Đề: Hãy tìm ý và dàn ý phân tích bài thơ "Qua Đèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan
Đèo Ngang nằm ở ranh giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình. Nơi đây đồi núi trập trùng. Đèo Ngang dài hàng chục cây số. Từ chân đèo lên đỉnh đèo du khách thấy hiện dần lên trước mắt mình cảnh sơn thủy hữu tình.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Cảm nhận của em về bài "Sau phút chia ly", bài trích dịch "Chinh phụ ngâm khúc" của bà Đoàn Thị Điểm.
- Đề: Hãy phân tích hình tượng cái “bánh trôi nước" và nêu cảm nhận của em về bài thơ.
- Đề: Hình ảnh và tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài: "Bài ca Côn Sơn ".
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
1. Đèo Ngang nằm ở ranh giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình. Nơi đây đồi núi trập trùng. Đèo Ngang dài hàng chục cây số. Từ chân đèo lên đỉnh đèo du khách thấy hiện dần lên trước mắt mình cảnh sơn thủy hữu tình. Một bên là núi non, một bên là biển nước bao la. Trong lịch sử văn học dân tộc, nhiều nhà thơ khi qua đèo Ngang đã làm thơ.
Bài Qua Đèo Ngang của bà Nguyễn Thị Hinh lâu nay quen gọi là Bà Huyện Thanh Quan được truyền tụng hơn cả. Có lẽ bà sáng tác bài thơ này trong dịp vào Huế nhận chức Cung trung giáo tập, một chức nữ quan dạy học cho các cung nữ.
Bài Qua Đèo Ngang được sáng tác cách đây trên một trăm năm mươi năm nhưng đến nay, mỗi lần đọc lên, lòng ta vẫn cảm thấy bồi hồi xúc động.
Qua lời thơ giản dị, cảnh đèo Ngang hiện lên như một bức tranh thủy mặc chấm phá. Đằng sau bức tranh là tâm trạng của nữ sĩ. Có lẽ chỗ gặp gỡ giữa nữ sĩ và độc giả qua các thời đại là tâm trạng cô đơn, xa nhà, nhớ thời cũ.
2. Bài thơ gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Để hiểu cái hay của bài thơ, ta phải đọc đi đọc lại. m hưởng buồn. Đằng sau mỗi chữ thấp thoáng hiện dần lên tâm trạng nhà thơ.
a.
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Câu chữ thật giản dị. Nữ sĩ kể với ta về một chuyến đi qua Đèo Ngang.
Lúc bà đến chân Đèo Ngang thì bỗng đã xế tà, đó là lúc mặt trời sắp gác núi. Cảnh chiều thường để gợi buồn.
Bóng tà như giục cơn buồn
(Truyện Kiều)
Nhưng câu thơ không chỉ đơn giản là một sự thông báo về thời gian. Thực ra, xế và tà nghĩa gần nhau. Nhưng thanh bằng của chữ tà hạ thấp âm điệu, tạo nên chiều nghiêng xuôi, đi xuống. Thanh sắc trong các chữ của câu thơ (tới, bóng, xế) gợi lên một tâm trạng cổ phần háo hức trước cảnh lạ, thi thanh bằng (tà) hạ xuống một cung bậc, cảnh có đẹp nhưng buồn.
Điều đó dễ hiểu. Chiều đã gợi buồn. Chiều xuống nơi núi non thì càng buồn. Tác giả là một phụ nữ mà lại là một phụ nữ lớp trên sống và lớn lên sát Thăng Long thời vua Lê chúa Trịnh, bà đến đây vào lúc chiều tà thì tất là phải cảm thấy thấm thía nỗi buồn của kẻ tha hương có nhiều tâm sự. Tâm trạng đó hiện lên rõ hơn qua câu sau:
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Cảnh có cỏ cây, hoa lá, Như vậy là đẹp. Nhưng cảnh đẹp mà đọc lên ta thấy man mác buồn. Động từ chen, lối điệp vần (lá, đá, hoa), cách đối (cây chen đá - lá chen hoa) gợi lên cảnh hỗn độn, chen chúc nhau, tranh giành nhau để sống. Cảnh đẹp nhưng là vẻ đẹp xô bồ của một vùng đất hoang vu miền sơn cước. Trên đường lên đèo, bà nhìn xuống phía dưới núi. Nơi đây có cuộc sống và con người.
b.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Con người và cuộc sống thường tạo nên vẻ đầm ấm. Nhưng hai câu thơ trên không làm cho cảnh đầm ấm lên. Cảm giác để lại trong người đọc là nỗi buồn hiu hắt. Tuy có hình ảnh con người nhưng chỉ thấp thoáng xa xa (dưới núi) và quá ít ỏi (tiều vài chú). Giữa cảnh thiên nhiên bao la, cao rộng, hoang dã, con người trở nên quá nhỏ bé. Con người như bị đè xuống, ép lại, dường như rợn ngợp, thu mình lại (lom khom). Thật đến tội nghiệp. Cuộc sống thì cùng vắng vẻ, thưa thớt. Ở mỗi bên sông mới có vài nhà:
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Chợ đấy, chợ thường đông vui. Nhưng đây chỉ lưa thưa (lác đác), nhà này cách nhà kia, rời rạc. Lại ở tận bên sông, xa xa. Trên là chiều sâu (dưới núi), đây là đi quăng xa (bên sông). Hoang vắng, lạnh lẽo.
Các từ lom khom, lác đác đảo lên đầu câu nhấn mạnh vẻ thưa thớt, lạc lõng của con người. Chiều sâu và quăng xa càng tăng thêm vẻ thưa thớt, lạc lõng ấy. Cho nên, có con người và cuộc sống nhưng hai câu thực vẫn toát lên nỗi buồn cô tịch.
Bốn câu thơ vừa vẽ lên cảnh, vừa gửi gắm kín đáo tình người. Hai câu luận (câu 5, 6) nghiêng rõ sang tâm trạng:
c.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Lúc chiều tà nơi Đèo Ngang hẳn phải vọng lên nhiều âm thanh. Nhưng nữ sĩ chỉ ghi nhận tiếng chim quốc và chim gia gia (đa đa). Hai loại chim này ta thường thoáng gặp ở những nơi hoang vu vào buổi chiều tà hoặc sau cơn mưa. Chim cuốc kêu liên hồi, âm thanh não nuột. Chim đa đa (có nơi gọi là chim "đi bắt tép kho cà") kêu từng hồi nghe như năm tiếng một, âm điệu buồn, một nỗi buồn nghẹn ngào. Tiếng chim không gợi cho cảnh vui lên mà ngược lại, thêm buồn. Chiều tà, nơi đèo chắc nhiều âm thanh. Nữ sĩ chỉ tiếp nhận hai âm thanh đó để đưa vào thơ mình. Buồn, bâng khuâng nhớ nhà, nhớ Thăng Long, nhớ thời cũ. Tất cả đã ở sau, trước mắt là cảnh đất trời xa lạ. Tâm trạng buồn, cô đơn nên nữ sĩ rung cảm trước âm thanh của tiếng cuốc, tiếng đa đa. Tiếng cuốc kêu nghe rõ nuột như tiếng lòng ông vua mất nước, tiếng đa đa ai oán tựa niềm thương nhà da diết (truyền thuyết xưa cho rằng tiền nhân của chim cuốc là vua nước Thục. Mất nước nên khi chết, hồn vua Thục hóa thành chim cuốc ngày đêm kêu quốc quốc để tỏ lòng nhớ nước. Chim đa đa thì tiền thân là hai ông Bá Di, Thúc Tề. Không ngăn được nhà vua cướp nước nhà Thương, hai ông lên núi, không chịu ăn lúa gạo nhà Chu mà chỉ ăn rau vi, chết đói hóa thành chim, luôn kêu "bất thực cốc Chu gia" (không ăn gạo nhà Chu).
Hai câu thơ của nữ sĩ vừa gợi lên âm thanh nơi Đèo Ngang vừa nói đến tâm trạng của mình. Ngày xưa, phụ nữ mấy khi đi xa, lại đi vào đất lạ. Nhớ nhà, nhớ quê - quê bà là ven Thăng Long (Hà Nội ngày nay), điều đó là chắc. Nhất là trước cảnh đèo núi cô tịch, bao la lúc chiều xuống này, làm sao bà không cảm thấy mình cô đơn, bé nhỏ, rợn ngợp, đượm buồn, nặng nhớ. Có nơi, nhận chữ "nhớ nước" nghĩ bà còn đau lòng vì thời đại cũ, thời nhà Lê, đã không còn và nay bà phải ra phục vụ triều Nguyễn. Điều có cũng có lẽ. Không riêng gì bà, nhiều người khác cũng có. Nhưng trùm lên trên rõ hơn, sát hơn, thực hơn, có lẽ là nỗi nhớ, nhớ nhà, nhớ quê, nhớ xưa thời cũ, nhớ trong cô đơn, buồn tẻ trước cảnh. Mạch cảm xúc của bài thơ phát triển từng bước. Hai câu cuối là đỉnh điểm.
d.
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Hai câu kết tóm lại toàn bài: vừa cảnh vừa tình.
Dừng chân đứng lại, cảnh trước mắt hiện ra mênh mông: trời non nước. Đứng ở đỉnh đèo, cảnh hiện ra là chân trời, dưới bể, giữa là núi non trùng điệp. Dưới mắt người đi du ngoạn thì đây là một cảnh thật đẹp. Nhưng nữ sĩ không nhìn thiên nhiên ở góc độ đó. Bà vào Huế dạy học, tâm trạng đang buồn vì nhớ nên trước cảnh bao la, bát ngát của Đèo Ngang, bà cảm thấy cô đơn. Nỗi buồn đó không biết ngỏ cùng ai mà chỉ biết mình với mình:
Một mảnh tình riêng ta với ta
"ta với ta", nhà thơ đối diện với mình, nỗi cô đơn thật đáng sợ. Đó là tâm trạng tác giả nhưng đồng thời cũng là tâm trạng chung của một lớp người, của con người trước vũ trụ. Cô đơn vì nhớ nhà, nhớ thời cũ là một. Cô đơn vì thấy mình quá bé nhỏ trước vũ trụ mới là xúc cảm mọi người, mọi thời, mọi nơi. Sức lắng đọng của câu cuối bài là ở chỗ cái tôi của nữ sĩ gặp cái ta chung.
3. Trong văn học cổ điển Việt Nam, Qua Đèo Ngang là một bài thơ đặc sắc. Bài thơ vừa tả cảnh vừa ngụ tình. Cảnh thật đẹp mà tình thì cũng thật sâu sắc.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7