Phân tích bài Thơ duyên của Xuân Diệu
Giới thiệu Thơ duyên có những vẻ riêng, một chất riêng so với phần Lớn thơ Xuân Diệu nói chung, trong ‘Thơ thơ“ nói riêng...
- Bài học cùng chủ đề:
- Nêu những nét chính trong sự nghiệp văn học của nhà thơ Xuân Diệu.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Phân tích bài Thơ duyên của Xuân Diệu
DÀN Ý SƠ LƯỢC
Giới thiệu Thơ duyên có những vẻ riêng, một chất riêng so với phần Lớn thơ Xuân Diệu nói chung, trong ‘Thơ ca“ nói riêng.
Thơ duyên ca ngợi cái duyên, sự hòa hợp đến kì diệu xảy đến vào một buổi chiều thu.
1. Sự hòa hợp lạ lùng xảy ra trong thiên nhiên, giữa vạn vật, giữa thời gian và không gian, giữa bầu trời và mặt đất, giữa cây cỏ với chim muông.
2. Sự hòa hợp làm cho những sự vật bình thường bỗng trở nên đáng yêu, bỗng làm nảy sinh tình cảm yêu mến trong trái tim con người.
3. Sự hòa hợp, cảm thông giữa hai con người vốn xa lạ, hoàn toàn ngoài ý muốn chủ quan, một sự hòa hợp đẹp đẽ, trọn vẹn.
Mọi vật bồng trở nên sinh động.
4. Đẹp nhất vẫn là sự hòa hợp giữa con người.
III. Khẳng định giá trị của Thơ duyên. Tình yêu cuộc sống.
BÀI LÀM 1
Nói đến thơ Xuân Diệu là nói đến những cảm xúc tột cùng mãnh liệt, những yêu thương tột độ đắm say, sôi nổi. Bởi vậy, đọc tập Thơ thơ, người đọc vừa ngạc nhiên vừa thú vị khi gặp một bài thơ rất dịu dàng, dịu từ ý đến lời: Thơ duyên.
Xét cho cùng. Thơ duyên cũng là một bài thơ về tình yêu, nhưng là tình yêu theo nghĩa rộng lớn, tình yêu đối với cuộc sống, đối với con người, đối với mọi vẻ đẹp, sự hòa hợp ở đời. Đây là thơ về cái duyên, cái hài hòa tuyệt vời mà một ngày kia nhà thơ bỗng nhận ra, giữa vũ trụ với cuộc đời, giữa đất trời với cây cỏ muông thú, giữa thời gian với không gian, giữa vạn vật với con người.
Điều ấy không phải bất kì lúc nào củng xảy ra nhưng đã có lần xảy ra. Lúc ấy, nhìn vào bầu trời đến mặt đất, nhà thơ cũng chỉ nhìn thấy cái đẹp:
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên.
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên. Quả thật đây là lúc mà cả không gian lẫn thời gian đều thi nhau mà hiện ra trong vẻ tuyệt mĩ của mình. Bởi vậy mối quan hệ nhánh duyên là một mối quan hệ tuyệt mĩ: hòa thơ. Từ mối liên hệ ấy, mọi điều đều trở nên hãi hòa tuyệt đẹp. Cặp chim đang chuyên cành hót vang ríu rít. Tiếng ríu rít hình như không chỉ vang lên từ cặp chim chuyền mà lên cả từ cây me nữa. Muôn lá vốn xanh, bầu trời vốn xanh, cả trời cùng muôn lá trở nên xanh hơn, xanh đến tuyệt đẹp: xanh ngọc. Trong khổ thơ, có đường nét, dáng hình, có cả màu sắc, âm thanh, mà điều nào cũng đến tột cùng của cái duyên, cái thơ, cái đẹp, cái đáng yêu. Kết thúc khổ thơ, Xuân Diệu phát hiện ra:
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền
Có một điều gì đó thật là huyền bí, thật là đẹp đẽ, chi phối cả vũ trụ lúc này, tạo nên mọi vẻ đẹp lúc này. Nó như một âm thanh không nghe thấy được nhưng huyền diệu vô cùng, có sức mạnh vô cùng. Lắng nghe được tiếng huyền ấy của vũ trụ, nhà thơ nhìn vào cảnh vặt xung quanh mình: Tất cả những điều bình thường bỗng trở nên khác thường đẹp hơn, đáng yêu hơn, có tình hơn, hòa hợp hơn:
Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
Là lá cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Con đường như nhỏ lại để trở nên đẹp hơn. Ngọn gió chiều thổi se sẻ hơn, nhưng nhẹ hơn bởi ngọn gió như ý thức được việc mình đang làm. Những cành hoang lả xuống trước ngọn gió xiêu xiêu nhưng cũng tự mình lả xuống để hòa hợp cùng ngọn gió. Từ cảnh vật ấy, nhà thơ nhìn lại chính lòng mình. Hóa ra điều kì diệu ấy cũng đang xẩy ra đến trong tâm hồn con người. “Lòng thu ý bạn”, đây là điều chỉ mới xảy ra lần thứ nhất trong đời. Một sự lắng nghe nhưng không lắng nghe bằng tai mà nghe bằng lòng người nói thà không nói bằng lời mà lại nói bằng ý, cho nên lòng ta nghe ý bạn. Đây là sự cảm thông, một sự hòa hợp tự nhiên của tâm hồn, không muốn, không đinh, mà vẫn xảy ra. Và kết quả của điều xảy ra ấy là một nỗi thương yêu. Xuân Diệu rất tinh tế khi dùng mấy tiếng “nỗi thương yêu" để xác định tâm trạng của mình. Đây không phải là yêu, là tình yêu, mà là thương yêu, một tình cảm về sự hòa hợp trọn vẹn, lại không phải là tình mà là nòi, một nỗi niềm xúc động, rung động cua trái tim, không dành riêng cho một đối tượng cá biệt nào cả, cũng không vì một mục đích ngẳn ngùi hay tư lợi nào. Từ nỗi thương yêu ấy nhà thơ muốn đi đến tột cũng tình cảm của mình. Lại cũng xảy ra điều rất lạ:
Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững thững chẳng theo gần,
Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần.
Đã "điềm nhiên" lại còn “không vướng chân” hình như nhà thơ dùng từ hơi thừa thãi, nhưng đó chính là cách để nhà thơ muôn nhấn mạnh vào tâm trạng điềm nhiên, hoàn toàn vô tư của con người. Vì vậy với câu thơ tiếp theo, đã "đi lững đứng" lại còn "chẳng theo gần”. Rồi sang câu thơ mở đầu tác gỉa lại nhấn mạnh: Vô tâm. Nghĩa là giữa hai con ngươi, chưa một sự chuẩn bị nào, một mong muốn khát khao nào. Thế mà cái thu phai đón vần cứ đến, đến như một quy luật, như một lẽ binh thường của trời, trung cái khoảng không gian và thời gian đặc biệt của buổi chiều hôm nay
Anh và em như một cặp vần
Một cặp vần, ấy là sự hòa hợp trọn vẹn của ngôn từ và âm thanh để tạo nên cái điều kì diệu trong đời được gọi là thơ. Sư hòa hợp giữa hai tâm hồn ở đây là thư thế, trọn vẹn đến độ hoàn toàn. Xuân Diệu còn nhấn mạnh đây là sự hòa hợp của một cặp vần trong "một bài thơ dịu”. Sự hòa hợp ấy được nâng lên đến độ tuyệt dối.
Từ sự thay đổi của lòng mình, nhà thơ nhìn ra vạn vật xung quanh. Tất cả đều đổi thay như được chinh phục bởi một sức manh thần diệu. Vạn vật không còn vô tư, vô cảm nữa, vạn vật cũng có cảm xúc, có linh hồn, cũng biết yêu thương, xao động như con người. Từ một đám mây, một cánh cò, một cánh chim, một bông hoa, một giọt sương, tất cả đều có sự trăn trở bên trong:
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần
Những đám mây đã bay hàng ngàn năm trong thơ cổ Việt Nam, trong thơ Đường, thơ Tống, nhưng chưa bao giờ có những đám mây “bay gấp gấp" như trong thơ Xuân Diệu. Những con cò đã từng bay hàng ngàn năm trên đồng ruộng Việt Nam, trong ca dao và thơ Việt Nam, chưa bao giờ có đôi cánh phân vân như trong thơ Xuân Diệu. Đây là cái náo nức, phân vân của một thế hệ mới, thế hệ các nhà thơ hiện đại, các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới.
Thế là nhà thơ đang ngắm nghía cả bề rộng và bề sâu của trời đất, của vạn vật xung quanh, đã cảm nhận cá bề sâu làn bề rộng của lòng mình. Tự nhiên, như một sự tổng hợp tất yếu, sự kì diệu cuối cúng lại xảy ra nơi lòng con người:
Ai hay tuy lặng bước thu êm
Tuy chẳng búng nhăn gạ tô niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em
Hình như bắt đầu vốn chàng có gì cả, không có một vật muốn chủ quan nào, cũng chẳng có một sự môi giới khách quan nào tác động. Con người bước đi êm ả giữa mùa thu. Chính nhà thơ cũng đã lấy làm lạ: Buổi chiều này nào có gì đâu! Nhà thơ gọi cái buổi chiều này là buổi “chiều hôm ngơ ngẩn”. Ngơ ngẩn nghĩa là thế nào? Nghĩa là rất vớ vẩn, rất bình thường, chẳng có gì đặc biệt đáng người ta quan tâm. Buổi chiều đẹp đến ngơ ngẩn lòng người'. Cũng không biết nữa, chỉ biết làng cái buối chiều ấy tạo nên sự lạ lùng:
Lòng anh thôi đã cưới lòng em
Anh cưới em! Không phải, lòng anh cưới lòng em. Từ “cưới" mà Xuân Diệu dùng ở đây, độc đáo đến lạ lùng, mới mẻ đến vô lí. Ngẫm nghĩ ra ta lại thấy nhà thơ có lí, lòng anh cưới lòng em, đó là sự hòa hợp hai tấm lòng, hai tâm hồn đến độ trọn vẹn. tuyệt đối, sự hòa hợp trong mức dộ cao nhất của cảm nhận về hạnh phúc. Từ “thôi” trong câu thơ này cũng rất lạ. “Thôi' nghĩa là thế nào? Nghĩa là đành vậy, đành phải chấp nhận như vậy, không còn cách nào khác, không thể từ chối được, không thế lẩn tránh được. Như vậy, cái việc lòng anh cưới lòng em, cái việc lòng anh hòa hợp với lòng em là việc tự nhiên, như của trời đất, con người không thể tạo ra, con người không thế chối bỏ.
Sao gọi là “thơ duyên"? Duyên vốn được coi như sự hòa hợp mà trời đất tạo ra. Xưa nay đã từng có chuyện:
Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng
Cái duyên trong Thơ duyên của Xuân Diệu chính là cái duyên ấy, nhưng còn bao hàm một cái duyên lớn hơn, cái duyên của vũ trụ, của đất trời, của cuộc sống nói chung. Cái duyên ấy không phải lúc nào cũng có nhưng khi đã có thì nó tạo ra cho cuộc sống sự hài hòa đẹp vô cùng, kì diệu vô cùng.
Không thể nói được thơ Xuân Diệu nghệ thuật vị nghệ thuật. Thơ Xuân Diệu là tinh yêu cuộc sống, nó khiến ta biôt yôu cuộc sống, biết quý trọng mọi vẻ đẹp của cuộc đời. Tất nhiên, khi biết yêu cuộc đời, con người ta phải biết góp phần làm cho cuộc đời trở nên đẹp hơn.
Cảm hứng chủ đạo nhớ lại phút giây rung động đầu đời của tình yêu thứ nhất
Lí giải:
Trong trẻo, tươi sáng nhưng vẫn có vùng u tối của mặc cảm.
(1): Buôi chiều thu ở không gian hẹp (vòm me xanh) nhưng nó được đói mát say đắm men tình nhìn như một buổi sáng mùa xuân.
Không gian rộng bị nhiễm từ trường tình ái của khổ 1 con người cũng sống trong không khí tình yêu đó.
Hồỉ ức: Buổi ấy, bề ngoài, hình thức bên trong vướng mắc tơ duyên.
(1) Chiều muộn: Mặc cảm về chia li, đổ vỡ —> trống trải, cô đơn.
(5) Mơ ước được kết đôi. Quan niệm nhân sinh về tình yêu.
MỞ BÀI
Người ta biết đến Thơ duyên có lẽ bởi sự phê bình rất sắc sảo và rất có duyên của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam. Nhà phê bình đã thấy cái tôi rất cá nhân trong hình tượng "Con cò trên ruộng cánh phân vân ” và với 2 câu thơ “Con đường nho nhở gió xiêu xiêu - La lả cành hoang nắng trở chiều” được Hoài Thanh khám phá nó bớt đi sự cụ thê đê cho ta rất nhiều mộng mơ. Quá thật Thơ duyên là một trong những sáng tác độc đáo của ông Hoàng Thơ mới Xuân Diệu.
PHÂN TÍCH
Xưa nay phân tích, lí giải và cảm nhận bài Thơ duyên ai cũng nhất trí với cảm hứng chủ đạo của nó: Đó là một bài thơ tình, là lời của nhân vật chàng trai nhớ lạ: Phút giây rung động đầu đời của tình yêu đầu đời. Điều này rất đúng bới người ta thường nói Xuân Diệu là nhà thơ duy cảm. Mọi sự vật đều có thể đánh thức mọi giác quan rất nhạy cảm của nhà thơ. Tuy nhiên nếu đọc kĩ ta sẽ thấy một cảm hứng ngầm vận động phía bên trong. Đó là cảm hửng lí giải, cắt nghía rất Xuân Diệu. Tinh yêu muôn thuở cũ bao giờ đứng yên” (Xuân Quỳnh) nhưng ai cũng thừa nhận, người ta thành đôi thành lứa là thơ có duyên với nhau. Vậy duyên la gì. Cảm nhân nào đó người ta cảm thấy muốn có nhau và khao khát muôn sống cùng nhau mãi mãi? Xuân Diệu muốn cắt nghĩa cái điều muốn thuở ấy bằng chính sự thể hiện của tâm hồn mình.
Thơ Xuân Diệu luôn có những cung bậc ngược chiều. Nó ham sống mãnh liệt bao nhiêu thì nó cũng buồn bã, bi quan tuyệt vọng bấy nhiêu. Bởi Xuân Diệu luôn mơ về cái tuyệt đỉnh, của hanh phúc đã trọn vẹn không có quyền phôi phai. “Trăng đã rằm thì không được khuyết". Mặc dù, Thơ duyên là bài thơ trong sáng bậc nhất trong thơ Xuân Diệu nhưng nó vẫn có cái vòng u tối của sự mặc cảm, của sự lo âu.
Khổ thơ mở đầu: Là một thế giới thiên nhiên có hình khối, có sắc màu, có cả âm, hữu thanh và vô thanh. Tât cả quy tụ ở vòm me xanh trong một buổi chiều thu. Tuy nhiên trong con mắt của người say đắm men tình thì cả thế giới thiên nhiên náo nức như buổi sáng mùa xuân. Tất cả đều là quan hệ cặp đôi “chiều mộng” thi “hòa thơ“ để cặp đôi với “nhánh duyên trăng vòm me" thoáng đãng, đôi chim đuổi nhau ríu rít, chuyền cành và bầu trời như muốn dồn tất cả màu xanh lại để (tổ xuống vòm me sự phóng khoáng, cái màu xanh ngọc diệu kì của mình.
Câu thơ thứ ba rất mạnh: Màu xanh không phải là rót, rải mà là đổ xuống ào ạt. Vòm me không chỉ là vòm màu xanh ớ một tầng mà tất cả chiếc lá me đều đậm màu xanh ngọc non tơ.
Dòng thơ thứ tư là một tiếng huyền rất bí mật. Dường như đây có một sức mạnh là lời rủ rê, ngọt ngào nhất của một thế lực vô hình nào đó đang điều khiển thế giới thiên nhiên giao cảm mãnh liệt với nhau.
Nàng thu vô hình đã đến để đem lại phép màu cho buổi chiều lạ lùng này: Thu đến, nơi nơi động tiếng huyền. Đúng là một buổi chiều êm ả như ru nó sáng bừng lên bởi màu xanh ngọc của lá bời bầu trời cũng mở ra nhuộm màu xanh ngọc, mở rộng tầm mắt bao la cộng với tiếng chim ríu rít khiến cho ta cứ ngỡ là buổi sáng xuân. Nếu khổ thơ thứ nhất là thiên nhiên thì khổ 2 một nửa dành cho con người. Sự giao cảm của thiên nhiên dường như bị lan rộng bởi cái từ trường Tình ái được phát ra từ vòm me xanh lạ lùng. Những sự vật hết sức thân quen hàng ngày thực sự đã “lạ hóa” bởi quan hệ cặp đôi. Con đường giá, cành cây, nắng đều là những sự vật thân quen đến mức ta không còn chú ý đến nữa. Thế nhưng, xác định ngữ "nhỏ nhỏ", “xiêu xiêu”, “là là”'vì dáng điệu của nắng “trở chiều” một cách duyên dáng, kiểu cách đã khiến cho mọi sinh thế trở nên có hồn người. Yếu tố tạo nên cái lạ, cái kì diệu ấy chính là giữa chúng có mối quan hệ yêu thương đàm thắm, là cái nồng nàn mê đắm. Thiên nhiên đang đi vào cuộc tình của mình, mỗi lúc một sâu sắc gắn bỏ. Một thiên nhiên đắm sắc ái tình và hạnh phúc như vậy, nó đã dẫn dụ, rủ rê con người. Nhân vật trữ tình nhớ lại:
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn.
"Lòng’’ là trái tim, là tâm hồn nghe ý thực ra cũng chính là nghe lòng. Ta và bạn quan hệ có vẻ xa cách nhưng khi đã nghe được cái tiếng nói về thanh, tiếng huyền của trái tim thì sự cảm nhận về tinh yêu là có thật.
Lần đầu rung động nỗi thương yêu (nỗi: nỗi lòng, nỗi lo toan?...)
Thế giới vô hình kết duyên với thế giới hữu hình, cái tiếng lòng vô hình đã nhận được cái sống tình của nhau và đã được định hình thành cái “nỗi thương yêu”.
Thiên nhiên đắm say hơn, có xu hướng mở đường để cho tình yêu lứa đôi cũng dao động theo. Nghĩa là cái buổi đầu ấy tất yếu sẽ tiếp tục một tình yêu thật sự. Có điều, thiên nhiên cặp đôi một cách hồn nhiên, thì con người cặp đôi tế nhị hơn nhiều: Vì hình thức ngỡ như nó cô lập, tách rời:
Em bước điềm nhiên đi không vướng chân
Anh đi lững thững chàng theo chân.
Cái “điềm nhiên” và cái “lững thững" chỉ tạo một khoáng cách giả tạo. Khi biết rằng mình "lững thững” và bạn mình điềm nhiên thì tâm trạng đã không còn như vậy nữa. Thực ra, sự cặp đôi đã chuyến biến ở đại từ nhân xưng. Ta và bạn đã trở thành anh với em. Nhân vật trữ tình thú nhận đó là một sự vô tâm nhưng vô tâm như một. “cặp vần” trong bài thơ “dịu”. Cái cấu trúc nên bài thơ "dịu” ấy là những cặp đôi của thiên nhiên. "Anh” và “em" quyết định cái sinh mệnh của bài thơ ấy. “Cặp vần” nó ngỡ như rất vô tâm với nhau bởi nó thường đứng rất cách nhau trong bài thơ nhưng không có nó thì không thể nói là thơ. Tư “cặp vần” rất hay bởi vì không có cặp thì không ai gọi là vần ở trong thơ. Nghĩa là không có em là anh thành vô ý nghĩa. Mượn lối so sánh độc đáo, giàu gợi cảm nhà thơ đã phủ nhận sự vô tâm của anh với em. Bên trong họ dă vướng mắc tơ duyên.
Đến khổ thơ thứ tư ta thấy cảm xúc đột ngột biến điệu. Tất cả quan hệ cặp đôi đã trở nên lẻ loi, buồn bã, hình ảnh mây biếc và hình ảnh con cò trên ruộng là hai cá thể cô đơn không quan hệ với nhau. Một bên thì bay gấp gấp, một bên thì phân vân muốn ở và cũng muốn đi. Trạng thái nước đôi này đủ biểu hiện một sự mặc cảm tất yếu về sự chia li, đổ vỡ trong tình ái. Khi chưa nắm bắt được đối tượng mà mình để hết tấm lòng, để hết cái giấc mơ vào đó thì sự run rẩy tội nghiệp của Xuân Diệu, của đôi cánh cò trên ruộng là tất yếu. Càng dang thêm cánh nghĩa là cũng vọng nhiều hơn thì sẽ thấy nỗi cô đơn rộng lớn hơn. Bức tranh đối lập hoàn toàn với khổ thứ nhất.
Từ “phân vân” biểu hiện điều có nên đi hay là dừng lại, có nên tiến sâu vào con đường tình ái hay là rút lui? Đây là mặc cảm của con người không những tình yêu mang đến phép màu cho con người mà khi mất tình yêu thì như mất tất cả.
Đến khố thứ 5: Đã phát biểu một quan điểm nhân sinh, một sự giải thích rằng tình yêu không cần một sự mai mối nghi thức nào cả mà tình yêu bởi xuất phát từ một nguyên nhân đặc biệt: Do họ “ngơ ngẩn" với nhau nên ngay giờ phút này đây nhân vật “anh” đã thấy đám cưới lòng viên mãn một tình yêu.
Con người là kết tinh cuối cùng mà tạo hóa ban phát. Chữ duyên của thiên nhiên không cần lí giải. Cái duyên của con người do thiên nhiên xui khiến. Thiên nhiên, quan hệ cặp đôi với nhau, những vật vô tri, vô hình với những vật hữu hình cũng quan hệ cặp đối với nhau. Chính vì thế lòng anh và lòng em quan hệ cặp đôi với nhau là một quy luật rất tự nhiên.
Chính cái chiều hôm ngơ ngẩn với những vần thơ trong sáng đã nói về quan hệ cặp đôi ở trên đã làm nhà thơ ngơ ngẩn. Nga ngẩn là một thèm muốn, một khát vọng muốn được hạnh phúc, muốn được như thiên nhiên. Nhà thơ cho rằng “lòng cưới lòng” là cái tình yêu đích thực nhất. Và chữ duyên đã được chứng minh theo lối quy nạp: “chiều" cặp đôi với “nhánh duyên”, đôi chim hót hạnh phúc trong vòm lá, Trời đổ màu xanh cho vòm me, ngay cả thế giới vô hình của gió, của nắng cũng cặp đôi với thế giới hữu hình Đó là con đường, là cảnh hoang... Anh với em có lứa có đôi với nhau cũng là một tất nhiên, là một lẽ rất tự nhiên.
KẾT LUẬN
Xuyên suốt cả bài Thơ duyên dường như có một số câu chữ rất đăng đối, bao nhiêu câu thơ nói về thiên nhiên thì dường như ứng với nó là bấy nhiêu cầu nối về con người. Như vậy con người nó luôn luôn hòa quyện vào trong: Thiên nhiên. Tình yêu của con người luôn hòa hợp với tình yêu của đất trời, vũ trụ. Con người và thiên nhiên đã sống trong không khí của thơ duyên có vẻ mơ hồ nhưng rõ ràng là định hướng để có một tình yêu.
Xuân Diệu đã ghi thêm vào cuốn từ điển lình yêu bằng thơ mà ông hàng mơ ước một định nghĩa về chữ duyên rất quyến rũ, mới lạ, bất ngờ và ngẫm nghỉ nó rất đúng, rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo