Đề: Chọn và phân tích một đoạn văn để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao
Cùng với Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ... trong giai đoạn văn học trung đại, Hồ Chí Minh, Tố Hữu... trong giai đoạn văn học hiện đại, Nam Cao là gương mặt quen thuộc, điển hình trên văn đàn Việt Nam giai đoạn 1930 -1945
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, em thích nhất chi tiết, hoặc hình ảnh nào? Hãy viết một bài phân tích, hoặc bình giảng chi tiết, hoặc hình ảnh đó.
- Đề: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
- Đề: Bình giảng bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Cùng với Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ... trong giai đoạn văn học trung đại, Hồ Chí Minh, Tố Hữu... trong giai đoạn văn học hiện đại, Nam Cao là gương mặt quen thuộc, điển hình trên văn đàn Việt Nam giai đoạn 1930 -1945. Phong cách của Nam Cao không thể lẫn vào đâu được: bình dị, chân thực nhưng thấm đượm tình nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Một trong những mảng đề tài chủ yếu trong truyện ngắn của Nam Cao là sự tha hóa của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Trong số các truyện ngắn đó, phải kể đến Chí Phèo - tấn bi kịch chung cho những người nông dân nghèo bị tha hóa. Đặc biệt trong phần cuối của câu chuyện, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo càng đau đớn xót xa hơn.
Mở đầu trang viết, hình ảnh một Chí Phèo bất hạnh, đơn độc đập vào mắt người đọc “trần truồng” và “xám ngắt” “trong một cái váy” để bên cạnh lò gạch cũ. Chí không hề biết bi kịch cuộc đời mình bắt đầu từ đâu, không cha, không mẹ, không chốn nương thân rồi sau đó trải qua bao năm cay đắng vất vả. Chí trở thành một chàng thanh niên theo đúng nghĩa. Nhưng ngờ đâu, chính vì là thanh niên nên Chí phải đi tù bởi cái xã hội quái gỡ. Sau 7, 8 năm biệt tích, Chí trở về làng Vũ Đại với một con người hoàn toàn khác: một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vậy là cái xã hội thực dân nửa phong kiến đó là cha mẹ đẻ ra Chí Phèo, đẻ ra nhân cách tha hóa Chí Phèo. Và sau cái đêm yêu Thị Nở, Chí Phèo đã cay đắng nhận ra bi kịch cuộc đời mình. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã lóe sáng như một tia chớp trong chuỗi ngày tăm tối đằng đẵng của Chí Phèo. Bằng sự chăm sóc ân cần chu đáo và tình yêu thương mộc mạc giản dị, đã khơi dậy bản chất lương thiện đã bị đánh mất trong con người của Chí. Lần đầu tiên sau nhiều năm, Chí nhận ra những âm thanh quen thuộc của cuộc sống hàng ngày: tiếng chim hót vui vẻ, tiếng người đi chợ cười nói, tiếng anh thuyền chèo gõ mái chèo đuổi cá... Những âm thanh quá đỗi quen thuộc và gần gũi với con người lại hết sức lạ với Chí. Nhưng dù thế nào đi nữa Chí Phèo cũng là người lao động cùng khổ với bản tính chân chất, thật thà nên với những động tác giản đơn của cuộc sống thường nhật như vậy, linh hồn quỷ dữ trong con người Chí biến mất mà thay vào đó là vẻ mặt và nụ cười thật hiền. Hắn nhớ lại những ngày xa xưa, những ngày mà hắn đã từng mơ ước có được “một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”. Càng hồi tưởng càng buồn, buồn đến não ruột. Nếu Thị Nỡ không mang bát cháo sang thì có lẽ “nó khóc mất”. Có lẽ đây là lần đầu tiên Chí được nếm mùi cháo hành thơm ngon và cũng là lần đầu tiên Chí được chăm sóc bởi bàn tay người đàn bà. Bát cháo nóng mới ngon làm sao. Trước đây, muốn được ăn thì phải dọa, phải cướp, phải rạch mặt ăn vạ... Càng nghĩ Chí càng thấy cay đắng. Nhưng giờ đây, vị thơm của hành và tình người tha thiết, nhân hậu đã hoàn toàn dành cho Chí. Chí cảm động biết bao. Đây là hương vị của cháo hành hay là vị ngọt của một tình yêu chân thành mà Chí hằng mơ ước? Hạnh phúc thật giản dị mà thấm thía nhường nào. Lần đầu tiên “mắt Chí dơn dớn” và cười thật hiền. Chính lúc này đây. Chí Phèo đã tỉnh, tỉnh sau bao cơn say và đã thực sự là một con người. Anh “thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người biết bao” . Dường như Chí đã thực sự hoảng sợ cho quá khứ của mình khi mà Chí biết đã hoàn toàn bị xã hội dứt khoát cự tuyệt, không nhìn nhận là một con người. Quay về với thực tại, với một vẻ mặt rất phong tình, hắn bảo Thị Nở “hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”. Thật tội nghiệp! Qua câu nói đó đủ thấy cái khát khao muốn được làm người bình thường của Chí. Có nghe hắn chửi, có nhìn hắn rạch mặt ăn vạ, có mục kích được cái cảnh hắn vác dao đâm thuê cho người khác... thì chúng ta mới xúc động thực sự trước cái khát khao hết sức bình dị ấy. Lòng yêu thương, cái tình người cảm động đã thức dậy trong con người của Chí. Phần sâu kín nhất của tâm hồn và cái bản chất đẹp đẽ nhất của người nông dân đã bị vùi dập bấy lâu nay lại bừng sáng. Tình yêu đã thức tỉnh được con người mà trước nay xã hội chối bỏ. Tình yêu đã nhẹ nhàng hé mở cho anh con đường trở lại làm người. Anh lo sợ, hồi hộp... Đây chính là cái nhìn sâu sắc với tấm lòng xót thương đầy tình người của Nam Cao đối với những con người nghèo khổ, lương thiện bị xã hội xô đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi. Nhưng khốn nạn thay cho những kẻ khốn khó, hạnh phúc chưa được bao lâu thì Chí bị Thị Nở phụ bạc. Tuy nhiên người đàn bà tội nghiệp kia đâu có tội gì mà chỉ vì hoàn cảnh của Thị. Thị nghĩ bụng “hãy dừng yêu để hỏi cô Thị đã”. Vậy là, cánh cửa duy nhất đi vào thế giới lương thiện chỉ vừa hé mở đã bị đóng sầm lại. Bà cô Thị Nở mặc sức đay nghiến, chửi bới đôi trai gái khốn khổ. Bà thấy nhục nhã và “gào lên như một con ma dại”. Bà cô Thị Nở đã đang tâm dập tắt ngọn lửa tình yêu vừa chớm sáng giữa Chí Phèo - Thị Nở một cách cay nghiệt. Mà xét cho cùng thì cũng đúng thôi, đã từ lâu rồi, cả cái làng Vũ Đại này có ai xem Chí là người đâu. Chí chỉ là một thằng chuyên “rạch mặt ăn vạ ” thì làm sao bà cô Thị Nở cho phép cháu mình lấy Chí. Chí thật sự rơi vào một bi kịch tinh thần, đau đớn, quằn quại. Chí đang chuẩn bị tinh thần bước vào căn nhà lương thiện thì chính xã hội vạn ác đã vô tình hay cố ý đẩy Chí ra xa. Chí càng với thì nó càng xa thêm, cứ như vậy cho đến khi nó vụt hẳn ra khỏi tầm tay của Chí. Chí cảm thấy hết sức hụt hẫng rồi quyết định vác dao đến nhà bà cô Thị Nở để “đâm chết cái con khọm già nhà nó”. Hắn lại uống, nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh để thấm thía hết nỗi cay đắng của cuộc đời mình và quan trọng hơn, tính để nhận ra kẻ đã làm tha hóa nhân cách, hủy hoại cuộc đời mình. Vậy thì lần thứ ba Chí đến gặp Bá Kiến không phải đến để xin tiền như mọi khi mà đến để đòi lương thiện, đòi quyền làm một con người đúng nghĩa. Đau đớn, Chí hét lên: “... Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được hết những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!...”. Đây chính là những lời vạch mặt Bá Kiến hết sức đanh thép, là bản cáo trạng đầy đủ nhất về tội lỗi của tên cường hào xảo quyệt Bá Kiến. Tội ác của hắn không gì thâm độc hơn là hủy hoại nhân cách của một con người, khiến Chí là một con người nhưng sống kiếp sống của thú vật. “Nó phải chết” là bản án dành cho nó, vậy là Chí vung dao giết Bá Kiến. Lúc này đây, ý thức về nhân phẩm đã trỗi dậy trong anh - dẫu quá muộn màng và Chí biết rằng, tội lỗi đã hằn sâu trên khuôn mặt, anh không thể sống lưu manh, sống như thú vật được nữa, nên một lần nữa, lưỡi dao oan nghiệt đã kết thúc một kiếp người. Chí đã chết bi thảm trong đau đớn cả tinh thần lẫn thể xác, chết trong tiếng kêu uất hận đầy đau thương, nhưng cho dù đã chết đi. Chí vẫn luôn thắp sáng ngọn lửa khao khát được làm người lương thiện của một người nông dân bị tha hóa.
Những câu hỏi cuối cùng của Chí là tiếng kêu đau thương tuyệt vọng của cả một kiếp người đau khổ. Những câu hỏi sẽ mãi mãi làm day dứt lòng người đọc. Qua đó đủ thấy được toàn cảnh bức tranh hiện thực trong xã hội cũ - những con người lương thiện bị cái xã hội tàn bạo, vô nhân đạo vùi dập nhân tính. Chí Phèo không phải là hiện tượng ở một con người mà là hiện tượng lưu manh hóa của thanh niên ở nông thôn Việt Nam trong xã hội nửa thực dân nửa phong kiến. Câu chuyện chứa chan tình cảm nhân đạo, mang tính nhân văn sâu sắc qua nghệ thuật viết truyện hết sức độc đáo, xứng đáng là một tác phẩm có thể làm mờ hết các tác phẩm truyện ngắn khác cùng thời, đưa Nam Cao trở thành bậc thầy viết truyện ngắn trong các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12