Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự P1
Pa-ven đi đến cạnh trạm đỗ xe buýt điện. Anh mặc áo choàng, ngẩng đầu và bỗng nhìn thấy ngôi trường của mình ở một ngách phố
- Bài học cùng chủ đề:
- Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự P2
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
1. XIN CÔ THA LỖI CHO CHÚNG EM
... Pa-ven đi đến cạnh trạm đỗ xe buýt điện. Anh mặc áo choàng, ngẩng đầu và bỗng nhìn thấy ngôi trường của mình ở một ngách phố - tòa nhà bốn tầng với nhừng ô cửa sổ đen ngòm, vẫn đứng nguyên, như khi xưa.. Nó vẫn như cũ, như trong thơ ấu, như bao năm về trước...
Pa-ven rảo bước theo hàng cây, tiên sâu vào khu vườn. Khi nhìn thấy mái nhà còn ẩn dưới những gốc cây cao, ánh đèn lờ mờ trong khung cửa sổ che lấp tâm rèm đỏ, anh hồi hộp đến nghẹt thở. Đã bao năm trời anh không được gặp lại cô! Liệu cô có còn ở đây không? Còn sống không? Đời cô ra sao rồi? Biết bao điều gắn bó với cái tên Ma-ri-a ấy!..
Pa-ven thận trọng, nín thở, bước lên thềm cửa. Anh gõ cửa.
- Ai đấy?
Đứng trong khung cửa sáng ánh đèn là một người đàn bà thấp bé, gầy gò. Ngay tức khắc, còn chưa nhìn rõ mặt, anh đã nhận ra cô...
- Thưa cô Ma-ri-a - anh nói khẽ, tha thiết - Cô có nhận ra em không ạ?
- Mời anh vào - Cô nói, vẫn cái giọng lịch sự hơi nghiêm nghị mà chắc hẳn cô thường nói với phụ huynh học sinh khi họ đến gặp cô để “trình bày”.
Pa-ven bước vào phòng và nhìn thẳng vào đôi mắt cận thị mà cô giáo anh đang nheo lại như cố nhớ ra người đứng đó là ai. Anh nhắc lại:
- Cô có nhận ra em không? Thưa cô Ma-ri-a, em đây mà...
Mất mấy giây, cô ngước nhìn chăm chú vào tận mặt anh, và anh trông rõ gương mặt ốm yếu xanh xao của cô, già xọm hẳn đi, gần như hốc hác. Trong giây phút ấy, cô nén xót xa, anh thầm nhận xét: cỏ tha; đổi quá nhiều, cô gầy hơn xưa, mảnh mai hơn xưa, chỉ có mái tóc vẫn cắt ngắn kiểu quen thuộc.
- Pa-ven... Pa-ven à? - Cô thốt lên, giọng như thảng thốt - Em Z-Zri xuống đi... Bỏ quá cho cô, nhà cửa bề bộn thế này...
- Dạ.. - Anh lấy làm lạ không hiểu vì sao một người đứng tuổi, bệ vé như anh lại rụt rè, đỏ mặt như cậu học sinh năm xưa.
- Thế là Pa-ven, em đã về... Cô không thể nhận ra được. Em về công tác à? Có việc à?
- Em đi qua thôi, cô ạ!
- Chúng ta uống nước cái đã... - Nào Pa-ven. giờ thì em kế về mình đi em. em sống ra sao? Nói thế chứ cô cũng biết khả nhiều về em qua báo chí. Cô có đọc các bài viết về cuốn sách của em... Thè nào? Thành công chứ?
- Em chưa biết ạ... Nhưng thưa cô, ta nói chuyện xưa đi, chuyện trường ta đấy ạ.
Ma-ri-a lắc đầu, khẽ nói, giọng trầm ngâm:
- Cô nhớ rất rõ lớp em. Toàn những em trai nghịch ngợm nhưng thông minh... Em còn nhớ Mi-sa không?
- Thưa cô, nhớ chứ ạ! Em hay ganh tị với Mi-sa kia mà!
- Mi-sa đã trở thành nhà báo. Cô thường đọc bài viết của Mi-sa. Và thường nhớ lại những chuyện cũ...
- Cậu ta có về thăm cô không ạ?
- Không.
- Thưa cô, đã có những ai ở lớp cũ về thăm cô ạ? Cô có gặp ai trong lớp ta không? - Pa-ven hồi hộp lục vấn - Cô có gặp Gri-sa không ạ? Cậu ta bây giờ là nghệ sĩ.
- Cô chỉ thấy Gri-sa trong phim thôi, em ạ.
- Em cũng thế. Vậy là cậu ta cũng không quay về ạ?
Ma-ri-a không trả lời. Cô cắm cúi quấy cái thìa trong tách trà và Pa- ven bất chợt trông thây trên ngón tay cô có vết mực đỏ không bao giờ rửa sạch được. Anh nhìn lên gương mặt hốc hác của cô. Lòng xót xa, tình thương yêu đột ngột trào dâng trong anh khi anh phát hiện nhiều nếp nhăn cạnh khóe miệng cô, cái cổ mảnh khảnh, yếu ớt của cô, mái tóc cắt ngắn đã bạc trắng cả rồi. Nơi lồng ngực bỗng thắt lại, đau nhói. Anh chợt nghĩ: nếu cô chết đi trong những năm qua, hẳn anh đã không hề biết tới. Và các bạn cùng lớp với anh, chắc cũng không một ai biết tới.
- Thưa cô - Anh rụt rè hỏi rất khẽ, gần như thì thầm, - thế Vit-ks không đến thăm cô ạ? Hình như năm ngoái cậu ta có ghé qua đây kia mà!
- Không, Vit-ka, không đến, em ạ...
- Thưa cô, thế ai trong lớp đã đến thăm cô ạ?
- Em bảo sao cơ? Kìa, em uống đi chứ! Trà nguội mất rồi.
- Không biết có đứa nào trong chúng em viết thư cho cô không Chắc cô còn nhớ Bôi-kôp, Ni-na, cả Bô-ri-a nữa? Cô có được tin gi về các bạn ấy không?
Ma-ri-a không trả lời. Cô quay đi nhìn ra cửa sổ, khu vườn tối đen, lá cây rậm rạp...
- Cô không được tin gì cả, em ạ.
- Thưa cô - anh nói khẽ, giọng nửa nghi vấn.
- Sao hả em?
- Cô cũng có sách của em ạ? - Anh thì thào hỏi và vội im bặt vì nhớ ra là anh đã không gửi biếu cô cuốn sách ấy.
- ừ, cô có đọc.
Anh đứng dậy, với tay lấy ở trên giá cuốn “Kết cấu máy bay” của anh, lật giở vài trang. Cảm thấy mặt mình đang bắt đầu đỏ bừng. Anh vội nói, ngập ngượng, giọng đon đả đến lố bịch:
- Em xin đề tặng vào đây. Cô cho phép chứ ạ?
Bồng từ trong sách rơi ra một tờ giây nhỏ, anh vội cúi nhặt lên và trông thấy tấm ảnh mình, cắt trong báo ra. Anh sững sờ nhìn Ma-ri-a. Cô vừa quấy thìa trong tách trà, vừa hấp tấp nói:
- Cuốn sách khá đấy... Cô đã đọc một cách say sưa. Tấm ảnh ấy, cô cắt trong báo “Sự thật” đấy em ạ. Nhân dịp ấy cô có gửi điện chúc mừng em.
Anh vội vã cất tấm ảnh vào quyến sách, như thể giấu đi một cái gì xấu xa, làm anh khó chịu. Giờ đây, vừa thấy xấu hổ, vừa thấy căm ghét bản thân mình, anh nhớ lại rành rọt hai năm trước đây anh quả có nhận được bức điện ấy trong số hàng trăm bức điện mừng khác, và anh đã không gửi điện cảm ơn cô, mặc dù đã trả lời một số bức điện khác.
Pa-ven không còn nhớ rõ anh đã ghi những gì đề tặng cuốn sách, song anh nhớ rất rõ phút chia tay với cô giáo cũ: anh ngượng ngùng với lấy chiếc áo khoác sang trọng của anh treo cạnh tấm áo bành tô đã sờn vai của cô giáo già, rồi cúi đầu chào cô mà lòng nặng trĩu một cảm giác khôn nguôi là mình có lỗi. Ma-ri-a bật đèn ở tiền sảnh, bước ra tiễn chân anh
Anh nín thinh. Ma-ri-a cũng lặng im giây lát, rồi bỗng ngập ngừng hỏi:
- Cô muốn hỏi em một điều, Pa-ven: Liệu có một chút gì — dẫu bằng hạt cát - là đóng góp của cô trong những thành đạt của em không?
- Chết nỗi! Sao cô lại hỏi thế! - Anh bàng hoàng thốt lên - Nếu " không có cô thì làm sao mà...
Cô nhìn thẳng vào mắt anh, nói với một giọng run run:
- Em tưởng cô không mừng ư? Hôm nay, cô đã được tiếp một người khách quý biết chừng nào! Em tưởng ngày mai lên lớp, cô sẽ không kế lại cho học sinh của cô nghe về cuộc kì ngộ này ư? Em đi nhé, Pa-ven! cô chúc em những thành công lớn hơn nữa! Cô chúc em luôn hạnh phúc.
Anh chia tay với cô giáo cũ. Anh rảo bước theo con đường mòn trong khu vườn khuya khoắt. Nhưng rồi không dàn nổi lòng mình, anh ngoái đầu nhìn lại. Cánh cửa tiền sảnh vần mờ, một vệt sáng vàng hắt ra khu vườn tối. Ma-ri-a đứng trên thềm cửa và hình dáng gầy gò lặng lẽ của cô in rõ nét trong khung cửa.
Suốt dọc đường đến tận Mát-xcơ-va, Pa-ven không sao bình tâm đượ một cảm giác hố thẹn đến rát mặt luôn giày vò anh. Anh nghĩ đến Vi-ka, đến Sêkh-chê-rơ, đến Ax-môi-lôp, đến tất cả những người cùng học với anh ngần ấy năm ròng. Anh muôn tìm địa chi của họ để viết cho những bức thư đầy lời lẽ giận dữ tồi tệ nhất. Nhưng anh đâu có địa của họ. Sau đó, anh định viết một lá thư thật dài xin lỗi cô Ma-ri-é. nhưng đau buồn sực nhớ ra rằng anh không biết số nhà của cô...
Đến một ga lớn. Pa-ven bước xuống, mặt cau có và lòng xúc động, đến thẳng trạm bưu điện. Đứng lưỡng lự giày lát. anh gửi một bức điện địa chỉ trường và tên cô giáo Ma-ri-a. Bức điện ấy chỉ vẻn vẹn một câu:
“Xin cô tha lỗi cho chúng em!”
Yurỉ Bondarev
2. VỀ THĂM TRƯỜNG XƯA
Ngày mai cùng đoàn công tác xuống làm việc với huyện nhà, phải ghé lại trường cũ. Lâu rồi chưa có dịp thăm lại mái trường gắn bó bao nhiêu kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ tôi.
Xe vòng vèo theo con đường uốn khúc, hai bên những ruộng lúa, hàng bạch dương rì rào gió. Trường hiện ra sau những vòm lá. Xuống xe bước vào, những ngày xưa của tôi ùa về gợi bao hình ảnh thời cắp sách trường với bạn bè, thầy cô trong trẻo và ngọt ngào như giọt sương đã đọng lại trên nhị hoa thơm yên ả...
Trường xưa nằm trên một vùng quê nghèo. Học trò phần lớn có tuổi thơ tần tảo theo bố mẹ tất tả ruộng đồng, buôn hàng phố huyện kiếm ăn. Nhà nghèo, bố mẹ còm cõi mấy đồng phụ cấp sông chết cố nuôi tôi mỗi ngày tới lớp với hy vọng bàn chân con cùng bạn bè đủ đè nát cỏ dại thành những lối mòn rộng lớn theo các thế hệ trước bay xa.
Lớp học vài dãy nhà cấp bốn mái lợp ngói bò thâm sì rêu rả. dột nát khi mưa xuống, lổ loang những tấm thảm rêu xanh hòa màu đò gạch trên tường. Bất chấp tất cả, giờ lên lớp, cô giáo vẫn say sưa giảng bài. lũ học trò giương mắt lắng tai nghe nuốt từng lời. Những lúc ra chơi vui đáu để. Cái hôm Hải Xuyên đang đứng cầu ao rửa chân, thằng Văn “thị" đi ra giặt giẻ nhúi qua nhúi lại thế nào mà hai đứa rơi tũm xuống, quần áo ướt như chuột lột. Cả lớp cười vang lại còn í ới lời thêm pha.
Cây xà cừ già nua những mắt gôi lồi ra sần sùi, năm nào đứng trước sân, lá vàng trước gió nhẹ rơi nhắc lại ngày Sơn “khèo” gây thương tích cho nó trong lần vít cành đu dây. Bác bảo vệ bắt, giơ tay tát, chưa kịp chạm người, nó đã mếu máo khóc. Từ đấy bọn con gái cho nó thêm một biệt hiệu “thỏ đế”. Có ai ngờ đâu hắn lại làm anh lính nhà binh với nhiều chiến tích được mọi người ngợi ca.
Dưới tán phượng hồng rợp bóng trong giờ chia tay cuối năm hè về. Tuyết “mập” còn đứng nhai kẹo tìm cảnh chụp ảnh lưu niệm, thấy con sâu đen rơi xuống, mắt tái đi thét lên thất thanh “cứu” mới thương làm sao.
Nền đất bằng chỗ kia, Hùng “tồ” vứt vỏ chuối, cô giáo sơ ý giẫm phải, trượt chân loạng quạng suýt làm cả lớp đứng tim.
Năm cuối cấp, thầy hiệu trưởng phân công chủ nhiệm lớp là một cô giáo trẻ có đôi mắt đen láy, dáng người cao, miệng lúc nào cũng cười, duy chỉ có giờ lên lớp là nghiêm lắm. Tôi là đứa học sinh cưng của cô, học giỏi lại ngoan hiền nên cô thương nhiều. Biết nhà xa, cô cho tới ở cùng gian phòng tập thể. Đến bữa hai cô trò vào bếp lui cui đun nấu, thường củi mục khói cay xè mắt. Những làn khói lam uể oải bò lên mái rạ chiều đông. Đêm khuya sau những lúc kèm tôi học thêm, cô mới giở tập giáo án soạn bài. Lên giường tĩnh giấc, ngoài hiên gió mùa đông bắc rít vào. Cô ngồi đó, chăm chú nhìn xuống tập bài đang chấm, từ bi như tượng Phật...
Trường hoang vắng trong dịp nghỉ hè. Những chiếc bàn bụi phủ mờ, bảng đen im lặng không dòng phân viết. Nhà ai khu tập thể còn vương khói bay. Người đàn bà trong nhà lúi húi dọn. Cô đấy ư? Sao lại chi một mình?...
Cô gầy mảnh mai, giọng nói chậm chạp hơn. Chiếc khay có hai chén chè thơm hương, nước sóng sánh như muốn trào ra theo lời cô. Người chồng thành thị xa cô khi cô không theo lời bỏ nghề giáo làm nghề khác : dưới phố nhưng nhiều tiền, Ở lại theo thời gian, cô làm người chèo đò qua sông đưa hết lớp người này đến lớp người khác... Con học trò bé nhỏ năm xưa lắng nghe mắt trào những giọt nước mắt mặn chát, gục vào người cô trong vòng tay ấm nóng với con mắt đau đớn, con tim tan nát cõi lòng do thất bại một lần yêu đầu đời trong trắng. Chừng ấy giúp nó đủ hiểu cô cả một đời người.
- Lâu rồi, duy nhất em trở về bên tôi...
Tôi lại xa cô với những bộn về cuộc sống đang vẫy gọi. Trên đường đời tấp nập, hình ảnh cô, mái trường xưa rực cháy trong tôi, làm đà thúc đẩy tôi đi về phía trước.
(Theo Thành Vân, trong ĩợp chí Vãn học và Tuổi trẻ, số 45)
3. VỊ TƯỚNG VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ
Tiếng vỗ tay như sấm dậy
Ran ran tưởng vỡ hội trường
Ông vào chắp tay đáp lễ
Tươi cười. Mái tóc pha sương.
Bộ quân phục màu cỏ úa
Theo Ông đánh giặc một đời
Không mang quân hàm
Đại tướng Giản dị.
Ông như mọi người.
Tiếng vỗ tay nổi ran ran
Nhớ bài Sử nào Ông giảng
Xót xa nước mất nhà tan
Đêm đen đã nhen đốm sáng.
Từ thuở dao găm, súng kip
Bữa ăn nướng củ sắn rừng
Đến khi thắng ba đế quốc
Ông về thăm trường Thăng Long.
Không có hàng quân danh dự
Không xe, không pháo uy nghi
Đón Ông: một rừng khăn đỏ
Một trời mắt đen thiếu nhi.
Cũng chẳng cẩn nhiều hoa đâu
Mặt người là hoa rồi đấy
Tiếng vỗ tay cứ ran dài
Tay ửng, hồn say, vỗ mãi...
Nguyền Bùi Vợi
4. NHỮNG QUE DIÊM
Gấp cuốn Truyện cổ An-déc-xen lại, nó bỗng thấy hoàn cành của : cô bé bán diêm sao giống mình đến thế. Nó đã mất mẹ, giờ thì bà nó cũng đã ra đi. Bố nó lại bận suốt ngày, cứ về tới nhà là lại mắng mỏ, trách móc nó
Bỗng nhiên, trong đầu nó, một ý nghĩ chợt lóe lên: Sao nó không làm như “cô bé bán diêm” nhỉ?
Chẳng bao lâu, trước mặt nó đã có bao bao diêm. Nó lặng lẽ tắt đèn và ra ngồi bên cửa sổ. Ánh trăng tròn và sáng, nhưng lại quá lạnh lẽo. Nó hơi sờ sợ. Tay run run, nó cầm que diêm đầu tiên lên và quẹt. Que diêm bừng sáng. Đó là thứ ánh sáng kỳ diệu giữa đêm đông giá lạnh. Một cơn gió thổi qua, que diêm vụt tắt. Vậy là nó lấy liền một lúc thật nhiều diêm. Những que diêm bừng cháy sáng. Lần này, thứ ánh sáng ấy lại thật ấm áp. Nhưng đến tận khi những que diêm cháy hết, nó vẫn không thấy bà và mẹ đâu cả.
A, đúng rồi! Nó chợt nghĩ ra một điều gì đó. Rồi lại lặng lẽ, nó cầm những que diêm ra cửa. Nó ngồi xuống nền sân thấm hơi sương, khép cửa và quẹt diêm. Cứ như thế, như thế, những que diêm lần lượt cháy hết cho tới khi nó dần dần chìm vào giấc ngủ êm đềm.
Nó dụi mắt tỉnh dậy, bỗng thây mình nằm ở trên giường. Và người đầu tiên mà nó nhìn thấy không phải là mẹ, là bà mà lại là bố. Bố đến bên nó, cầm bát cháo tía tô nóng hổi. Lần đầu tiên kể từ ngày mẹ mất, nó thấy bố mĩm cười với mình.
- Con gái b đã dậy rồi đấy à? Bố xin lỗi nhé! Hôm qua bố về muộn quá, bắt con gái phải ngồi chờ ở cửa.
Bố đặt bát cháo lên chiếc bàn cạnh giường của nó:
- Nào, đế bố bón cho nhé!
Nó ôm chầm lấy bố, và nó khóc.
Bố vuốt tóc nó và nói:
- Sao ngốc thế? Lại chờ bố ở ngoài sân để cho sương nó thấm vào người, rồi ốm. Giờ mệt lắm phải không?
Giờ đây nó mới thấy mình còn sung sướng hơn cô bé bán diêm nhiều lắm. Nó còn có một người bố tôt cơ mà. Nó lại đưa mắt nhìn ra phía cửa Ngoài sân, những que diêm đã tắt bày la liệt. Và cũng ở đó, nó nhìn thấy cô bé bán diêm trong truyện cô đang mỉm cười...
(Phạm Mai Phương Linh)
THĂM Mộ Ỏ NGHĨA TRANG LIỆT Sĩ
(...) Thoáng chốc, sân chơi nhà tôi đã ồn ào đù thứ giọng cười. Chả là, muốn đến nghĩa trang của tỉnh, các bạn đều phải đi trên một con lộ độc đạo mà con lộ lớn ấy lại chạy trước nhà tôi mấy bước.
Trời chưa sáng rõ, hơi nước mù mịt của trận mưa hôm qua còn giấu những gương mặt của lớp tôi. Chỉ qua những tiếng nói, tôi có thể nhận ra được bạn bè.
Chúng tôi phân công những bạn có xe đạp chờ những bạn không có xe. Và chỉ một thời gian ngắn, chúng tôi đã bon bon trên đường. Ảm thanh kim khí của những công cụ lao động va vào nhau loảng xoảng. Mấy đứa con gái chúng tôi ngồi sau xe khóng phai vác cuốc giá mà phải cẩn thận với những vòng hoa nhỏ, những bó nhang (hương) và nhất là những cây hồng, cáy hoa mười giờ.
Và bây giờ chúng tôi đã tập hợp tại sân xi-măng rộng mênh mông, trước mặt là đài cao vút lên không gian với dòng chữ lớn: “Tổ quốc ghi Công'’.
Các thầy cô đã có mặt tự lúc nào. Bộ quần áo công nhân bó gọn người cô giáo Hoa dạy văn khiến tôi thoáng chút ngạc nhiên. Dường như không phải là người cô dịu dàng tha thướt với tà áo dài mỗi sáng trên sân trường mà giờ đây oai nghiêm như một cô công an đang làm nhiệm vụ. Các lớp bạn cũng được tập hợp thành khôi hình chỉnh tề như một đội quân chính quy. Trong tay bạn nào cũng có sẵn dụng cụ lao động để sắp sửa bước vào “chiến đấu”.
Sau khi được phân công, lớp chúng tôi quay tụ lại nơi khu vực mà mình lao động. Qua bao thời gian thiếu bàn tay chăm sóc thường xuyên, những ngôi mộ bị che lấp bởi cỏ tranh, cỏ mọc bời bời và xanh um lên bởi những trận mưa mát mẻ. Đây đó một vài con chim làm tổ trong nơi hoang vắng bay vút lên trời một cách vội vã và hốt hoảng.
Những bạn trai và thầy chủ nhiệm đang hăng hái “tấn công” rừng cò hung hãn. Mặc dầu còn nhỏ tuổi nhưng một vài bạn đã sử dụng cây dao
phát khá thành thạo. Mỗi một nhát dao lướt ngang trên mặt đất là một vùng trống hiện ra, lưỡi dao cứ liếm dần từng mảng cỏ. Một số bạn thì chỉ cầm những cây dao chặt từng gốc tranh. Hai chàng cầu thủ khỏe mạnh là Nam và Cường giờ đang cầm hai chiếc giá “càn lướt” lên phía trước để lại những mảnh đất và đám cỏ ngã rạp. Tất cả làm việc trong không khí vui vẻ say sưa. Tiếng cười nói râm ran. Tiếng la hét vang động khắp nơi. Và thật là nhộn nhịp khi thấy ở đây nhiều hình nhiều vẻ của công việc lao động. Người lúi húi, kẻ lom khom, người thì cầm giá.
kẻ Cầm dao, người thì nghiêng mình phát cỏ, kẻ thì hùng hục ủi giá như những chiếc xe ủi...
Bọn con gái tụi tôi thì được giao nhiệm vụ nhẹ nhàng hơn. Bạn Ma: đang cầm chiếc kéo cắt cây kiểng của nhà mình tỉa tót những hàng cây cảnh để nó có hình thù gọn ghẽ và đẹp đẽ. Dung thì chặt từng gốc cỏ sau khi đã đào bới kĩ càng đế chuẩn bị đặt những nhánh hoa tròn căng đang sắp nở. Bạn Liên thì giành phần được ươm những cành bông mười giờ đang còn nũng nịu cong queo chưa tỉnh giấc với những cái nụ chum chím như muốn thức. Hà tiểu thư lớp tôi thì đang ve vuốt và nựng những búp hồng khiến Dung quạu quọ: “Có xê ra cho người ta làm không? Gãy mất cái nụ hồng lớn bây giờ!” Hà vuốt nhẹ vào má Dung đã đỏ gay vì trời nắng:
- Cái nụ lớn này mà cũng sợ gãy mất à... Rồi bạn ù té chạy, và vừa ca một bài hát nào đó vừa cầm thùng đến con kênh xa ở phía đầu kia.
Những ngôi mộ xếp ngay ngắn theo hàng, theo lớp như thể các anh vẫn còn đứng trong một đội ngũ giờ đã phô ra. Một sô' lớn “nhân lực” của trường đang quét vôi và kẻ tên những tấm bia bị rêu và đất xóa mờ.
Trời càng về trưa càng nóng, mặt trời vội vã phơi khô những ngôi mộ làm cho chúng trở nên trắng lóa, đẹp đẽ uy nghiêm. Chúng tôi mỗi đứa cầm nén nhang kính cẩn đặt trước từng ngôi mộ. Cả một không gian lớn đầy hương khói. Mùi thơm ngào ngạt tạo nên một cảm giác thật lạ lùng. Tiếng ồn ào giảm hẳn đi. Cả một khối đông người như vậy mà giờ đây im phăng phắc. Hà đang bước nặng nề từ một ngôi mộ để đi ra, mắt bạn nhòa nước mắt. Ai cũng biết rằng chú của bạn đang nằm yén nghỉ một trong những ngôi mộ trong nghĩa trang lặng lẽ đó.
Đã đến mười giờ, tiếng còi vang lên để tập hợp các bạn lại. Ai cũng lấm lem và mặt mày nhễ nhại mồ hôi. Cả một khu nghĩa trang như mới mẻ hẳn lên. Đài liệt sĩ trở nên uy nghi hơn, cao vút hơn khi xung quanh trông trải và chỉ có những ngôi mộ nổi lên là rất rõ. Thầy Bí thư đoàn đã khen ngợi chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, thầy đánh giá tinh thần lao động hăng say này là thể hiện lòng biết ơn đầy tình nghĩa và rất đạo đức của chúng tôi với những người đã ngã xuốhg cho Tổ quốc.
Chúng tôi ra về mà ai cũng lặng lẽ như đang tự suy nghĩ về công ơn của những liệt sĩ đã hi sinh để có đất nước độc lập ngày hôm nay. Những bông hoa mười giờ đã nở. Chúng bẽn lẽn nhìn chúng tôi như xin lỗi, biết ơn. Chào hoa nhé, hoa hãy nở sắc thắm cùng với những bông hoa hồng... hoa hãy làm đẹp lòng những người đã ngủ yên trong lòng đất, hoa hãy canh thức những giấc ngủ đó nghe.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9