Phân tích xung đột kịch ở đoạn trích Dưới trăng..." của sếch-xpia
Tình yêu được nảy sinh trong lần gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên giữa hai con người thuộc hai dòng họ có mối thù truyền kiếp không biết tự bao giờ..
- Bài học cùng chủ đề:
- Phân trích vẻ đẹp tình yêu ở đoạn trích: "Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền” (trích hổi II, cảnh 2 vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét) của sếch-xpia.
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét qua 16 lời thoại trong trích đoạn Tình yêu và thù hận (trích bi kịch Rỏ-mê-ô và Giu-li-ét cúa Sếch-xpia) để thấy được tình yêu mãnh liệt của họ đã vượt lên thù hận
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Phân tích xung đột kịch ở đoạn trích Dưới trăng..." của sếch-xpia
NHỮNG Ý CHÍNH
Xung đột giữa tình yêu và hận thù truyền kiếp
Hoàn cảnh tạo ra tình yêu:
+ Tình yêu được nảy sinh trong lần gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên giữa hai con người thuộc hai dòng họ có mối thù truyền kiếp không biết tự bao giờ. Nơi gặp nhau là một buổi lễ hội hóa trang được tổ chức tại nhà Ca-piu-lét, đối thủ của gia đình Rô- mê-ô. Vì là hội hóa trang, ở đó mọi người đều phải đeo mặt nạ, nhờ thế Rô-mê-ô mới lọt vào được và lễ hội hóa trang này tạo ra một thế giới khác giúp cho tình yêu chân thành, trong trắng kết hợp với khát vọng sống hạnh phúc bình yên nảy sinh.
+ Tuy nhiên trong thời điểm đôi trai tài gái sắc ấy gặp nhau để dẫn tới xác lập tình yêu thì Ti-bân, đối thủ kình địch và là kẻ nuôi dưỡng thù hằn, đã nhận ra Rô- mê-ô. Hắn muốn ra tay mà không được. Yếu tố thù hằn xuất hiện với ý đồ trả thù của Ti-bân. Tính chất đối đầu giữa tình yêu và thù hận xuất hiện.
Tình yêu vượt lên:
+ Sau đêm gặp gỡ là cuộc gặp thề nguyền để dẫn tới việc gắn kết cuộc đời tư nguyện giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Tình yêu đã lớn lên, vượt qua cửa ải hận thù nhưng không phải công khai, hay nói cách khác, họ được làm phép cưới bí mật tại nhà thờ song cả hai gia đình đều không biết đến điều đó. Họ trở thành vợ chồng song phải sống bí mật trước mọi người. Điều này cũng cho thấy tính chất bi kịch của mối tình.
+ Tuy bị vây hãm trong thù địch như vậy song cả hai đều rất yên tâm và họ tin vào hạnh phúc mà họ đã xây đắp.
Tình yêu bị đe dọa:
+ Sự kiện đột biến tác động phá vỡ cuộc sống thanh bình cho dù chỉ diễn ra vào ban đêm của họ là việc Ti-bân giết chết Mơ-kiu-xi-ô, người của dòng họ Rô-mê-ô khơi dậy sự thù hằn truyền kiếp. Rô-mê-ô đã giết chết Ti-bân để trả thù. Tình yêu bị de dọa thật sự. Đối vợ chồng trẻ phải chia tay nhau: Rô-mê-ô bị đi đày, bị trục xuất ra khỏi Vô-rô-na, Giu-li-ét bị đặt trước vấn đề phải lấy chống vì gia đình Ca- píu-lét vẫn chưa biết con gái mình đã làm phép cưới với người khác
+ Hoàn cảnh biến động phức tạp hơn và hoàn toàn bất lợi cho hai người. Tính chất bi kịch lộ rõ dần với các giải pháp mà tu sĩ Lô-rân đưa ra và những cái ngẫu nhiên khiến cho cái giải pháp đó không thành hiện thực. Cái bi đạt tới đỉnh điểm
Bi kịch lạc quan
Nhận thức của người trong cuộc:
+ Nỗi đau của hai người khi câu chuyện xảy ra: Rô-mê-ô phải giết Ty-ban để trả thù) cho dòng họ của mình. Giu-li-ét đau khổ vì người giết anh con bác mình không phải là ai khác mà chính là chồng mình. Đây là nhận thức về sự mất mát không thể tránh khỏi song họ vẫn giữ vững thủy chung vợ chồng.
+ Sự chia tay của họ tại thời điểm Rô-mê-ô bị đi đày thể hiện quyết tâm giữ trọn hạnh phúc và tạo niềm tin cho nhau. Đặc biệt, Giu-li-ét trong thời điểm cấp bách đa dũng cảm chấp nhận giải pháp của tu sĩ Lô-rân với niềm tin tuyệt đối vào sự đoàn tụ của hai người.
- Hành động nhất quán:
+ Khi nghe tin người vợ của mình đã chết, ngay lập lức Rô-mê-ô lên đường trở về ngay và hành động cũng như quyết định tức thời đó là mua sắm một lọ thuốc độc để cùng chốt với vợ mình. Kết cục như ta đã biết là cả hai đều chết, tự nguyện chết theo nhau để mãi mãi được cùng tồn tại bền nhau.
Ý nghĩa của cái chết
+ Cả hai người đều nhận thức được một cách sâu sắc rằng họ sinh ra là để cho nhau, là để được hạnh phúc bình yên. Cho nên không được sống cùng nhau thì họ phải chết cùng nhau. Đây là một nhận thức có giá trị thức tỉnh những con người đang chìm đắm trong u mê của sự hận thù. Cho nên cái chết ở đây không tạo ra sự bi lụy đau thương mà tạo ra sự đồng cảm tạo ra sự định hướng cho hành động của người trong cuộc đời, hướng tới khát vọng vươn lên để làm chủ tình huống
+ Cái chết của họ còn tạo ra giá trị là xóa đi hận thù truyền kiếp. Có thể nói Rô-mê-ô và Giu-li-ét chết đi cho tình người sống lại, cho con người trở về trong vòng tay thân ái của nhau, cho giá trị nhân văn được bảo toàn và khẳng định. Đó cũng là ý lạc quan của vở kịch. Nó tạo ra niềm tin cho con người vào sự thắng thế của cái tiến bộ, của cái cao cả.
(Theo Lê Nguyên Cẩn)
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo