HỘI THOẠI
Trong hội thoại, mỗi người phải xác định đúng vị trí xã hội của mình. Đó là các vai xã hội: vai theo quan hệ chức vụ xã hội; vai theo quan hệ thân tộc, gia đình; vai theo quan hệ tuổi tác; vai theo giới tính.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Hội thoại - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Hội thoại
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Trong hội thoại, mỗi người phải xác định đúng vị trí xã hội của mình. Đó là các vai xã hội: vai theo quan hệ chức vụ xã hội; vai theo quan hệ thân tộc, gia đình; vai theo quan hệ tuổi tác; vai theo giới tính.
2. Trong hội thoại, khi ở những vị trí khác nhau thì có cách đối xử khác nhau: đối với người thấp hơn mình là đúng mực; đối với người ngang hàng với mình là gần gũi, thân tình với nhau. cần tôn trọng sự bình đẳng về giới.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
1. Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích là quan hệ gia tộc, người cô của Hồng là người có vai trên, Hồng là người vai dưới.
2. Cách xử sự của người cô vừa thiếu thiện chí, vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt, vừa không thể hiện được thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới.
3. Những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình: Tôi cũng cười đáp lại; Tôi im lặng cúi đầu xuống đất; Tôi cười dài trong tiếng khóc.
III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1. Những chi tiết thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong bài Hịch tướng sĩ:
Trần Quốc Tuấn phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh của đất nước, sự ham chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm khi vận mệnh đất nước đang nghìn cân treo sợi tóc của các tướng sĩ. Tuy nhiên, ông cùng chân tình chỉ bảo những việc làm sai tưởng như nhỏ nhặt: vui chọi gà, cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... nhưng hậu quả thì tai hại khôn lường: thái ấp, bổng lộc không còn; gia quyến, vợ con khốn cùng, tan nát; xã tắc, tổ tông bị giày xéo, thanh danh bị ô nhục,... Cùng với việc phê phán thái độ, hành động sai, Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra những việc đúng nên làm: tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà là Hán Nghệ, nêu cao tinh thần cảnh giác.
Bài tập 2.
a. Xét về địa vị xả hội, ông giáo là người có địa vị cao hơn lão Hạc - một người nông dân. Nhưng xét về tuổi tác, lão Hạc có vị trí cao hơn.
b. Những chi tiết chứng tỏ thái độ vừa kính trọng, vừa thân tình của ông giáo:
+ Lời lẽ: ôn tồn;
+ Cử chỉ: nắm lấy cái vai gầy;
+ Cách xưng hô: cụ - tôi, ông - con - mình.
c. Những chi tiết thể hiện thái độ vừa quý trọng, vừa thân tình của lão Hạc:
Cách xưng hô vừa thể hiện sự tôn trọng (ông giáo) vừa thế hiện sự thân tình (chúng mình, nói đùa thế).
Dùng từ dạy thay cho từ nói.
Thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý: Lão Hạc chỉ cười đưa đà, tiếng cười gượng; thoái thác chuyện ở lại ân khoai, uống nước.
Bài tập 3. Lưu ý khi làm bài tập này, học sinh thuật lại những câu chuyện có nội dung lành mạnh. Dựa vào kiến thức về hội thoại để phân tích vai xã hội của những người tham gia.
- Từ khóa:
- Lớp 8
- Ngữ Văn Lớp 8
- Môn Ngữ Văn
- Hội thoại
- Văn mẫu lớp 8
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo