Bài số 127: Người thầy của tuổi thơ
“Lần đầu tiên, khi còn rất nhỏ, con đã háo hức trèo lên những bậc tam cấp khá cao một mình và bị ngã. Con ngồi khóc mãi, ấm ức mong có ai đến nâng con dậy, dỗ dành và dắt con đi tiếp...".
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 126: Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày 22/12.
- Bài số 125: Giới thiệu thuyết minh một kiến trúc cổ đặc sắc: Chùa Một Cột
- Bài số 123: Hành trang của con người và tuổi trẻ Việt Nam khi bước vào thế kỉ XXI (Đọc Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan).
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
“Lần đầu tiên, khi còn rất nhỏ, con đã háo hức trèo lên những bậc tam cấp khá cao một mình và bị ngã. Con ngồi khóc mãi, ấm ức mong có ai đến nâng con dậy, dỗ dành và dắt con đi tiếp...".
Mẹ kể vậy và nhìn tôi âu yếm...
Tôi không nhớ đây là lần thứ mấy mẹ kể cho tôi nghe câu chuyện ấy, để rồi sau đó bao giờ cũng thế, sự hưởng ứng mà mẹ nhận được từ tôi là một câu trả lời kiểu thách thức:
- Nhưng sau đó thì con không còn xử sự như thế nữa.
- Mẹ nhớ chứ...
Kí ức tuổi thơ lại đưa tôi về với một con mèo mướp nhỏ, ốm yếu, dễ bị cảm lạnh khi trời đổi gió...
Con mèo vốn không thích lũ chuột và gián, lại cũng chẳng ưa gì mấy chú thằn lằn đuôi dài, lúc nào cũng chắt lưỡi tiếc rẻ một điều gì đấy. Nó hay nằm lim dim sưởi nắng và cũng để rình bắt lũ thằn lằn luôn thập thò trên bức tường cạnh nhà bếp. Lần đầu tiên phóng đôi chân ốm yếu để vượt qua một độ cao quá mức, nơi con thằn lằn trắng, mập mạp đang nghiêng đầu "kênh" nó, con mèo trượt ngã một cú nặng, phải nằm thở dốc. Tôi thương nó quá, vội chạy đến ôm nó vào lòng. Không ngờ... nó vùng vuột khỏi tay tôi, kêu lên một tiếng "meo" giận dỗi rồi phóng mình lên cao một lần nữa, lần nữa. Cứ mỗi lần ngã là một lần nó bật kêu một tiếng "meo" đầy tức giận. Lần cuối cùng, nó phóng lên được đúng độ cao cần đạt, nhưng con thằn lằn thì đã rút êm sang chỗ khác trước khi vuốt nó chạm tới. Tuy vậy, nó vẫn ngồi trên gờ tường cửa sổ thông gió nơi nhà bếp, nhìn xuống tôi và kêu lên những tiếng "meo, meo" đầy hãnh diện.
Mười một tuổi, tôi vẫn gầy và ẻo lả như một cọng cỏ mảnh. Khi bảo tôi đặt chân lên sợi dây thừng nặng và to, thầy giáo dạy Thể dục gửi theo một ánh mắt nhìn ái ngại. Kết quả tập thử hôm ấy, tôi không leo được quá nửa thước...
Khi thấy tôi gần như bỏ cơm tối vì buồn, mẹ lại kể về những bậc tam cấp và cô bé là tôi ngày nhỏ. Còn tôi thì ngồi nhớ đến con mèo - con mèo con mất mẹ của tôi hồi ấy, không có ai nâng dắt, nhưng nó đã dũng cảm đối mặt với khó khăn và nhất quyết vươn mình tới đích.
Lần kiểm tra môn Thể dục leo dây sau đó hai tuần, tôi đạt điểm cao nhất. Khi leo, tôi chỉ nhìn ngang. Thế nên, giữa sợi dây với tôi và mức đến không còn thứ khoảng cách thấp cao, lúc nào tôi cũng "đồng hành" với nó... Vậy là mười một tuổi tôi đã hiểu thế nào là đích muốn và sự quyết tâm.
Lớn lên, tôi không bao giờ ngồi đếm những thất bại của mình (bởi vì chúng nhiều quá), mà chỉ ngồi nhớ lại những gì con mèo nhỏ thân quen dạy cho tôi - thứ bài học không có ngôn từ lí thuyết nhưng thấm thía và quý giá.
Mẹ là một người biết cách khơi gợi như lúc này đây. Cảm ơn mẹ... Con sẽ bắt đầu lại bằng một trái tim đầy tự tin...
Nếu một ngày nào đó tôi trở thành mẹ như mẹ tôi, tôi cũng sẽ tặng cho con tôi một con mèo, một con mèo rất nhỏ thôi nhưng cũng rất dễ thương, để làm một "người thầy của tuổi thơ" như mẹ đã cho tôi hồi ấy...
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9