Lý Thuyết Phép Vị Tự

Phép vị tự biến tâm vị tự thành chính nó Khi k=1, phép vị tự là phép đồng nhất Khi k = -1, phép vị tự là phép đối xứng qua tâm vị tự

1. Cho điểm \(O\) và số \(k \ne  0\). Phép biến hình biến mỗi điểm \(M\) thành điểm \(M'\) sao cho \(\overrightarrow{OM'} = k\) \(\overrightarrow{OM}\), được gọi là phép vị tự tâm \(O\), tỉ số \(k\)

Phép vị tự tâm \(O\), tỉ số \(k\) và thường được kí hiệu là \({V_{(O,k)}}^{}\)

2. Phép vị tự biến tâm vị tự thành chính nó

3. Khi \(k=1\), phép vị tự là phép đồng nhất

Khi \(k = -1\), phép vị tự là phép đối xứng qua tâm vị tự

4. \(M'\) = \({V_{(O,k)}}^{} (M) ⇔ M =\) \({V_{(O,\frac{1}{k})}} (M')\)

5. Nếu phép vị tự tâm \(O\) tỉ số \(k\) biến hai điểm \(M, N\) tùy ý theo thứ tự thành \(M', N'\) thì \(\overrightarrow{M'N'}\) =\( k \overrightarrow{MN}\) và \(M'N' = |k| MN\)

6. Phép vị tự tỉ số \(k\) có các tính chất:

a) Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm ấy

b) Biến đường thẳng thành đường thẳng song song với nó, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng có độ dài bằng \(a\) thành đoạn thẳng có độ dài bằng \(|k| a\)

c) Biến tam giác thành tam giác đồng dạng với tỉ số đồng dạng là  \(|k|\), biến góc thành góc bằng nó

d) Biến đường trong bán kình R thành đường tròn bán kính \(|k|R\).

 
 
Các bài học liên quan
Lý thuyết Khái niệm mở đầu
Lý thuyết Hình chóp và hình tứ diện

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật