Soạn bài Chiều tối, trang 41 SGK Ngữ Văn 11

Chiều tối là thời khắc cuối cùng của một ngày và với một tù nhân như Bác, đây cũng là chặng cuối cùng của một ngày đày ải.

SOẠN BÀI

1.  Đối chiếu bản dịch thơ với bản dịch nghĩa và nguyên tác.

- Câu 1 dịch khá sát.

- Trong câu 2, bản dịch chưa dịch chữ "cô" (cô đơn, lẻ loi) trong "cô vân"; chữ "mạn mạn" dịch "trôi nhẹ" là chưa sát.

- Câu 3 thừa chữ "tối" làm mất đi sự hàm súc của câu thơ (không cần nói tối mà vẫn biết trời đã vào đêm - qua hình ảnh lò than rực hổng).

- Câu 4 dịch tương đối thoát ý.

2.  Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu của bài thơ

a. Chiều tối là thời khắc cuối cùng của một ngày và với một tù nhân như Bác, đây cũng là chặng cuối cùng của một ngày đày ải. Thời gian và hoàn cảnh như thế dễ gây tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Vậy mà ở đây, cảm hứng thơ lại đến với Bác thật tự nhiên. Trời về chiều, lại đi giữa nơi đường núi, như một lẽ tự nhiên, người tù ngước lên cao để đón chút ánh sáng cuối cùng của ngày, đó cũng chính là lúc người bắt gặp cánh chim mỏi mệt đang tìm bay về tổ, bắt gặp chùm mây chầm chậm trôi qua lưng trời. Bài thơ không gợi tả màu sắc mà người đọc vẫn cảm thấy rừng núi chiều tối thật âm u, không hề gợi âm thanh mà nghe thật vắng vẻ, quạnh hiu.

   Trong thơ ca cổ điển phương Đông, cánh chim bay về tổ thường mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều tà: "Chim bay về núi tối rồi" (Ca dao), "Chim hôm thoi thót về rừng" (Truyện Kiều),... Như vậy, cánh chim chiều vừa mang ý nghĩa không gian, vừa mang ý nghĩa thời gian. Trong thơ Bác cũng thế, có khác chăng đây không phải là cánh chim "bay" (quan sát trạng thái vận động bên ngoài của sự vật) mà là cánh chim "mỏi" (cam nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật, một cảm nhận của con người hiện đại trên cơ sở ý thức sâu sắc của "cái tôi" cá nhân trước ngoại cảnh). Có thể thấy một sự gần gũi, tương đồng giữa con người và cánh chim kia: suốt một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim kia đã mệt mỏi và người tù cũng rã rời sau một ngày lê bước trên con đường đày ải - trong ý thơ có cả sự hoà hợp và cảm thông giữa con người với thiên nhiên, tạo vật mà cội nguồn của tình yêu thương ấy chính là tình yêu mênh mông của Bác.

b. Câu thơ thứ hai trong bản dịch, như đã nói, không thể hiện được hết ý của câu thơ trong nguyên tác. Câu này phải hiểu đúng là: "Chòm mây lẻ loi lững lờ trôi qua lưng chừng trời" (bản dịch không diễn tả được vẻ đơn độc và nhịp bay chầm chậm của chòm mây qua nhữn" chữ "cô vân mạn mạn"). Câu thơ gợi nhớ thơ Thôi Hiệu ("Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay" - Hoàng Hạc lâu) và thơ Nguyễn Khuyên ("Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt" - Thu diếu), chỉ có điều, trong thơ Bác không phải là áng mây trắng ngàn năm vẫn bay gợi sự vĩnh hằng, hay tầng mây lơ lửng gợi sự không vĩnh viễn, mà mang bao nỗi khắc khoải, mơ hồ của con người trước cõi hư không. Đây chỉ là một chòm mây quen thuộc trên bầu trời, nó gợi cảm rất nhiều về cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của một chiều thu nơi cuối rừng Quáng Tây - với chòm mây ấy, không gian như mênh mông vô tận và thời gian như ngừng trôi. Phải có một tâm hồn thật ung dung thư thái thì người tù mới có thể dõi theo một chòm mây thong thả giữa bầu trời bao la. Hơn thế, chòm mây như có hồn người, như mang tâm trạng. Nó cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ, lờ lững trôi giữa không gian rộng lớn của trời chiều.

   Hai câu thơ này gợi nhớ đến hai câu thơ trong bài Độc toạ Kính Đình sơn (,Một mình ngồi trên núi Kính Đình) của Lí Bạch:

   Chúng điểu cao phi tận

   Cô vân độc khứ nhàn

   (Bầy chim một loạt bay cao

   Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình)

   Có thể nhận thấy, nếu cánh chim trong thơ của Lí Bạch bay mất hút vào cõi vô tận thì trong thơ Bác đó là cánh chim của đời sống hiện thực. Nó bay theo cái nhịp điệu vồ tận của cuộc sông: sáng bay đi kiếm ăn, tối bay về rừng tìm chồn ngủ. Áng mây của Lí Bạch bay nhàn tản gợi cảm giác thoát tục, còn áng mây trong bức tranh buổi chiều của Bác toát lên vẻ yên ả, thanh bình của cuộc sống hằng ngày.

c.  Dù sao thì hai câu thơ đầu của Chiểu tối vẫn thấm thìa nỗi buồn vì cảnh buồn và người buồn, vì cánh chim bay về tổ gợi niềm mong ước sum họp, chòm mây đơn độc trôi chầm chậm về phía trời xa gợi thân phận lênh đênh trôi dạt nơi đất khách quê người, vì không biết bao giờ nhà thơ mới được tự do như cánh chim và chòm mây trên bầu trời kia. Mặc dù vậy, vẻ đẹp cổ điển của hai câu thơ đã thể hiện được bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ, bởi nếu không có ý chí và nghị lực, không có phong thái ung dung, tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cám nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt như vậy.

3. Bức tranh đời sống trong hai câu thơ cuối:

a. Nếu như trong hai câu thơ đầu, cảnh vật mang nhiều tính ước lệ cổ điển thì hình ảnh ở trong hai câu thơ cuối lại được gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực. Và chính nét vẽ đời thường này dã làm cho bài thơ thêm dáng vẻ hiện đại, hơn thế, trong sự đối sánh với hình ảnh cánh chim và chòm mây ở trên, hình anh cô gái xay ngô, hình ảnh con người nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Bức tranh trong hai câu cuối vẽ cảnh người thiếu nữ xóm núi trong lao động. Trong hoàn cảnh đầy tâm trạng, Bác đã quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình đế cam nhận cuộc sống của nhân dân. Câu thơ cho thấy sự quan tâm và tình yêu thương của Bác với những người lao động nghèo. Câu thơ thứ ba nguyên nghĩa là "Cô gái xóm núi xay ngô" - đó là một câu miêu tả chân thật, giản dị đời sống, nhịp sống hằng ngày. Đến đây, bài thơ từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ cảnh trời mây chim muông chuyển sang cảnh con người và lại là con người lao động - đấy là xu hướng vận động trong cấu trúc của bài thơ. Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vé trẻ trung, khoẻ mạnh, sống động và chính cuộc sống lao động binh dị đó càng trở nên đáng quý, đáng tôn trọng biết bao giữa núi rừng chiều tối âm u, heo hút — nó đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui hạnh phúc và hạnh phúc trong lao động của con người.

b. Hai câu cuối tạo nên một nhịp điệu đều và khoẻ khoắn, đó là do sự vắt dòng giữa cụm từ "ma bao túc" ở câu 3 với "bao túc ma hoàn" ở câu 4.

   Sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như diễn tả cái vòng quay không dứt cua động tác xay ngô - qua đó có thể thấy cô gái thật chăm chỉ, cần mẫn với công việc của mình.

   Đáng chú ý hơn, đến câu thơ này, không gian mở ban đầu ngày càng được thư nhỏ lại: từ cảnh trời mây bao la đến cảnh cô gái xay ngô và cuối cùng là cảnh bếp lửa hồng. Đổng thời câu thơ cũrm xác định rõ hơn sự vận động của thời gian: "Nguyên văn không có chữ tối mà tự nhiên nói đến: thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi "ma bao túc... bao túc ma hoàn..." và đến khi cối xay dừng thì "lô dĩ hồng", lò đã rực hồng, tức trời tối, trời tối thì lò rực lên" (Theo Lê Trí Viễn). Như vậy, bếp lửa của cô gái xay ngô đã hồng lên, nghĩa là buổi chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đêm tối, nhưng không phải là đêm tối lạnh lẽo, âm u (theo quy luật cảm nhận của người xưa: ấm trong lạnh tối) mà là đêm tối ấm áp, bừng sáng bởi ngọn lửa hồng. Nếu ta hình dung bài thơ là một bức tranh thì chính cái chấm lửa dỏ mà người nghệ sĩ tài hoa chấm lên đó đã mang lại cái thần sắc cho toàn cảnh và dường như nó làm tăng thêm niềm vui và sức mạnh cho người đang cất bước đường xa kia.

   Hình ảnh cô gái và bếp lửa tượng trưng cho cảnh gia đình, ngô hạt xay xong, bếp lửa đỏ hổng lại tượng trưng cho công việc, sự nghỉ ngơi và sum họp - thấp thoáng trong những hình ảnh ấy như có một ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của người đang lưu lạc xa nhà, xa quê hương đất nước. Đấy là tâm hổn nhà cách mạng đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồn tình cảm với niềm vui đời thường. Bài thơ vận động từ ánh chiều âm u, tăm tối đến ánh lửa hồng, rực rỡ, ấm áp; từ nồi buồn đến niềm vui. Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời và tình yêu thương nhân dân của một con người.

4.  Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của bài thơ

- Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm sức của thơ rất cao.

- Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cám (quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ờ câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khoẻ khoắn. Ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm "sáng" lên cả bài thơ, ví như chữ "hồng" trong câu thơ cuối chẳng hạn.

LUYỆN TẬP

1. Sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ.

   Cảnh chiều tối, như trên đã nói, thật buồn. Song nó vẫn có điểm sáng gợi một chút tươi vui. Có thể nói trong bức tranh Chiều tối này, nổi bật lên một màu rực rỡ, ấy là ánh sáng hồn" của lò than soi tỏ hình ảnh một cô gái xóm núi đang xay ngô để chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Bản nçuyên tác không nói tối mà người đọc vẫn cảm nhận được trời dang chuyển vào đêm, ấy chính là nhờ sự xuất hiện của hình ảnh lò than rực hồng. Lò than toa ánh sáng cho cả bài thơ. Nó không thực sự gợi ra niềm vui, nhưng nó gợi ra hơi ấm và một chút nào đó niém tin.

   Theo lẽ thường, tâm trạng của một người ở vào hoàn cánh của tác giả thật không thể vui. Thực tế cho thấy, ở hai câu đầu của bài thơ, tâm trang của nhà thơ cũng vậy - cảnh buồn và lòng người cũng không vui. Vui sao dược khi đang phải chịu cảnh tù đày oan ức nơi quê người đất khách. Thế nhưng ở hai câu thơ sau, ánh sáng và niềm vui của con người bồng hiện lên qua ánh lửa hồng. Cái mệt mỏi, cô quạnh dường như cũng vơi đi. Thế mới biết, ở Bác, niềm vui nỗi buồn luôn gắn liền với cái vui, cái buồn của nhân loại. Thế mới biết, một phần lẽ sống đáng quý của Người, ấy là sự lạc quan.

2. Hình ảnh thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh

   Trong Chiều tối, có thể xem, hình ảnh đẹp nhất, thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hổn của Hồ Chí Minh là hình ảnh cô gái xay ngô tối và bếp lửa hồng (Xem lại phần phân tích ở trên).

3. Giải thích ý nghĩa hai câu thơ của Hoàng Trung Thông:

   Vần thơ cùa Bác, vần thơ thép

   Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

(Đọc thơ Bác)

- Chất thép trong thơ Hồ Chí Minh (biểu hiện rõ nhất trong Nhật kí trong tù) ấy là cái dũng khí kiên cường, phong thái ung dung tự tại, lạc quan yêu đời.

- Chất tình là tình cảm dào dạt với thiên nhiên, cuộc sống, con người.

- Bài thơ Chiều tối, trước hết là một bài thơ giàu cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên. Thiên nhiên được cảm thụ theo một quan điểm riêng và thể hiện theo một bút pháp riêng. Nhà thơ không coi trọng việc vẽ lại hình xác của cảnh vật mà chi muốn ghi lại cái linh hồn của tạo vật bằng những nét chấm phá. Thiên nhiên trong Chiều tối là thiên nhiên đồng điệu với lòng người. Nó khắc sâu tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và sự khao khát tự do.

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Cảm nhận bài Chiều tối của Hồ Chí Minh.
Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ chí Minh
Chỉ ra nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật