Đề 11. Giới thiệu về hoa cúc
Người xưa coi cúc là một trong bốn thứ cây hoa quý được ví như bốn người bạn thân (tứ hữu): tùng, trúc, cúc, mai. Cúc tượng trưng cho tâm hồn thanh cao của những người quân tử muốn xa lánh vòng danh lợi vào luồn ra cúi.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề 7. Giới thiệu chiếc nón bài thơ xứ Huế.
- ĐỂ 5. Giới thiệu danh lam thắng cảnh: chùa Hương.
- ĐỀ 2. Giới thiệu danh lam thắng cảnh: vịnh Hạ Long.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. DÀN Ý
1. Mở bài
* Giới thiệu chung:
- Cúc là loài hoa đẹp, gắn liền với mùa thu được mọi người yêu thích.
2. Thân bài
* Hình dáng, phân loại:
- Dáng hoa cúc đẹp, hương thơm dìu dịu, kín đáo.
- Hoa cúc có loại màu vàng, có loại màu trắng, tím, hồng, đỏ sậm, xanh, đỏ đồng...
- Phân loại cúc theo dạng hoa đơn, hoa kép.
* Trồng và chăm sóc:
- Hoa cúc có quanh năm nhưng nở đẹp nhất là vào mùa thu.
- Trồng cúc trong chậu, trong bồn trước cửa nhà.
- Trồng thành luống trong vườn, ngoài bãi, thích hợp với đất pha cát, xốp, tơi.
- Bón phân mùn và phân hỗn hợp.
- Phun thuốc trừ bệnh rệp lá.
* Công dụng:
- Dùng để thờ cúng.
- Trang trí phòng khách.
- Chế thành rượu cúc, hương dùng để ướp trà, cánh làm thuốc...
3. Kết bài
* Cảm nghĩ của em:
- Hoa cúc làm cho cuộc sống của con người thêm tươi đẹp.
II. BÀI LÀM
Người xưa coi cúc là một trong bốn thứ cây hoa quý được ví như bốn người bạn thân (tứ hữu): tùng, trúc, cúc, mai. Cúc tượng trưng cho tâm hồn thanh cao của những người quân tử muốn xa lánh vòng danh lợi vào luồn ra cúi.
Người ta phân loại cúc theo dạng hoa đơn và hoa kép. Ở nước ta, giống cúc vàng, cúc trắng là phổ biến. Mấy năm gần đây, các giống cúc nước ngoài nhập vào khá nhiều với đặc điểm chung là cây cao, cành cứng, bông to, nhiều cành, nhiều màu rực rỡ: tím, hồng, cam, đỏ sẫm, đỏ đồng, xanh… Những giống này được trồng theo kĩ thuật tiên tiến, cho năng suất rất cao. Các giống hoa màu vàng, màu trắng, loại hoa to nhiều cánh và mỗi cành cho một bông. Có loại nụ nở thành chùm, bông nhỏ hơn, có tới hàng chục hoa.
Cúc mọc thành bụi, thân mềm, thanh mảnh. Dáng hoa cúc rất đẹp, hương thơm dịu dàng và kín đáo. Lá cúc to gần bằng nửa bàn tay, xẻ thành những thùy sâu, mềm mại, mọc so le trên thân. Khóm cúc chỉ cao độ năm sáu tấc, mọc lòa xòa tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên. Nụ hoa xinh xinh giống như chiếc cúc áo màu xanh. Dăm ba chiếc nụ lớn đã hé nở những cánh vàng. Còn gì đẹp hơn những bông cúc vàng lộng lẫy, trên cánh đọng li ti những hạt sương đêm, dạng rung rinh trước làn gió sớm!
Hoa cúc đẹp nhất lúc vừa nở. Cánh hoa xòe tròn, xếp thành nhiều lớp bao quanh nhụy. Màu hoa vàng rực nổi bật trên nền lá xanh, trông tuyệt đẹp! Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm tỏa lan theo gió. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Hoa cúc tươi lâu. Cứ đợt hoa này tàn lại cổ đợt hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào khóm cúc cũng tràn đầy sức sống.
Người ta trồng cúc quanh năm nhưng cúc nở đẹp nhất là vào mùa thu. Nếu ta trồng cúc để chơi thì có thể trồng trong chậu, trong bồn trước cửa nhà. Nếu trồng để bán, người ta trồng thành luống trong vườn, ngoài bãi. Cúc thích hợp với đất pha cát, xốp, tơi. Bón cúc bằng phân mùn và phân hỗn hợp là tốt nhất. Khi trồng, chú ý phun thuốc trừ bệnh rệp lá cho cây.
Hoa cúc không rụng cánh như hoa hồng và nhiều loại hoa khác nên hay được dùng để thờ cúng. Cúc thường trồng trong các gia đình để làm đẹp thêm khu vườn, căn nhà xinh xắn. Dùng hoa cúc để trang trí thì căn phòng sáng ra và đẹp hơn. Ta có thể cắm hoa cúc trong bình, trong gió hoặc trồng trong chậu đặt trên ghế, trên ban công hay ỗ ngoài sân, ngoài hiên...
Hoa cúc không chỉ làm đẹp cho cuộc sống và thỏa mãn thú chơi hoa của nhiều người mà còn được dùng để ướp trà. Lấy hương pha chế thành rượu cúc chữa chứng nhức đầu, ho, tiêu hóa. Hoa cúc là một người bạn tâm tình tri kỉ, là thứ hoa có nhiều ý nghĩa sâu sắc cả về mặt nghệ thuật và y học.
Các loại hoa có nhiều nét đẹp khác nhau nhưng em thích nhất hoa cúc vì dáng vẻ và sắc hương dịu hiền của nó. Hoa cúc làm cho cuộc sống chúng ta càng đẹp hơn.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo