Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự trang 137 SGK Văn 9

Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.

Tìm hiểu các đoạn trích

1. Đoạn 1

Đây là suy nghĩ nội tâm của ông giáo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao

a)   Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.

b)   Phát triển vấn đề. Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỷ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ. Vì sao vậy?

-      Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau (từ một quy luật tự nhiên).

-     Khi người ta khố quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được (như một quy luật tự nhiên trên mà thôi).

-     Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất.

c)  Kết thúc vấn đề: “Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

Về hình thức, đoạn văn trên chứa rất nhiều từ, câu mang tính lập luận. Đó là các câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng nếu thì; vì thế... cho nên, sở dĩ... là vì; khi A... thì B... Các câu văn trong đoạn trích đều là những câu khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết như diễn những chân lý.

Tất cả các đặc điểm nội dung, hình thức và cách lập luận vừa trên đều rất phù hợp với tính cách của nhân vật ông giáo - một người có học trong truyện Lão Hạc.

2. Đoạn 2: Qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, có thể thấy cuộc đôi thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận. Hình thức này rất phù hợp với một phiên tòa. Trước tòa án, quan trọng nhất là người ta phải trình bày lý lẽ, chứng lý, nhân chứng, vật chứng... sao cho có sức thuyết phục. Trong phiên tòa này, Kiều là luật sư buộc tội, còn Hoạn Thư là bị cáo. Mỗi bên đều có lập luận của mình.

Các bài học liên quan
Phân tích bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt.
Trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Viết đoạn văn nêu rõ ý kiến của em
Phân tích bài thơ ‘Bếp lửa’ của Bằng Việt_bài2
Bình giảng ba khổ thơ đầu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật