Giới thiệu về một vật dụng

Nhà rông được coi là "đặc sản" của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nhưng trên thực tế, mỗi dân tộc lại có cách thiết kế nhà rông riêng. Và nhà của người M’nông Nong cũng có kiến trúc thật ấn tượng, không giống với bất kỳ nhà của dân tộc nào ở Tây Nguyên, kể cả người M’nông Gar hay M’nông Kuanh.

BÀI LÀM

Nhà rông được coi là "đặc sản" của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nhưng trên thực tế, mỗi dân tộc lại có cách thiết kế nhà rông riêng. Và nhà của người M’nông Nong cũng có kiến trúc thật ấn tượng, không giống với bất kỳ nhà của dân tộc nào ở Tây Nguyên, kể cả người M’nông Gar hay M’nông Kuanh.

Thoạt nhìn, ngôi nhà như một chiếc nấm khổng lồ màu xám vừa đùn lên khỏi mặt đất. Nhìn kỹ, lại như tổ chim vĩ đại - có thể là tổ của loài đại bàng đất vốn hiền lành và chăm chỉ nơi thảo nguyên. Cửa ra vào của ngôi nhà M’nông Nong thường trổ nơi phía đầu hồi nhà, thì phía trên cửa ra vào, chủ nhân của ngôi nhà thường ấp xéo hai tấm tranh. Nhìn hai tấm tranh phía trên cửa ra vào, làm người ta liên tưởng đến hai cánh chim đại bàng trong dáng vút
bay lên trời xanh...

Đây là nhìn bề ngoài. Khi bước vào bên trong ngôi nhà, ta có cảm giác như đang ở trong một vòm gang. Bếp lửa gần cửa ra vào đang còn đỏ lửa. Có khách, chủ nhà chất thêm mấy cành củi, bếp lửa lại cháy bùng lên, phút chốc đám khói mù mịt bị đẩy lên trần nhà rồi bám vào từng búi tranh, tụ lại thành những lọn khói như từng nắm bông cứ lơ lửng ở đó... Bếp lửa nơi cửa bao giờ cũng đỏ và làn khói lơ lửng trên mái nhà của người M’nông Nong gợi cho ta về hình ảnh ngôi nhà thuở sơ khai của người M’nông Nong. Giữa ngôi nhà bây giờ với những chiếc hang đâu đố nơi đồi tiếp đồi, núi tiếp núi ở vùng thảo nguyên nam Tây Nguyên có mối liên hệ gần gũi nào đó. Kia nữa, mái tranh thấp gần sát đất, vách không thẳng mà khum khum, mái không nhọn mà có dáng hình vòm… giống lắm những chiếc hang thuở xa người M’nông Nong đã ở...

Một người già ở Bon Bu Prăng, xã Quảng Trực thuộc huyện Đắc Rlấp của tỉnh Đắc Nông giải thích rằng, kiểu nhà của người M’nông Nong là kiểu nhà tránh gió. Người M’nông Nong cư trú ở vùng Nam Tây Nguyên, sát với biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, độ cao trên dưới lOOm, về mùa khô gió quăng quật suốt cả ngày đêm. Gió xô nghiêng cây rừng, bão nhẵn sườn đồi vách núi, gió ép cả dáng người nao nao theo gió... Vậy mà khi bước vào ngôi nhà người M’nông Nong, gió như tan biến đâu hết, chỉ còn lại âm âm làn khối xanh bay lên từ bếp lửa...

Vào những ngày trọng đại của làng, đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, giữa đám con cháu đang háo hức với tất cả tấm lòng tin cậy và thành kính, người già trong làng lại trang nghiêm kể về lịch sử dân tộc M’nông Nong qua những trang sử thi oai hùng. Cũng có khi, vút lên từ mái nhà rông là tiếng hát của những chàng trai, cô gái M’nông Nong. Họ hát những bài dân ca của riêng dân tộc mình. Ngoài kia gió cứ ào ào, vút vút.

Trong một sử thi có đoạn nói rằng: Ngôi nhà của người M’nông Nong có từ thời chàng Tiang... Chàng Tiang là nhân vật trung tâm xuyên suốt các sử thi M’nông Nong, tiêu biểu cho tinh thần và khí phách của người M’nông Nong...

Thuở chàng Tiang, ngôi nhà nằm sâu trong lòng đất, ngôi nhà có vách bằng đất, bằng đá...

Các bài học liên quan
Thuyết minh về cây lúa.
Qua văn bản Phong cách Hồ Chi Minh, từ việc học tập vốn tri thức nhân loại sâu rộng của Bác, em rút ra cho mình bài học gì?
Tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”. Hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn không? Mỗi câu có điểm đúng, điểm chưa đúng như thế nào? Em hãy bình luận và nêu ý kiến của mình trong việc học thầy, học bạn như thế nào?
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau “Có công mài sắt có ngày nên kim. Hãy trình bày ý kiến của em về câu tục ngữ đó.
Tục ngữ có câu “Lá lành đùm lá rách”. Em hãy bình luận.
Em hãy bình luận câu tục ngữ sau: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật