ phát triển năng lực sáng tạo của thế hệ trẻ và kĩ năng thường xuyên tự hoàn thiện tri thức cho họ.
Đặc điểm cơ bản của các phương pháp dạy học mới thể hiện ở chỗ biến hoạt động dạy của giáo viên vốn là hoạt động thông báo tri thức trước đây thành hoạt động tổ chức, điều khiển để học sinh tự lĩnh hội, tìm kiếm tri thức. ( Dạy cho học sinh phương pháp tự học)
Nghị Quyết số 40/2000/QH 10, ngày 9/12/2000 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: "Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục".
2. Hệ thống thiết bị dạy học ở trường tiểu học:
* Thiết bị dạy học: Là một bộ phận CSVC của nhà trường.
Bao gồm: những đối tượng vật chất và phương tiện , kĩ thuật dạy học. Được GV và người học sử dụng để tiến hành các hoạt động dạy học.
* Phân loại:
TBDH dùng chung: máy chiếu đa năng; tivi, đầu đọc đĩa; hệ thống tăng âm, loa, micro; máy in; máy quay phim; máy tính; mạng máy tính;…TBDH dùng trên lớp: phân loại theo loại thiết bị và theo môn học. (Tham khảo “Danh mục các TBDH chuẩn ở cấp tiểu học theo qui định của Bộ GD&ĐT hàng năm).
*PHẦN THỰC HÀNH
Phiếu giao việc 1:
Tổ chức chia nhóm phân loại TBDH theo loại.
Phân loại theo môn học
1. Tiếng Việt:
Bộ chữ (chữ rời, bảng mẫu chữ)
2. Toán:
Que tính, mô hình, Thẻ hình, bộ hình, Bộ cân, bộ chai, bộ thước
3. Đạo đức:
Bộ tranh, ảnh, Đĩa CD, VCD
4. Khoa học:
Tranh (câm), Thiết bị lắp ráp, Thiết bị thí nghiệm
* Lắp đặt TBDH ở trường tiểu học
Mô hình bánh xe nước. Mô hình Trái Đất - Mặt Trời - Mặt Trăng
Chai lọ thí nghiệm, Hộp đối lưu
1. Mô hình bánh xe nước
Phễu để rót nước. Buồng tua-bin và hệ thống phát điện
Khay chứa nước
Nguyên lý hoạt động? Vai trò của từng bộ phận?
2. Mô hình Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
- TBDH TN&XH 3
- Mô phỏng sự chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng; giải thích một số hiện tượng tự nhiên: ngày, đêm, trăng tròn, trăng khuyết…
- Thực hành lắp đặt và vận hành.
3. Hướng dẫn sử dụng một số thiết bị dạy học:
- Tổ chức sử dụng cơ sở vật chất - TBGD vào quá trình dạy học - giáo dục:
* Yêu cầu các giáo viên đưa việc sử dụng phương tiện dạy học vào kế hoạch chuyên môn của mình theo từng đề tài giảng dạy trong từng học kì, kế hoạch này được tổ chuyên môn thông qua.
* Thường xuyên phát động thi đua sử dụng phương tiện dạy học theo tinh thần của các phương pháp dạy học tiên tiến; đây là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác chuyên môn, từng học kì nên tổ chức hội giảng sử dụng phương tiện dạy học.
* Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ thuật sử dụng các phương tiện dạy học cho giáo viên qua nhiều hình thức, cho đi huấn luyện các lớp do Sở giáo dục, BGD tổ chức, tổ chức huấn luyện qua tổ chuyên môn v.v..
* Xây dựng những qui trình sử dụng cơ sở vật chất TBDH và yêu cầu mọi người phải thực hiện.
* Tổ chức bảo quản CSVC-TBDH trường học.
Cán bộ phụ trách thiết bị ( thực hành) có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chuyên môn:
- Giúp hiệu trưởng quản lý tài sản nhà trường ( Thống kê thiết bị -sắp xếp thiết bị ).
- Giúp Cán bộ QLGD quản lý, theo dõi, việc sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học ( Hồ sơ sổ sách theo dõi mượn trả thiết bị, thí nghiệm thực hành )
Do vậy cán bộ phụ trách thiết bị phải được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ.
* Sắp xếp thiết bị (hoá chất, mẫu vật.)khoa học, ngăn nắp.
* Sắp xếp thiết bị theo khối, bài hoặc theo đặc thù bộ môn.
* Bày trí thiết bị dễ lấy, bảo quản tốt các thiết bị đắc tiền ( kính hiển vi .)
* Tinh thần trách nhiệm cao, hồ sơ sổ sách đầy đủ.
1.3. Giáo viên
* Thực hiện tương đối đầy đủ các tiết TNTH đạt hiệu quả và chất lượng.
* Giúp HS lĩnh hội được kiến thức đầy đủ qua thực hành.
* Rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng khéo léo, khả năng sáng tạo.
* Giúp HS khám phá cái mới, tìm tòi cái mới, tư duy, sáng tạo.
Quản lý thiết bị và chuẩn bị thiết bị cho GV giảng dạy là một nhiệm vụ không thể thiếu được ở trường học,
4. Các biện pháp giúp giáo viên khắc phục những tồn tại trong việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học:
- Giáo viên phải hiểu được dạy học là tác động vào người học, nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học theo hướng tổ chức các “Hoạt động dạy học’’. Chứng tỏ lúc nào học sinh có “Hoạt động học’’ thì quá trình dạy học trên lớp mới có hiệu quả. Dạy học phải để cho các em tự thao tác trên đồ dùng, biết suy nghĩ và thảo luận, tức là tạo ra “Môi trường học’’ tốt, tạo ra cơ hội để các em “Hoạt động học tập’’, tạo ra sự “Hợp tác’’ giữa trò với trò, giữa thầy với trò. Việc học tập theo cách đó sẽ hấp dẫn lôi cuốn các em vào quá trình học một cách tự giác, tự nhiên hơn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học Đồ dùng dạy học có phát huy được tác dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo viên sử dụng nó như thế nào. Để đạt hiệu quả cao trong sử dụng đồ dùng dạy học mỗi giáo viên cần:
+ Nắm vững danh mục đồ dùng dạy học.
+ Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để xác định đồ dùng dạy học nào cần phải sử dụng, sử dụng với mục đích gì (dẫn dắt kiến thức mới hay minh hoạ, hệ thống hoá kiến thức…)
+ Xác định thời điểm, thời gian thích hợp sử dụng đồ dùng đó trong tiết học.
+ Tìm biện pháp, cách thức thích hợp, chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh thực hành, quan sát đồ dùng theo đúng mục đích sử dụng.
+ Chú ý đến ngôn ngữ, lời nói trong giảng dạy và trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học. Khi giới thiệu và sử dụng đồ dùng giáo viên nên tránh tình trạng giải thích dài dòng, vừa làm mất thời gian và không cần thiết, vừa làm rối rắm vấn đề. Tuy nhiên lời nói của giáo viên cũng là phương tiện trực quan ngôn ngữ. Vì vậy một khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần xác định rõ đồ dùng dạy học đó có tác dụng gì trong việc khai thác nội dung kiến thức của bài để có thể kết hợp việc sử dụng ngôn ngữ với việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lý nhằm giúp học sinh hiểu biết vấn đề rõ ràng hơn, mạch lạc hơn
+ Để tránh tình trạng lúng túng, mất thời gian trong việc sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần dành thời gian thực hành trước các thao tác sử dụng đồ dùng dạy học trước khi lên lớp.
Để có một bộ môn chất lượng đáp ứng đựoc yêu cầu thì việc sử dụng đồ dùng dạy học cần được kết hợp hài hoà với các phương pháp dạy học một cách logic, để có hiệu quả cao thực sự trong việc đổi mới hơn nữa, công việc này tất cả mọi giáo viên trong nhà trường đều có thể sử dụng trong giảng dạy ở tất cả các khối lớp khi dạy ở bậc tiểu học.
............., ngày..........tháng.........năm..........
Người viết
Xem và tải các văn bản tài liệu khác
- 120 câu bài tập word form thi vào 10
- 14 điều tuyệt vời mà đậu tương mang lại cho sức khỏe của bạn
- 150 câu hỏi thi bằng lái xe máy A1 mới nhất
- 16 hình nền 4D đẹp và độc đáo
- 20-10 tặng quà gì cho mẹ ý nghĩa và đặc biệt nhất
- 27 biểu hiện suy thoái
- 3 cách viết số mũ trong Word 2010,2013,2016
- 37 trò chơi tập thể BỰA mà VUI trong phòng tiệc tất niên cuối năm công ty
- 5 điều Bác Hồ dạy nhi đồng
- 7 ngôi chùa cầu duyên ở Việt Nam nổi tiếng
- 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống
- Background Powerpoint Đẹp cho bài thuyết trình chuyên nghiệp
- Biên bản bàn giao nhà cho thuê chuẩn nhất
- Biên bản bàn giao tài liệu mới nhất
- Biên bản cam kết chịu trách nhiệm thông dụng.
- Biên bản cam kết không vi phạm mẫu chuẩn
- Biên bản chuyên đề sinh hoạt chi bộ cập nhật mới nhất
- Biên bản ghi chép sự việc hiện trường phổ biến nhất
- Biên bản giao nhận hồ sơ
- Biên bản giao nhận tiền mới nhất
- Xem tất cả các mẫu văn bản và tài liệu mẫu