Đề 12. Làng hoa Ngọc Hà

Trồng hoa cây cảnh vốn đã có từ lâu đời, trở thành một nghề truyền thống ở Hà Nội với những làng hoa nổi tiếng như: Nghi Tàm, Quảng Bá, Ngọc Hà, Nhật Tân. Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa và trình độ dân trí, nhu cầu sử dụng hoa, cây cảnh trong đời sống hằng ngày càng trở nên phổ biến, chịu tác động của các yếu tố thị trường và nhận thức xã hội.

BÀI LÀM

Trồng hoa cây cảnh vốn đã có từ lâu đời, trở thành một nghề truyền thống ở Hà Nội với những làng hoa nổi tiếng như: Nghi Tàm, Quảng Bá, Ngọc Hà, Nhật Tân. Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa và trình độ dân trí, nhu cầu sử dụng hoa, cây cảnh trong đời sống hằng ngày càng trở nên phổ biến, chịu tác động của các yếu tố thị trường và nhận thức xã hội. Nghề trồng hoa cây cảnh những năm qua đang thực sự trở thành một ngành sản xuất mang lại hiệu quả cao. Sản phẩm hoa cây cảnh của Hà Nội phong phú với các loại hoa mang màu sắc dân tộc độc đáo như đào, cúc và không ít những giống hoa mới đã trở nên quen thuộc với người trồng hoa như lay ơn, huệ tây (loa kèn), cẩm chướng...

Các chủng loại hoa của làng hoa Hà Nội ngày nay bao gồm cả một số loài hoa có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới: đào, cúc, hồng Đà Lạt, phăng, violet, lay ơn, loa kèn trắng... Các vùng hoa chủ yếu của Hà Nội hiện tại như Nhật Tân, Quảng An, Phú Thượng, Vĩnh Tuy, Định Công... hầu như đều nằm trên đất phù sa sông Hồng. Đây là loại đất có chất dinh dưỡng cao tạo thành những đất vươn trồng hoa cây cảnh rất có giá trị. Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều nghệ nhân trong nghề trồng trọt, có nhiều khả năng và kinh nghiệm điều khiển, tạo thế và dáng cho cây và hoa cảnh.

Là mảnh đất với bề dày lịch sử của chốn đô hội nên Hà Nội cũng là nơi tích lũy được nhiều kĩ thuật cổ truyền trong nghề trồng hoa cây cảnh qua các thế hệ. Hoa cây cảnh Hà Nội tập trung quanh vùng hồ Tây là chủ yếu, với quy mô sản xuất khoảng 140 - 160ha. Đây chính là địa bàn cung cấp chính và thường xuyên cho nhu cầu hòa, cây cảnh của thành phố. Tuy nhiên các sản phẩm chính vẫn là hoa cắt cành (lay ơn, thược dược, cúc, đồng tiền, violet, huệ, hồng...), một số cây thế trong các dịp lễ tết: đào, quất và một số loại cây cảnh phổ biến như sứ, thiết mộc lan, thông lùn, vạn tuế, dứa hoa đỏ, tùng thấp, bách tán, xanh, si, chuối cảnh, xương rồng... Ngoài ra còn có các loại hoa chậu như trà, địa lan, phong lan, đỗ quyên. Đặc biệt nhất là loại cây cảnh chỉ phổ biến vào dịp tết. Nhiều cây được tạo tán, tạo tầng độc đáo. Những loại cây thế này chủ yếu phục vụ trang trí nội thất, khuôn viên, tư gia, các công sở, nhà hàng, khách sạn hoặc các công trình văn hóa. Đây là sản phẩm đòi hỏi phải có thời gian, nghệ thuật tạo hình nên giá trị rất cao.

Sản phẩm hoa cắt cành của Hà Nội khá phong phú bao gồm cả các loại hoa thu hoạch nhiều lần (lưu gốc) và hoa thu hoạch một lần. Các loại hoa thu hoạch nhiều lần chủ yếu là hoa đào. Hoa đào có nhiều loại như đào bích, đào phai hoặc đào cảnh. Đây là loại hoa truyền thống của người dân Hà Nội trong dịp đón xuân. Vì vậy việc trồng đào quan trọng nhất là điều tiết để cho hoa nở đúng vào dịp Tết Nguyên Đán. Ngoài ra còn kĩ thuật tạo cành, tạo thế để tăng giá trị sản phẩm.

Hồng Đà Lạt là một sản phẩm mới du nhập trên thị trường Hà Nội một vài năm gần đây. Song với đặc điểm hoa to, đẹp và sắc màu phong phú, nó hầu như đã chiếm lĩnh được thị trường và trở thành thứ hoa cao cấp, đáp ứng thị hiếu của người sành chơi hoa Hà Nội.

Nghề cây cảnh mang nét đặc thù riêng về kĩ thuật, đặc biệt là các khâu nhân giống, tạo dáng. Sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ít bị chi phối bởi điều kiện mùa vụ, khí hậu, thời tiết nên có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh.

Hoa cây cảnh là sản phẩm đặc thù vừa mang ý nghĩa kinh tế lại vừa có giá trị nghệ thuật - văn hóa cao. Trên thế giới, nghề sản xuất hoa cây cảnh đã trở thành ngành công nghiệp mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều quốc gia.

Những năm gần đây, nghề trồng hoa cây cảnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi ích to lớn cả về kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, sự phát triển còn mang tính tự phát, nhiều vấn đề về kĩ thuật và tổ chức kinh doanh sản xuất chưa được nghiên cứu giải quyết. Nhiều làng hoa truyền thống đã và đang có xu hướng bị thu hẹp về quy mô.

Hiện tại, thành phố đang quan tâm quy hoạch phát triển các vùng hoa ven đô và ngoại thành Hà Nội, nhằm tạo cho Hà Nội một vành đai hoa và cây cảnh, góp phần làm cho “thành phố vì hòa bình” thêm rực rỡ sắc màu.

Các bài học liên quan
Đề 7. Giới thiệu chiếc nón bài thơ xứ Huế.
ĐỀ 6. Thuyết minh về các lễ hội - Hội chùa Hương
ĐỂ 5. Giới thiệu danh lam thắng cảnh: chùa Hương.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật