ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
Luận điểm trong bài văn nghị luận là những ý kiến, quan điểm, chủ trương mà người nói (viết) nêu ra ở trong bài.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Ôn tập về luận điểm - Ngắn gọn nhất
- Ôn tập về luận điểm trang 73 SGK Ngữ Văn 8
- Luyện tập Ôn tập về luận điểm trang 75 SGK Ngữ Văn 8
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Luận điểm trong bài văn nghị luận là những ý kiến, quan điểm, chủ trương mà người nói (viết) nêu ra ở trong bài.
2. Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm rõ toàn bộ vấn đề được đặt ra.
3. Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: Luận điểm xuất phát, luận điểm phát triển và luận điểm làm kết luận bài. Đó là luận điểm trung tâm, là cái đích của bài viết.
4. Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết khăng khít, lại vừa cần có sự phân biệt rành mạch với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
A. KHÁI NIỆM LUẬN ĐIỂM
Câu hỏi 1.
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng yêu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
- Câu trả lời đúng: Luận điểm là những ý kiến, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người nói (viết) nêu ra trong bài văn nghị luận.
Câu hỏi 2.
a. Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có 3 luận điểm:
- Luận điểm 1: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
- Luận điểm 2: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
- Luận điểm 3: Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
b. Xác định luận điểm như vậy là sai, vì đó không phải là những ý kiến, quan điểm mà là những vấn đề nên không thể gọi là luận điểm được.
B. MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬN ĐIỂM VỚI VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA TRONG MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Câu hỏi 1.
a. Nếu trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm: Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn thì chưa đủ để làm rõ luận đề Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b. Trong bài Chiếu dời đô, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô thì mục đích ban chiếu của nhà vua chưa đạt được vì chưa thuyết phục được nhân dân về những lợi thế của thành Đại La và vì sao phải dời đô đến Thăng Long.
Câu hỏi 2. Từ đó có thể rút ra kết luận về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết là: Luận điểm cần phải phù hợp với vấn đề cần giải quyết và phải vừa đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
C. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LUẬN ĐIỂM TRONG MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Câu hỏi 1. Với đề bài Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập cần chọn hệ thống luận điểm thứ nhất:
a. Phương pháp học tập có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập.
b. Cần thay đổi phương pháp học tập cũ (thụ động, máy móc, xa rời thực tế) vì nó không phù hợp với yêu cầu của cuộc sống, không đưa lại kết quả tốt.
c. Cần theo phương pháp học mới (chủ động, sáng tạo, kết hợp học với hành) vì nó phù hợp với yêu cầu của cuộc sống, đưa lại kết quả tốt.
Câu hỏi 2. Trong một bài văn nghị luận, các luận điểm cần phải có sự chính xác, liên kết với nhau theo một hệ thống, phải phân biệt rành mạch với nhau, đảm bảo cho các ý không bị trùng lặp, chồng chéo. Các luận điểm cần được sắp xếp một cách hợp lí, luận điểm trước đặt cơ sở, tiền đề cho luận điểm sau.
III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1. Đoạn văn không nêu luận điểm Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc hay luận điểm Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc mà nêu luận điểm: Nguyễn Trãi là khí phách, là hào hoa của dân tộc.
Bài tập 2.
а. Có thể chọn những luận điểm sau:
- Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số.
- Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế.
- Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai.
- Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.
- Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.
b. Sắp xếp lại các luận điểm (có sửa lại):
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh sự gia tăng dân số, qua đó quyết định môi trường sống, mức sống... trong tương lai.
- Giáo dục trang bị tri thức, nhân cách và tâm hồn cho trẻ em, đó là những thế hệ sẽ xây dựng xã hội tương lai.
- Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế.
- Giáo dục cũng là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho sự tiến bộ của xã hội.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo