Thuyết minh về cá lòng tong nấu đọt cóc
Khi mùa nước nổi bắt đầu dâng ớ các tỉnh đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu, thì miền hạ lưu sông Cửu Long dòng sông như mênh mông hơn. Khi con nước dâng cao bờ bãi là thời điểm bắt đầu của mùa cá lòng tong.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài 1: Em hãy thuyết minh về một tác phẩm tự sự đã học trong chương trình Ngữ văn 9 - tập I (Bài 2)
- Thuyết minh về lễ hội truyền thống dân tộc
- Em hãy viết đoạn văn thuyết minh về lợi ích của cây chuối
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Khi mùa nước nổi bắt đầu dâng ở các tỉnh đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu, thì miền hạ lưu sông Cửu Long dòng sông như mênh mông hơn. Khi con nước dâng cao bờ bãi là thời điểm bắt đầu của mùa cá lòng tong. Mùa này kéo dài cho đến cuối năm âm lịch.
Để đánh bắt cá lòng tong, người nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long áp dụng hai cách. Thứ nhất là chặn ụ. Người ta đào một cái ao rộng khoảng mười mét vuông, mở một cửa có rãnh nhỏ, ngắn dẫn ra sông (hoặc kênh, rạch). Nơi rãnh tiếp giáp kênh, rạch được chặn lại bằng phương tiện nào đó mà họ có được, nhưng phải đạt yêu cầu là cá vào rất thuận lợi mà ra thì... không bao giờ. Cách thứ hai là làm mùng. Dụng cụ là một miếng vải mùng khá rộng, mắc vào bốn thanh tre, ấn xuống sông (hoặc kênh, rạch), bên trên rắc cám rang dụ cá đến ăn. Dụng cụ đánh bắt này giống như những chiếc vó mà nông dân ta đã làm từ nhiều chục năm nay. Nhưng để có được những con cá lòng tong nhỏ nhắn, xinh xinh một cách thú vị không gì hơn bằng câu. Chỉ cần môt chiếc cần câu cùng một ít cơm nguội là người ta có thể tiêu khiển một cách... ích lợi bên bờ sông trong một trưa, một chiều nước lớn. Móc cơm vào lưỡi câu, quăng xuống nước. Lưỡi câu vừa chạm mặt nước, nhanh tay giật lên. Tòng teng cuối dây câu là một chú cá lòng tong đang vặn mình, lấp lánh ánh bạc trong nắng. Cứ thế mà câu một cách thích thú, chẳng mấy chốc cá đầy một giỏ mang về.
Cá lòng tong xưa nay thường được người dân đem kho, kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng. Nhưng nếu cá được kho khô với chút mỡ cùng một ít tiêu bột thì cái ngon “thị giác" tăng hẳn lên, do mình cá bóng nhảy những mỡ một cách hấp dẫn. Cá lòng tong đá (loại lòng long lo con) được dùng để chiên hoặc nướng rồi "ăn suông chấm cá với nước mắm mặn nguyên chất giầm chút ớt hiểm xanh, ăn kèm với nhúm rau thơm. Vị ngọt của cá, mùi thơm của rau hòa quyện, hít một hơi gió châu thổ... thì còn gì bằng.
Nhưng lòng tong còn được chế biến thành một món ít ai biết được. Món này tuy ngon độc đáo nhưng thực hiện lại rất đơn giản. Đó là món cá lòng tong nấu canh đọt cóc. Bắc nồi nước lên bếp. Cá làm sạch, để ráo. Khi nước sôi, cho cá và một nhóm đọt lá cóc đã được rửa sạch vào. Nước sôi vài dạo, nêm mắm muối, bột ngọt vừa ăn. nhắc xuống, múc ra tó, rắc chút tiêu bột. Gấp cá lòng long chấm nước mắm ớt, thèm vị chua độc đáo của đọt cóc thật hấp dẫn. Không giống như vị chua của me, lá me, lá giang; hay vị chua của bần..., vị chua của đọt cóc lâng lâng cảm khoái lan dần khắp người khi ta húp một muỗng nước canh. Bữa cơm này nếu được ăn chung với cá lòng tong kho mỡ trong một chiều mưa gió lành lạnh thì còn gì thích thú bằng.
(Phương Kiều)
Trích: dayhoctot.com
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9